K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2016

Để thưởng cho thành tích học tập của em, chủ nhật tuần qua, ba em dẫn em đi xem đá bóng tại sân vận động Vinh Thái. Nơi đây đã diễn ra cuộc tranh tài giữa hai đội tuyển Vĩnh Long và Đồng Tháp vào lúc mười làm giờ ba mươi phút.

Sân vận động vào lúc này thật là nhộn nhịp. Khán giả đông nghẹt cả hai khán đài A và B. Các cầu thủ của hai đội đã ra sân, trông cầu thủ nào cũng to, cao khỏe mạnh với nước da màu đồng hun của dân chài lưới. Đội Vĩnh Long mặc quần áo xanh, đội Đồng Tháp mặc áo đỏ quần trắng. Cả hai đội đang đứng thành hàng ngang chính vạch vôi giữa sân. Sau khi cúi đầu chào khán giả, cầu thủ đội Vĩnh Long lần lượt bắt tay các cầu thủ Đồng Tháp trên tinh thần đoàn kết hữu nghị. Cuộc thi đấu bắt đầu bằng một tiếng còi báo hiệu của trọng tài.

Bầu trời cao xanh mênh mông, ánh nắng chan hòa cùng những làn gió từ biển Đông thổi vào làm cho tiết trời dịu lại. Đội Đồng Tháp được giao bóng trước, do đó họ có lợi thế tấn công ngay từ phút đầu. Từ phía phải, tiền vệ sô bảy nhận được bóng từ vạch vôi giữa sân do đồng đội chuyền đến, anh nhanh nhẹn cho bóng lách qua hậu vệ trái của đội Vĩnh Long rồi bằng một động tác xoay người khéo léo, anh tạt bóng qua cho số chín tiền đạo trái. Số chín đội Đồng Tháp như một con mèo vồ chuột, quả bóng dính vào chân anh như mạt sắt dính vào nam châm. Không chần chừ, anh lừa bóng qua hậu vệ đối phương và bất ngờ tung cú sút bằng chân trái vào khung thành đội Vĩnh Long. Quả bóng vừa căng vừa lắt léo, mọi người cứ ngỡ là Đồng Tháp sẽ ghi được bàn thắng đầu tiên sau ba phút đầu của hiệp một. Nhưng thủ thành đội Vĩnh Long đã phán đoán chính xác đường bay của quả bóng. Anh bật người lên cao, vươn đôi tay bắt gọn quả bóng trong tay rồi nhào người lăn một vòng, đẹp như một nghệ sĩ xiếc trong tiếng vỗ tay như sấm dậy. Không khí cuộc đấu đã bắt đầu quyết liệt. Hai đội cân tài ngang sức nên đến gần cuối hiệp một, vẫn chưa có đội nào chọc thủng lưới đối phương. Khán giả bàn tán xôn xao. Người thì cho Đồng Tháp có thể thắng, người lại bảo Vĩnh Long có nhiều cú đột phá hiểm hóc lại đá trên sân nhà nên rất lợi thế.

Đến hiệp hai, trận đấu lại càng quyết liệt hơn. Nhiều pha trông thật đẹp mắt và cũng thật hồi hộp. Những quả đánh đầu, vôlê lắt léo lắm lúc làm cho khán giả thót cả tim. Những tiếng hoan hô, la hét, cổ vũ cho đội mình ở cả hai khán đài thỉnh thoảng lại dậy lên như sấm mùa hạ. Cuộc tranh tài vẫn diễn ra ngày một gay go, quyết liệt hơn. Đến phút tám mươi bảy, cầu thủ số mười tiền đạo của đội Đồng Tháp nhận bóng từ đồng đội phía trái tạt sang đúng tầm, anh xoay người một góc chín mươi độ tung một cú sút xoáy lòng. Quả bóng chui vào góc chết bên phải, ghi bàn thắng duy nhất cho trận đấu.

Ra về, mặc dù đội nhà thất bại nhưng em cảm thấy vui vì được tận mắt theo dõi một trận đá bóng hay từ đầu đến cuối.



 

29 tháng 1 2016

Bài viết

Em là một phan hâm mộ cuồng nhiệt của môn thể thao vua. ở trong gia đình, em và bố đều ham thích môn bóng đá và đặc biệt luôn là cổ động viên trung thành của đội tuyển Anh. Cuối mỗi tuần, hôm nào em cũng thức xem những trận bóng của đội tuyển Anh cùng bố. Một không khí thể thao tràn ngập căn phòng chỉ vẻn vẹn có mỗi... hai cổ động viên. Tuần vừa qua, ti vi có tường thuật trực tiếp trận thi đấu giữa hai đội tuyển những con sư tử nh và những con đại bàng trắng Ba Lan. Trận thi đấu đó thực sự đã làm nức lòng bao nhiêu cổ động viên.

Hôm ấy em làm bài tập xong rất sớm rồi đi ngủ. Chả là trận đấu bóng dễn ra vào lúc đêm khuya. Đúng một giờ 30 phút, bố đánh thức em. Bao giờ cũng vậy. Rửa mặt xong, em vào ngồi cùng bố trên một chiếc sa lon. Không khí nóng từ trận đấu dường như lan cả ra ngoài. Hôm nay đội tuyển Anh được thi đấu trên sân nhà và bắt buộc phải thắng mới chiếm được ngôi đầu bảng tư chính các cầu thủ Ba Lan. Bao yếu tố hợp lại để làm nên tính hấp dẫn của trận cầu này.

Sau tiếng còi khai cụôc của ông trọng tài rất đẹp mã người Đan Mạch, các cầu thủ Anh nhanh chóng đẩy cao đội hình và liên tiếp có các tình huống nguy hiểm tạo về phía cầu môn của đội tuyển Ba Lan. Hôm nay đúng là một ngày vất vả của hàng thủ đội Ba Lan khi liên tiếp phải ngăn cản các pha đi bóng đầy kỹ thuật của các tiền đạo hàng đầu thế giới như Rooney hay là Owen,...

 Hai bố con vẫn hồi hộp dõi theo những lời bình luận quen thuộc của anh Vũ Quang Huy. Trận đấu càng ngày càng diễn ra căng thẳng và hấp dẫn. Đáp lại những đợt tấn công đa dạng từ hai cánh hay từ trung lộ của đội Anh, các cầu thủ tiền đạo của Ba Lan cũng có những đường phản công, những cú sút xa nguy hiểm không ít lần làm đứng tim những cổ động viên Anh. Nhưng cũng phải chờ tới phút thứ 43 của hiệp một, từ một đợt tấn công biên, tiền vệ J. Colen của đội tuyển Anh đã tung một sú sút cực mạnh từ ngoài vòng cấm. Cú chạm bóng đầy nhạy cảm bằng gót giầu của tiền đạo owen đã làm nổ tung không khí trên sân vận động quốc gia của đảo quốc sương mù. Đội Anh dẫn trước một bàn.

Nhưng bóng đá bao giờ cũng chứa đựng những bất ngờ. Không đầy một phút sau, lợi dụng sự sơ hở của hàng thủ đội tuyển Anh, cầu thủ Ba lan đã có một pha bất vô lê vô cùng đẹp mắt san hoà tỷ số cho tuyển Ba Lan. Hai đội tuyển ra sân tạm nghỉ trong tư thế ngang phân, còn cổ động viên hai đội tuyển thì đã có vô số lý do để ăn mừng.

Mười lăm phút sau, trận cầu trở lại. Hai đội vẫn giữ phong cách chơi như cũ nhưng đội tuyển Anh đã có những điều chỉnh để hòng tìm kiếm bàn thắng thứ hai. Cuối cùng điều chờ đợi của bố và em cũng đến. Vào giữa hiệp hai, đội tuyển Anh đã một lần nữa vượt lên nhờ bàn thắng của tiền vệ F. LAm Pard. Thế giằng co vẫn tiếp tục diễn ra. Phút cuối của trận đấu tiền đạo của Ba lan sau khi có pha qua người kỹ thuật đã nốc bóng qua đầu thủ thành Rôbinsơn. Rất may trái bóng chỉ sượt sà. Pha bóng làm cả em và bố lặng im đến tận khi trận cầu kết thúc.

Hôm ấy đội tuyển Anh vượt qua Ba lan khi chỉ hơn một bàn sát nút. Nhưng chiến thắng khiến cả bố và em đều rất vui mừng. Các bạn ạ? Nếu các bạn chưa từng xem bóng đá, các bạn hãy thử một lần. Tôi tôi đó là một môn thể thao đầy thú vị và rất đáng xem.

1 tháng 3 2016

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catrina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy. Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pôdây đông. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy. Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp. Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi. Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt? nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh “tan đàn xẻ nghé”. Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì. Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.

 

7 tháng 9 2016

1. Mở bài:

- Giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra trận bão lụt.

2. Thân bài:

- Miêu tả chi tiết.
- Cảnh vật: 
+ Bầu trời xám xịt.
+ Mưa, gió xối xả.
+ Cây cối ngả nghiêng, gãy đổ.
+ Nước ngày càng dâng cao, ngập suối, tràn bờ, ngập đường xa, nhà cửa...chảy quần quận.
- Con người: 
+ Cảnh chạy bão lụt: người lớn, trẻ nhỏ.
+ Cảnh chống bão lụt: lực lượng vũ trang.
Tất cả đều hối hả, lo lắng, sợ hãi.
- hậu quả của trận bão lụt.

3. Kết bài:

- Nhận xét và phát biểu cảm tưởng của em về trận bão lụt và tình đoàn kết của nhận dân.

15 tháng 1 2021

Anh thuộc múi giờ 0 còn Việt Nam múi giờ 7 GMT.

-> Lệch 7 h.Khi đó giờ VN là:

15h ( 15-12-2020 ) + 7h  = 22h ( 15-12-2020 )( cùng ngày ).

30 tháng 1 2016

Bài viết

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy.

Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pôdây đông. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy.

Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp.

Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi.

Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt… nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh "tan đàn sẻ nghé". Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì.

Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào. 

14 tháng 2 2017

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con ngườị, vậy chúng là sẽdùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được: "Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ, đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?".

24 tháng 2 2022

nguyện thích chi

NHỚ TẢ CÂU VĂN PHÙ HỢP NHÉ !!!

23 tháng 1 2019

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn. minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catina vừa đổ bộ vào nước Mỹ rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy.

Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Poseidon. Cả một thành phố Công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy.

Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp.

Cũng may mấy ngày sau, nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi.

Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt. Nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đây là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh "tan đàn sẻ nghé". Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua thì sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì.

Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.

23 tháng 1 2019

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâmtrạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.
Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con ngườị, vậy chúng là sẽ dùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được: "Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ, đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?".

 


 

13 tháng 9 2021

Luân Đôn ở múi giờ số 0.

Việt Nam ở múi giờ số 7 \(\Rightarrow\) 2 nước chênh lệch nhau 7 giờ.

Khi trận bóng diễn ra ở Luân Đôn vào lúc 16h00 ngày 1 - 7 - 2007 thì ở Việt Nam là: 16 + 7= 23h00 giờ ngày 1 - 7 - 2007.

12 tháng 2 2018

len mang tra

12 tháng 2 2018

Đồng tháp là một trong những vùng đất trũng của đồng bằng miền Tây Nam Bộ . Năm nào cũng cứ đến khoảng tháng bảy , tháng tám Âm lịch là lũ từ thượng nguồn sông Mêkông đổ về , biến nơi đây thành một biển nước mênh mông. Dân gian có câu : Tháng bảy nước chảy lên bờ là thế

Mưa kéo dài nhiều ngày không dứt khiến mực nước ngày càng dâng cao. Gió lốc xoáy từng cơn hợp với sống lớn giật sập những văn nhà đứng chơi với giữa đồng không mông quạnh. Làng mạc , trường học, bệnh xá cùng hàng ngàn hescta lúa sắp chín,những rừng tràm,những đầm sen,vường cây ..... bị nhấn chìm dưới nước sâu/Bao nhiều công sức mồ hôi nước  mắt của bà con nông dân quê em đã bị thiên tai cướp trắng .

Trong những ngày nay,hàng ngàn người phải sống trong cảnh hết sức hkhos khăn,thiếu thốn . Đáng thương nhất là những em thơ không được vui đùa,chạy nhảy.Chúng ngồi co ro trong căn lều tạm,mắt nhìn dõi ra bốn phía,vẻ  mặt buồn hiu . Có những bé chừng một hai tuổi bị cha mẹ buộc vào chân dường hay cột lều vì sợ các em rơi xuống nước . Cha mẹ các em đang dầm mình ngoài ruộng để cố gặt những đám lúa chín non.Bao nguy hiểm đang vây bủa cuộc sống con người .

Nhưng quê em đã nhận được sự giúp đỡ kịp thời của nhân dân cả nước.Những chuyến xe tải chở lương thực,thuốc men,quần áo,lưới đánh cá và xuồng nối nhau trên con đường lớn .Hàng cứu trợ được chuyển bằng thuyền,bằng ca nô đến từng gia đình.

Đáng nhớ nhất là ngày đoàn nghệ sĩ cải lương thành phố đem hàng về cứu trợ