K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2021

Vũ Nương là Vũ Thị Thiết con gái quê ở Nam Xương , nàng vừa thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp . Khi mới lấy Trương sinh , nàng giữ gìn khuôn phép , không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa .-Khi tiễn chồng đi lính ,nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng những lời đầm thấm ,thiết tha :"Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu ,mặc áo gấm trở về quê cũ , chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi ". Khi chồng đi vắng, nàng là người vợ thủy chung ,nhớ chồng da diết :" Mỗi khi thấy bươm bướm lượn đầy vườn ,mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời , không thể nào ngăn được ". Không những thế, nàng còn là một nàng dâu hiếu thảo. Trong lúc chồng đi vắng, một mình nàng vừa sinh nở, nuôi con vừa phụng dưỡng mẹ chồng .Mẹ chồng ốm nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lớn . Mẹ chồng mất nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. Một phụ nữ đẹp như thế phải chịu nỗi oan khuất bắt đầu từ sự ghen tuông ngờ vực của chồng , chồng bế con đi thăm mẹ đã qua đời nghe con nói " có một người đàn ông, đêm nào cũng đến ", chồng đa nghi và không có học vì thế mà bi kịch xảy ra .Chàng đinh ninh là vợ hư chàng la um lên cho đỡ giận và bỏ ngoài tai mọi điều phân trần của vợ , bỏ ngoài tai bênh vực của hàng xóm . Bị chồng mắng nhiếc và đuổi đi, chị đã tìm cái chết một cách bình tĩnh " nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than " với thần sông , thần đất rồi gieo mình xuống sông rồi chết . Cái chết oan uổng đau đớn của người phụ nữ xinh đẹp và đức hạnh là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ , sự hồ đồ ,vũ phu của một kẻ làm chồng " không có học" ,sau được giải oan nhưng đó chính là nỗi oan bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ .

*TK

15 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

   Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện  “Chuyện người con gái Nam Xương”, là người phụ nữ  phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu đau khổ trong xã hội phong kiến.  Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương, nàng cũng là người con dâu hiếu thảo. Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già. Nhưng chồng đi lính trở về, tính tình vốn đa nghi nên chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng vẫn không nghe còn  đuổi nàng đi.  Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết dưới sông Hoàng Giang để tỏ bày nỗi oan ức của mình. Vũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.  Vũ Nương  mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Câu ghép: in đậm nghiêng

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vũ Nương quả là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,Khi Trương Sinh đi lính, nàng hết mực chăm lo, săn sóc mẹ chồng hệt như mẹ đẻ của mình. Đến khi bà ấy chết, nàng lo ma chay tử tế. Tối đến, nangf thường chỉ bóng mình trên tường và bảo với đứa con rằng đó là cha nó,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn.(câu ghép) Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu xa không phải từ đó mà trước hết là từ người chồng đa nghi và thô bạo.(câu phủ định) Trương Sinh được giới thiệu từ đầu là 1 người “có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức” và là con nhà hào phú nhưng không có học. Đó chính là mầm mống của bi kịch. Tiếp theo đó là sự xử xự hồ đồ, độc đoán, phũ phàng của Trương Sinh khi ghen tuông mù quáng. Trương Sinh đã phớt lờ tất cả các cơ hội để tránh được thảm kịch và mắng nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương đi. Nguyên nhân tiếp theo là lễ giáo phong kiến hà khắc, không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ, coi người phụ nữ không giữ được tiết hạnh là mắc vào điều ô nhục nhất. Tất cả những cái đó đã bức tử Vũ Nương, khiến nàng phải chết. Vũ Nương chính là một nạn nhân của xã hội phong kiến

4 tháng 10 2021

Cảm ơn bạn ( hoặc anh/ hoặc chị)

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" ta cảm động thay cho những bi kịch mà Vũ Nương phải hứng chịu. Vũ Nương là Vũ Thị Thiết con gái quê ở Nam Xương , nàng vừa thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp (câu ghép). Khi mới lấy Trương sinh , nàng giữ gìn khuôn phép , không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa .-Khi tiễn chồng đi lính ,nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng những lời đầm thấm ,thiết tha :"Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu ,mặc áo gấm trở về quê cũ , chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi ". Khi chồng đi vắng, nàng là người vợ thủy chung ,nhớ chồng da diết :" Mỗi khi thấy bươm bướm lượn đầy vườn ,mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời , không thể nào ngăn được ". Không những thế, nàng còn là một nàng dâu hiếu thảo. Trong lúc chồng đi vắng, một mình nàng vừa sinh nở, nuôi con vừa phụng dưỡng mẹ chồng .Mẹ chồng ốm nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lớn . Mẹ chồng mất nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. Một phụ nữ đẹp như thế phải chịu nỗi oan khuất bắt đầu từ sự ghen tuông ngờ vực của chồng , chồng bế con đi thăm mẹ đã qua đời nghe con nói " có một người đàn ông, đêm nào cũng đến ", chồng đa nghi và không có học vì thế mà bi kịch xảy ra .Chàng đinh ninh là vợ hư chàng la um lên cho đỡ giận và bỏ ngoài tai mọi điều phân trần của vợ , bỏ ngoài tai bênh vực của hàng xóm . Bị chồng mắng nhiếc và đuổi đi, chị đã tìm cái chết một cách bình tĩnh " nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than " với thần sông , thần đất rồi gieo mình xuống sông rồi chết . Cái chết oan uổng đau đớn của người phụ nữ xinh đẹp và đức hạnh là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ , sự hồ đồ ,vũ phu của một kẻ làm chồng " không có học". Tuy rằng đã được giải oan nhưng đó chính là nỗi oan bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ . (câu bị động)

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện  “Chuyện người con gái Nam Xương”, là người phụ nữ  phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu đau khổ trong xã hội phong kiến.  Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương. Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già. Nhưng chồng đi lính trở về, tính tình vốn đa nghi nên chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng vẫn không nghe còn  đuổi nàng đi.  Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết dưới sông Hoàng Giang để tỏ bày nỗi oan ức của mình. Vũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.  Vũ Nương  mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

24 tháng 9 2021

Tham khảo nha em:

Có thêm yêu cầu phụ gì nữa em cứ nói nhé!

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

15 tháng 8 2023

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy,  trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Lúc này, nàng đương có mang sinh ra bé Đản vì sợ con nhớ cha nên mới lấy cái bóng mình lúc tối bảo rằng đó là cha con đấy. Khi Trương Sinh về, tin lời bé Đản bảo rằng có người cha khác hay lại nhà vào mỗi tội mà nghi ngờ chính người vợ chung chăn gối của mình. Chàng không kể với Nương, nổi giận đa nghi che mờ mắt đuổi nàng đi, mắng nhiếc. Khi này, nàng phải bất đắc dĩ mà nói "Thiếp ...Vọng Phu kia nữa" rồi nàng tắm gội sạch sẽ mà ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than trách mình là kẻ bạc mệnh hẩm hiu .... phỉ nhổ. Rồi gieo mình xuống sông. Nàng gieo mình đi để giải thoát cho một số phận khốc liệt của nàng, khi mà một người phụ nữ bị trói buộc bởi "phong kiến" nàng phải lấy cái chết của chính mình đã minh oan cho bản thân. Từ đây, ta thấy rằng Vũ Nương là người phụ nữ trọng danh dự, tình nghĩa vô cùng!. 

✿Tuệ Lâm