K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVIDNhững tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống giặc" đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt.Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, tử trong nước đến đồng bảo Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn...
Đọc tiếp

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID

Những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống giặc" đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt.

Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, tử trong nước đến đồng bảo Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn kết. Nổi bật trong cuộc chiến ấy là những chiến sĩ công an, quân đội. những bác sĩ, y tá đã quên ăn, quên ngủ, chấp nhận vất vả và hy sinh sự an toàn của bản thân vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân, đất nước. Hơn bao giờ hết, trong mỗi thời khắc "sống còn ấy" dòng máu Lạc Hồng lại chảy trong huyết quản mỗi con người Việt Nam.

Ngày nay, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” được thể hiện rõ trong thời kỳ cả nước chống “giặc" Covid-19. Những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trong cuộc chiến chống Covid-19 đã tiếp tục lan tỏa tinh thần ấy. Chỉ sau một tuần phát động sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc chiến chống Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp tham gia ủng hộ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng bằng tiền mặt hoặc hiện vật, là hàng nghìn phần quả là khẩu trang y tế. nước súc miệng diệt khuẩn, những suất cơm cho những người phải cách lỵ, những người ở tuyến đầu chống dịch, là những cây ATM gạo miễn phí...

(Theo Đặng Quang Định, thiduakhenthuong.org.vn)

a. Xác định câu chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

b. Theo văn bản, tình yêu nước của người Việt trong đại dịch covid biểu hiện qua những phẩm chất nào? (0,5 điểm)

c. Từ "giặc" trong văn bản trên được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Qua từ “giặc”, tác giả cho thấy điều gì? (1,0 điểm)

 d. Theo quan sát thực tế của em, hiện nay mọi người (trong trường học, ở khu phố, ở các nơi công cộng) đang làm gì để phòng chống dịch Covid-19? Hãy viết một đoạn văn tối đa 5 dòng nêu ít nhất hai biểu hiện em cho là tiêu biểu. (1,0 điểm)

2
3 tháng 7 2021

1. Câu chủ đề: ''Những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống giặc" đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt.''

2. Người Việt cống hiến vật chất, tinh thần, sẵn sàng vào tâm dịch để hộ trợ và giúp đỡ người vùng dịch

3. Phương thức chuyển: Ẩn dụ (ẩn dụ hình thức)

Tác giả cho thấy sự nguy hiểm và sự căm ghét dịch bệnh, nó khiến cho mọi thứ vốn yên bình trở nên xáo trộn

4. 2 biểu hiện: Ủng hộ của, công chống dịch

Thực hiện quy tắc 5K

Chi gợi ý đoạn văn xong em tự viết nhé:

Giới thiệu về tình hình dịch hiện nay

Mức độ nguy hiểm

Biểu hiện phòng dịch của người dân

Sự đóng góp phòng chống dịch

Ý nghĩa của 2 hành động đó

Kết luận

3 tháng 7 2021

Mình sửa xíu là câu 2: Gồm có hi sinh, đồng cảm, thấu hiểu, từ thiện, lòng trắc ẩn,.. bạn cứ liệt kê ra càng nhiều càng tốt

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói :” Chống dịch như chống giặc”. Vì thế mà những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống “giặc” đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt. Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, từ trong nước...
Đọc tiếp

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID

Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói :” Chống dịch như chống giặc”. Vì thế mà những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống “giặc” đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt. 

Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, từ trong nước đến đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn kết. Nổi bật trong cuộc chiến ấy là những chiến sĩ công an, quân đội, những bác sĩ, y tá đã quên ăn, quên ngủ, chấp nhận vất vả và hy sinh sự an toàn của bản thân vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân, đất nước. Hơn bao giờ hết, trong mỗi thời khắc “sống còn ấy” dòng máu Lạc Hồng lại chảy trong huyết quản mỗi con người Việt Nam.

Ngày nay, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” được thể hiện rõ trong thời kỳ cả nước chống “giặc” Covid-19. Những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trong cuộc chiến chống Covid-19 đã tiếp tục lan tỏa tinh thần ấy. Chỉ sau một tuần phát động sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc chiến chống Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp tham gia ủng hộ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng bằng tiền mặt hoặc hiện vật, là hàng nghìn phần quà là khẩu trang y tế, nước súc miệng diệt khuẩn, những suất cơm cho những người phải cách ly, những người ở tuyến đầu chống dịch, là những cây ATM gạo miễn phí…

                         (Theo Đặng Quang Định, thiduakhenthuong.org.vn)

1.  Xác định câu chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

2.  Theo văn bản, tình yêu nước của người Việt trong đại dịch covid biểu hiện qua những phẩm chất nào? (0,5 điểm)

3.  Tìm 1 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên. Căn cứ vào đâu em xác định như vậy. chuyển lời dẫn vừa tìm được thành lời dẫn gián tiếp. (1,0 điểm)

4.  Từ “giặc” trong văn bản trên được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Qua từ “giặc”, tác giả cho thấy điều gì? (1,0 điểm)

1
16 tháng 7 2021

1, Câu chủ đề: Tinh thần yêu nước trong mùa dịch

2. Phẩm chất: yêu nước, yêu thương con người, tấm lòng cao đẹp, lòng hảo tâm, vị tha...

3. -Lời dẫn trực tiếp: " Chống dịch như chống giặc", vì đặt trong dấu ngoặc kép

-Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói rằng chống dịch như chống giặc.

4. -Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

=>Qua từ "giặc", tác giả muốn ví đại dich Covid 19 này như giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, phải chiến đấu hàng ngàn năm để bảo vệ nền độc lập, hoà bình cho dân tộc.Ngày nay, tuy đất nước đang phát triển thì bây giờ bị lây lan nguồn dịch này,căn bệnh quái ác đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trên thế giới. Vì vậy, chúng ta càng phải cùng nhau đứng lên bảo vệ người dân, bảo vệ đất nước thoát khỏi căn bệnh dịch lớn này. Hãy thực hiện tốt các chỉ thị để cuộc sống trở về nhịp điệu thường ngày của nó!

14 tháng 3 2021

.Một năm đầy thử thách và khó khăn đã không làm chúng ta suy yếu mà ngược lại, đang giúp đất nước khẳng định bản lĩnh của mình. Người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đến nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân Việt Nam lại tiếp tục cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Nổi bật trong đó là những tấm lòng đã và đang hướng về người nghèo, các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Ngay từ tháng 12-2020 đến nay, đã diễn ra hàng loạt chương trình, hoạt động khác nhau từ trung ương đến cơ sở nhằm hướng về người nghèo, góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện để không chỉ đón Tết Nguyên đán mà từng bước ổn định cuộc sống. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phân bổ hơn 26 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra; hỗ trợ các hộ dân khẩn trương xây dựng, sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại tỉnh Kiên Giang, để giúp người nghèo có nhà mới trước Tết, MTTQ huyện Gò Quao đã xây mới, sửa chữa và bàn giao 14 căn nhà Đại đoàn kết với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình "Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2020 và Tết vì người nghèo Xuân Tân Sửu 2021", qua đó đã huy động gần 90 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo...

Không chỉ giúp người dân địa phương mình vượt qua khó khăn mà những địa phương có điều kiện hơn đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân tỉnh khác. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã trao số tiền hai tỷ đồng, ủng hộ người dân tỉnh Quảng Trị xây nhà chống lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" và hưởng ứng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Tân Sửu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Đoàn đã trao 250 suất quà Tết tặng bà con vùng ngập lụt xã Hàm Ninh. Cũng trong tháng 1 này, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang… đã khẩn trương hoàn thành nhà Đại đoàn kết tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…

Không thể kể hết những hoạt động nghĩa tình đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức, nhà hảo tâm triển khai hằng ngày, hằng giờ trong cả nước hướng về người nghèo, gia đình chính sách. Thời gian tới, nhất là từ nay đến Tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương, cơ quan, đoàn thể sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác, các hoạt động để thăm hỏi, động viên và trực tiếp tặng quà người dân. Những việc làm ý nghĩa đó ngày càng vun đắp thêm truyền thống, tinh thần đùm bọc, hỗ trợ, yêu thương nhau của người dân Việt Nam.

Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, triển khai liên tục, đồng thời luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Những hoạt động nghĩa tình, san sẻ yêu thương với người nghèo, người yếu thế khi Tết đến, Xuân về càng tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải làm ngày càng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tinh thần dân tộc Việt Nam

14 tháng 3 2021

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến. Tất cả những công dân Việt Nam, họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

9 tháng 3 2022

e tham khảo:

“Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.

COVID-19, SARS-CoV-2, CRONA, NCOVI... là những từ được nhắc đến nhiều nhất những ngày qua. Khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Gọi COVID-19 là “giặc” quả không sai khi nó đang gây ra nỗi sợ hãi, sự chết chóc, thậm chí từng giây trôi qua lại có công dân của một nước nào đó trên thế giới phải bỏ mạng vì tên “giặc” này.  Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình.

Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu. 

Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó được hun đúc trong mỗi người Việt Nam và thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Theo nghĩa nào đó, COVID-19 cũng chính là “giặc ngoại xâm”, đang tìm cách lây lan, gây phương hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn được duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Trước khi “tên giặc này” xâm phạm “bờ cõi” với ca dương tính đầu tiên ngày 23/01/2020, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức rõ sự “hung hãn” của nó nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước làm tốt công tác nắm tình hình diễn biến dịch bệnh, đồng thời tập trung huy động nguồn lực nhằm chiến đấu và chiến thắng “giặc COVID-19”. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chủ trương, quan điểm này được cả hệ thống chính trị và toàn dân một lòng hưởng ứng. Qua đây, chúng ta cũng thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Lịch sử nhân loại từng chứng kiến những trận dịch lớn, nhưng có lẽ chưa bao giờ phải đối mặt với đại dịch như dịch COVID-19 hiện nay. Khẩu hiệu xuyên suốt của chúng ta hiện nay là “chống dịch như chống giặc!”. Tuy nhiên, dịch COVID-19 không giống giặc ngoại xâm, nên cuộc chiến chống dịch vừa có điểm giống vừa có điểm khác chống giặc. 

Điểm khác biệt dễ nhìn thấy trước hết là chống giặc hình thành trận truyến khá rõ rệt, có tiền tuyến và hậu phương, trong khi chống dịch phải xác định ở đâu cũng là “tiền tuyến”, hôm nay có thể là “hậu phương”, nhưng ngày mai là “tiền tuyến”. Chống dịch phải quán triệt phương châm “phòng bệnh đi đôi với chữa bệnh, trong đó phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Phòng bệnh chủ yếu là vaccine và thông điệp 5K. Trong chống giặc không đó quan niệm đó. Giặc trước đây là bọn tư bản và đế quốc chủ nghĩa hiếu chiến, xâm lược. Các nước thuộc địa, phụ thuộc và nhỏ yếu chống xâm lược. Dịch COVID-19 không phân biệt nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển; nước giàu nước nghèo; không phân biệt màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo, nó có mặt ở hầu khắp toàn cầu, mang tính quốc tế sâu, rộng. Giặc nhiều âm mưu, thủ đoạn quỷ quyệt, nham hiềm, nhưng nhìn chung tính “biến thể” không nhiều, nếu có cũng dễ phát hiện, trong khi tính biến thể của dịch COVID-19 nhanh và rất khó lường. Đó là những khác biệt cơ bản giữa giặc trước đây với “giặc COVID” hiện nay. Tuy nhiên, cần nhận thức những điểm chung giống nhau rất quan trọng giữa giặc và dịch để có phương thức chống giặc COVID-19 có hiệu quả. 

 

3 tháng 2 2020

Sông núi nước nam có nd là bài thơ đe dọa giặc xâm lược và cổ vũ nâng cao tinh thần chiến đấu chống quân xl của nước ta ngoài ra bài thơ còn là bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
Phò giá về kinh thì mik ko nhớ
Tinh thần yêu nc của dân ta bộc lộ qua từng dòng văn dòng thơ nói nên tinh thần yêu nc thương dân 1lòng 1 dạ bảo vệ chủ quyền đất nc
(chắc ko đúng đâu):))

31 tháng 5 2021

B LÀ VIẾT CÂU CA DAO KHÁC ĐỒNG NGHĨA HAY VIẾT BÀI VĂN Ạ?

31 tháng 5 2021

A/Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

22 tháng 3 2022

tham khảo

Viết 1 đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ. Không

22 tháng 3 2022

Chống dịch covid bn ơi