K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2018

mink làm rùi:

- bài văn có thể rơi vào tả ông lão câu cá 

tả mẹ đang làm việc.

tả mẹ khi buồn. 

tả mẹ khi vui.

tùy theo cô giáo ở từng trường khác nhau.

Chúc bạn học tốt!

1 tháng 2 2019

Hà Nội năm 2018

Chào các bạn!
Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là Bố của tôi. Bố tôi là anh hùng thực sự của tôi vì ông ấy là người đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi.

Với tôi, bố tôi là một bác sĩ và cũng là một người cha tuyệt vời nhất. Dù công việc vô cùng bận rộn bởi những đêm trực, những ngày đi học, đi làm nhưng bố vẫn luôn dành cho anh em tôi những ngày vui chơi quây quần vui vẻ nhất.

Những ngày trong tuần, bố tôi thường dành thời gian cho những người bệnh của mình. Ông không có thời gian để nghỉ ngơi vì bệnh nhân đến chỗ bố tôi quá đông. Lúc nào được nghỉ bố lại vội vàng về trường tranh thủ đón anh, em tôi để đỡ nhớ. 

Tôi nhớ, năm 8 tuổi, mẹ đi công tác, em tôi về bà ngoại. Nhà chỉ còn tôi bị sốt, bố phải trực và không cắt trực được bố đành bế tôi lên xe và đưa tôi vào nằm phòng bác sĩ nơi bố và các đồng nghiệp của ông nghỉ ngơi sau mỗi tua trực dài. 

Tôi sốt cao, bố cho tôi uống hạ sốt rồi ông lại lao nhanh ra phòng hồi sức cấp cứu nơi có những bệnh nhân đang cần ông. Ông như một cái máy, cái máy không ngừng nghỉ. 15 – 20 phút ông lại chạy qua hỏi tôi “con trai, con thấy ổn chứ!” Tôi gật đầu là bố tôi lại lao thoăn thoắt đi về phía phòng bệnh đèn sáng trưng kia.

Tôi không nhớ đã được bố đưa đi trực cùng bao nhiêu lần. Những lần đó, nhìn thấy công việc của bố tôi thấy bố thực sự là người hùng. Có những bữa cơm, nhận được điện thoại có ca cấp cứu nặng là ông lại bỏ bát, xoa đầu anh em tôi với lời hẹn “”các con ở nhà ngoan, bố vào viện”. Bóng ông lại hun hút hành lang toà nhà để đến với người bệnh. Có lúc, tôi thấy bố mình như anh hùng giải cứu thế giới.

Bố tôi nhận được nhiều giải thưởng từ cơ quan cũng như trong ngành và tôi thấy bố mình xứng đáng nhận được điều đó.

Khi về nhà, Bố đã cố gắng hết sức để giữ cho gia đình của chúng tôi hạnh phúc. Ông làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình chúng tôi. Ông ấy yêu thương anh em tôi rất nhiều và luôn cố gắng làm tôi vui mỗi khi tôi đang ở trong một tâm trạng buồn. Ông luôn dạy cho tôi những điều tốt và không làm hư tôi bằng cách mua cho tôi tất cả những điều mà tôi muốn. Nhưng đồng thời, ông đã tặng tôi rất nhiều điều mà tôi luôn luôn muốn có. Bố tôi đã luôn cố gắng với mức độ tốt nhất của mình để làm cho tôi trở nên một người tốt. 

Dù bận rộn, bố vẫn luôn trao đổi với cô giáo của tôi về việc học của tôi và ông không bao giờ ép tôi phải học hành. 

Ông ấy rất cẩn thận về những thứ tôi ăn. Ông luôn nhấn mạnh tôi ăn những thứ lành mạnh như trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Ông là một người cha tràn đầy yêu thương. Tôi lúc nào cũng thích dành thời gian với ông ấy và học hỏi những điều mới mẻ từ ông ấy. Ông đã dạy tôi bơi. Tính đến nay tôi đã giành được nhiều giải vô địch bơi lội. Bố của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học vấn. Ông không cho phép tôi tốn tiền học phí mà thay vào đó ông ngồi với tôi giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Bởi vì niềm vẻ vang cho bố tôi nên Tôi thực hiện việc học rất tốt. Bố tôi là món quà quý giá nhất của Chúa dành tặng cho tôi. 

Bố tôi là một người cha tràn đầy yêu thương và là người lịch thiệp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Ông muốn tôi trở thành một con người tốt được như ông ấy. Đó là lý do tại sao ông luôn dạy tôi cách phân biệt giữa sai và đúng.

Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi có thể thảo luận về tất cả mọi thứ với ông ấy mà không hề do dự. Những điều mà tôi không bao giờ để lộ ra cho bất cứ người bạn thân thiết nào, tôi có thể dễ dàng thảo luận với bố tôi. Bất cứ khi nào tôi cần sự giúp đỡ của ông, ông luôn luôn ở đó. Ông ấy giống như một người hùng đối với tôi.

Dù tôi mới 15 tuổi nhưng bố đã chỉ cho tôi cách để đạt được thành công, bố chỉ ra cơ hội đang tồn tại trước mặt tôi. Nhưng đồng thời, ông đã để cho tôi tự quyết định về con đường mà tôi lựa chọn. Ông rất tự tin rằng những nỗ lực của ông sẽ làm cho tôi trở nên là một người tốt mà không bao giờ đi vào điều xấu. Nhìn sự tin tưởng của ông ấy trong tôi nên một ngày nào đó tôi muốn làm cho ông ấy tự hào. 

Xin chào hẹn gặp lại!

1 tháng 2 2019

Mình cũng lm bài này rồi nhưng lười chép, hihi...

>.<

bạn tham khảo 1 số đề dưới đây nha ,mình thấy khá hay và dễ  

~~chúc bạn làm bài tốt~~

Đề kiểm tra 1:

Bài 1. (2 điểm) Lấy 3 điểm không thẳng hàng M , N, P. Vẽ hai tia MN, MP sau đó vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại Q nằm giữa N, P.

Bài 2. (3 điểm) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B; điểm C nằm giữa hai điểm A và M, điểm D nằm giữa hai điểm M và B.

a) Tia MC trùng với tia nào? Vì sao ?

b) Tia MD trùng với tia nào? Vì sao ?

c) Điểm M có nằm giữa hai điểm C và D không? Vì sao?

Bài 3. (1 điểm) Cho trước một số điểm. Cứ qua hai điểm vẽ một đoạn thẳng. Biết rằng có 55 đoạn thẳng. Hỏi có bao nhiêu điểm cho trước?

Bài 4. (4 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm M, N sao cho OM = 8 cm, ON = 4 cm. Gọi I là trung điểm MN.

a) Chứng tỏ rằng N là trung điểm của đoạn thẳng OM.

b) Tính IM

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Vì C nằm giữa A, M nên hai tia MA , MC trùng nhau.

b) Vì D nằm giữa M, B nên hai tia MD , MB trùng nhau.

c) Vì M nằm giữa A, B nên hai tia MA , MB đối nhau. Mà hai tia MC, MA trùng nhau, hai tia MD, MB trùng nhau. Do vậy hai tia MC, MD đối nhau

Suy ra điểm M nằm giữa C và D.

Bài 3.

Gọi số điểm cho trước là n (n ∈ N*)

Vẽ từ 1 điểm bất kì với n – 1 điểm còn lại, ta được n – 1 đoạn thẳng.

Với n điểm, nên có n(n – 1) (đoạn thẳng). Nhưng mỗi đoạn thẳng đã được tính 2 lần. Do đó số đoạn thẳng thực sự có là: n(n – 1) : 2 (đoạn thẳng)

Theo đề bài ta có:

n(n – 1) : 2 = 55

n(n – 1) = 55 . 2

n(n – 1) = 110

n(n – 1) = 11 . 10

n = 11

Vậy có 11 điểm cho trước

Bài 4.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có M, N và ON < OM (vì 4 cm < 8 cm ), nên N nằm giữa O và M

Do đó ON + MN = OM

4 + MN = 8

MN = 8 – 4 = 4 (cm)

Vì N nằm giữa O và M và ON = MN ( =4cm ) nên N là trung điểm của đoạn thẳng OM.

b) I là trung điểm của đoạn thẳng MN nên

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Đề kiểm tra 2 :

Bài 1. (2 điểm) Vẽ hình theo trình tự sau:

Cho ba điểm M, N,P không thẳng hàng

- Vẽ tia MP, đoạn thẳng NP và đường thẳng MN

- Vẽ tia MQ là tia đối của tia MP

- Vẽ tia Mx cắt đoạn thẳng NP tại K

Bài 2. (3 điểm) Cho 3 điểm A, B, C biết: AB = 4cm, BC = 3 cm, AC = 6 cm. Chứng tỏ rằng:

a) Trong 3 điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại

b) Ba điểm A, B, C không thẳng hàng

Bài 3. (5 điểm)

Trên tia Ax lấy các điểm B, C sao cho AB = 4 cm, AC = 8cm

a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng AC

c) Gọi D là trung điểm đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng DC.

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Ta có: AB + BC = 4 +3 = 7 (cm), AC = 6 cm.

Nên AB + BC ≠ AC. Vậy điểm B không nằm giữa A, C.

Ta có: AB + AC = 4 + 6 = 10 (cm), BC = 3 cm.

Nên AB + AC ≠ BC. Vậy điểm A không nằm giữa B, C.

Ta có: AC + BC = 6 + 3 = 9 (cm), AB = 4 cm.

Nên AC + BC ≠ AB. Vậy điểm C không nằm giữa A, B.

b) Trong ba điểm A, B, C không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Bài 3.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ax có B, C và AB < AC (vì 4 cm < 8 cm ), nên B nằm giữa A và C.

b) B nằm giữa A và C nên : AB + BC = AC

4 + BC = 8

BC = 8 – 4 = 4 (cm)

Ta có B nằm giữa A và C và AB = BC = 4 cm nên B là trung điểm của đoạn thẳng AC

c) D là trung điểm của đoạn thẳng AB nên:

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

D là trung điểm của AB; B nằm giữa A và C nên D nằm giữa A và C

Do đó: AD + DC = AC

2 + DC = 8

DC = 8 – 2 = 6 (cm)

Đề kiểm tra 3:

Bài 1. (4 điểm) Cho 3 điểm A, B , C không thẳng hàng. Hãy vẽ đoạn thẳng BC, tia AB và đường thẳng CA.

Bài 2. (6 điểm) Trên tia Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 7 cm

a) Tính AB

b) Gọi C là trung điểm AB. Tính AC

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (vì 3 cm < 7 cm ), nên A nằm giữa O và B

Do đó OA + AB = OB

3 + AB = 7

AB = 7 – 3 = 4 (cm)

b) C là trung điểm của đoạn thẳng AB

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Đề kiểm tra 4:

Bài 1. (2 điểm) Trên đường thẳng d lấy ba điểm E, Q, S theo thứ tự đó.

a) Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả, hãy kể tên các đoạn thẳng đó

b) Viết tên hai tia đối nhau gốc Q.

Bài 2. (2 điểm) Cho trước 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Tìm điểm E sao cho A, E, B thẳng hàng và C, E, D thẳng hàng.

Bài 3. (3 điểm) Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng, điểm M không nằm giữa hai điểm N và P. Biết: MN = 6 cm, MP = 2 cm. Tính PN.

Bài 4. (3 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 6 cm.

a) So sánh OA và AB.

b) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao ?

Đáp án và Hướng dẫn giải

Bài 1.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Có 3 đoạn thẳng đó là: RQ, QS, RS

b) Hai tia đối nhau gốc Q là: tia QR và tia QS

Bài 2.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Vẽ hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại E

Điểm E là điểm cần tìm

Trường hợp AB và CD không cắt nhau thì không tìm được điểm E

Bài 3.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

Nếu điểm N nằm giữa hai điểm M, P thì:

MN + NP = MP

6 + NP = 2 (vô lí)

Do vậy N không nằm giữa M, P. Theo đề bài thì M không nằm giữa N và P và M, N, P thẳng hàng. Vậy P nằm giữa M và N.

⇒ MP + PN = MN

⇒ PN = MN – MP = 6 – 2 = 4 (cm)

Bài 4.

Đề kiểm tra Toán 6 | Đề thi Toán 6

a) Trên tia Ox có A, B và OA < OB (vì 3 cm < 6 cm ), nên A nằm giữa O và B

Do đó OA + AB = OB

3 + AB = 6

AB = 6 – 3 = 3 (cm)

Vậy: OA = AB = 3 (cm)

b) Điểm A nằm giữa O, B và OA = AB. Vậy A là trung điểm của đoạn thẳng OB

14 tháng 3 2018

Bổn phận làm con

Không được coi thường

Làm con không dễ 

Như trò trẻ con

Phải biết giúp đỡ

Cha mẹ của ta

Để không phụ lòng

Công lao cha mẹ

Bao công vất vả 

Bao giọt mồ hôi

Không ngại nắng mưa

Những ngày làm lũ

Nuôi ta ăn học 

Lớn khôn trưởng thành

Tóc trắng vài sợi 

Chỉ vì lũ con

Để giúp cha mẹ

Thì ta phải ngoan 

Chăm làm chăm học

Mới xứng là con

14 tháng 3 2018

Đang đi trực thăng

Bỗng nhiên hết xăng

Tình hình rất căng 

Rơi xuống mặt trăng

Liên quan quá nhỉ

Chẳng liên quan gì

Đến đây là hết

Bai bai mọi người

29 tháng 4 2019

Mình ngu văn nhưng mik cho bạn một số ví dụ để tả 1 di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở Tỉnh Hải Dương. 1 là bài văn tả dòng sông, 2 là gợi ý tả Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

1.Sông Thái Bình

Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc

Nước sông trong in bóng nhũng hàng tre

Nghe bài thơ “ Nhớ dòng sông quê hương” là tôi lại nhớ về hình ảnh con sông quen thuộc ở làng Bình Hàn. Quê hương tôi là vùng đất Hải Dương, nơi có con sông Thái Bình uốn lượn mang tuổi thơ của bao nhiêu người. Khi nghĩ về dòng sông quê hương, lòng tôi lại có những kí ức tưởng đã phai tràn về , khắc lên trong tôi sự yêu thương tha thiết tới  nơi tôi sinh ra.

Hình ảnh của dòng sông trong tâm trí tôi thơ tôi chưa từng phai mờ. Xa xa nhìn lại, dòng sông như một dải lụa đào tuyệt đẹp, duyên dáng, yêu kiều chảy ngang qua xóm làng. Hai bên bờ, những rặng tre, rặng liễu in bóng mình xuống mặt sông, nước sông trở thành mặt gương để cho tre, liễu soi mình. Trên ngọn tre, những chú cò đang đứng rỉa lông, rỉa cánh, vài chú chim bói cá vừa đạp nước bay lên đã thu ngay được chiến lợi phẩm là một con cá béo. Dòng sông như một người mẹ hiền từ, tốt bụng khi ban tặng cho làng tôi biết bao món quà vô giá.

Những đồng ruộng nhờ có phù sa của dòng sông mà càng thêm tươi tốt. Nước sông là nguồn tưới tiêu chủ yếu cho cây cối và hoa màu hai bên bờ. Không chỉ thế, sâu dưới lòng sông là nguồn cá tôm vô tận, hàng chiều, tôi vẫn nghe thấy tiếng đuổi cá của bác thuyền chài làm náo động cả một góc sông. Có trò nghịch ngợm nào của tuổi thơ mà không diễn ra bên cạnh dòng sông. Làm sao quên được những lần cùng bạn bè ra sông mò cua, bắt cá. Hay sau một ngày làm việc chăm chỉ lại dắt trâu ra sông nghỉ ngơi, gặm cỏ, uống nước, rồi cả người và trâu cùng ngụp lặn trong dòng nước mát, nước sông cuốn bay mọi mệt mỏi của ngày dài. Vào mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông lại khoác lên mình một chiếc áo khác nhau. Buổi sáng, khi mặt trời lên, chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên xuống mặt nước, dòng sông trông như nàng thiếu nữ e ấp trong nắng sớm, sương giăng trên mặt sông tạo nên khung cảnh mơ hồ, huyền ảo. Buổi trưa, khi nắng chói chang và gay gắt hơn, cả dòng sông như ánh lên một màu vàng rực rỡ. Còn khi màn đêm đen buông xuống, dòng sông khoác lên mình chiếc áo nhung đen huyền bí được tô điểm bởi ánh sáng lấp lánh của các vì sao. Trăng trên trời in bóng xuống lòng sông, mỗi lần những gợn sóng nhấp nhô là trăng như vỡ ra làm ngàn mảnh.

Dòng sông quê sống mãi trong tâm trí tôi như một bóng hình của quê hương yêu dấu. Sông đã ôm ấp tuổi thơ của tôi, nuôi lớn những ước mơ nhỏ bé ngọt ngào

2.Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc 

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc

Ngày 18/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 920/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trong dịp Lễ hội mùa thu năm 2012, Khu Di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Côn Sơn

Chính điện chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia.

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa "Thiên Tư Phúc Tự" trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp "Huyền Quang tôn giả".

Chùa Côn Sơn có từ thời Đinh, năm Khai Hựu nguyên niên (1329), thời nhà Trần được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử chùa Côn Sơn. Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.

Đền Kiếp Bạc

 Làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ bốn con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).

Đền thờ Nguyễn Trãi

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn - Hải Dương

Đền thờ Nguyễn Trãi khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất rộng gần 10.000 mét vuông, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần Thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền.

Đền thờ chính, hai nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn Ngoại, Nhà Bia, Am hoá vàng, cầu vào cổng chính, cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên Thạch Bàn, nhà từ đền, hệ thống sân vườn, đường cấp thoát nước...

Ngôi đền chính tưa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân là tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc.

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau. Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sĩ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận. Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

Đền thờ Trần Nguyên Hãn

Đền thờ Trần Nguyên Hãn nằm trên đền thờ Nguyễn Trãi, cũng ở ven suối. Trần Nguyên Hãn là đại công thần nhà Lê và là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi.

Đền thờ Trần Nguyên Đán[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm ở phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Trần Nguyên Đán là ông Nguyễn Trãi. Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với quần thể chùa Côn Sơn cũ.

Năm 1385, Trần Nguyên Đán cùng vợ đưa cháu ngoại Nguyễn Trãi về sống tại Côn Sơn. Ông nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành. Tại Côn Sơn ông cùng vợ trồng rừng thông, bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô, hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên, trong đó có các nơi "Nghỉ ngơi, chơi ngắm" là thẳng cảnh tiêu biểu mà từ lâu đã trở thành địa danh, di tích nổi tiếng, đi vào thi ca sử sách ở nhiều thời đại.

Năm 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông, sắc chỉ cho nhân dân lập đền, tạc tượng thờ Người tướng quốc tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ xưa không còn.

Năm 2005, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của Ông giữa rừng tùng bách tại Côn Sơn. Đền Thanh Hư kiến trúc theo chữ Đinh, toà Tiên bái chồng diêm cổ các hai tầng tám mái uy nghi. Đền tựa núi Ngũ Nhạc, Minh Đường hướng đông nam, hồ Côn Sơn nơi tụ phong, tụ thuỷ; núi An Lạc làm Tiền Án, dãy An Sinh thế long chầu. Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ.

29 tháng 3 2019

B=x-2/x+3

Để phân số sau là 1 số nguyên

=>x-2 chia hết cho x+3

=>x-2-(x+3) chia hết cho x+3

=>x-2-x-3 chia hết cho x+3

=>-5 chia hết cho x+3

=>x+3 thuộc Ư(-5)={1,-1,5,-5 }

=>x thuộc {-2,-4,2,-8}

............chúc bạn học tốt ..........

15 tháng 10 2014

Chữ cái thứ 2012 là chữ E

 

23 tháng 1 2015

Chữ cái thứ 2012 là chữ E

E

22 tháng 9 2016

Câu1 bạn ko nêu rõ đầu bài cho lắm

Câu2 

Số phần tử là :

(60-6):2+1=28

Tổng là : 

(60+6)×28:2=924

Câu2 bạn ko nêu kết quả