K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2018

Ngày xưa, con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm công và quạ ngồi nói chuyện với nhau, Quạ bảo công:

Bạn nghĩ xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như: con phượng hoàng, cái mình nó quý giá biết bao, đến nỗi người ta thường khen: "Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích". Còn như con hạc, cái hình, cái dáng, cái chân, cái tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải nói:" Hạc đứng chầu Vua...". Còn như anh em ta đây! Than ôi! Thân hình thật không còn giống nào xấu bằng!

Công nói:

- Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ?

Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng:

- Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai đứa ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không?

Công bằng lòng.

Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho công trước. Quả nhiên cái mình, cái đuôi công lóng lánh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khác nhiều.

Đến lượt công tô điểm, vẽ vời cho quạ, thì chợt nghe tiếng ríu rít của biết bao chú chim ở phía đông bay lại. Quạ liền hỏi:

- Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế?

Đàn chim nói:

- Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương Nam có thật nhiều gạo, nhiều gà, và rất nhiều đồ ăn ngon khác.... Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn đâỵ Anh làm gì đấy?... Hay ta cùng đi một thể?

Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Nó nói với công:

- Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, sẵn đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt. 

Công thấy quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình quạ. Thành bao nhiêu lông cánh của quạ toàn một màu đen như mực.

Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữa. Nhưng đến lúc ăn no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cười. Quạ tức lắm..., bèn ngắm lại mình thì ôi thôi.... Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí, thẹn quá bèn bay đi trốn.

Từ đó, không ai còn thấy quạ đâu nữa, trừ nơi hoang dã vắng vẻ.

12 tháng 3 2018

Ngày xưa, con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm công và quạ ngồi nói chuyện với nhau, Quạ bảo công:

Bạn nghĩ xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như: con phượng hoàng, cái mình nó quý giá biết bao, đến nỗi người ta thường khen: "Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích". Còn như con hạc, cái hình, cái dáng, cái chân, cái tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải nói:" Hạc đứng chầu Vua...". Còn như anh em ta đây! Than ôi! Thân hình thật không còn giống nào xấu bằng!

Công nói:

- Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ?

Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng:

- Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai đứa ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không?

Công bằng lòng.

Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho công trước. Quả nhiên cái mình, cái đuôi công lóng lánh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khác nhiều.

Đến lượt công tô điểm, vẽ vời cho quạ, thì chợt nghe tiếng ríu rít của biết bao chú chim ở phía đông bay lại. Quạ liền hỏi:

- Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế?

Đàn chim nói:

- Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương Nam có thật nhiều gạo, nhiều gà, và rất nhiều đồ ăn ngon khác.... Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn đâỵ Anh làm gì đấy?... Hay ta cùng đi một thể?

Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Nó nói với công:

- Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, sẵn đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt. 

Công thấy quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình quạ. Thành bao nhiêu lông cánh của quạ toàn một màu đen như mực.

Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữa. Nhưng đến lúc ăn no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cười. Quạ tức lắm..., bèn ngắm lại mình thì ôi thôi.... Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí, thẹn quá bèn bay đi trốn.

Từ đó, không ai còn thấy quạ đâu nữa, trừ nơi hoang dã vắng vẻ.

23 tháng 5 2018

Ếch ngồi đáy giếng

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta vẫn cất tiếng kêu ồm ộp. Vì mải nhìn lên trời, không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

10 tháng 11 2021

(1) Ngày xửa ngày xưa, hoạ mi, vẹt và quạ đều không biết hát. Một hôm, hoạ mi nói với các bạn:

- Tôi thấy chim hoàng oanh hát hay lắm nhé! Thật đáng ngưỡng mộ!

Vẹt nghe hoạ mi nói vậy liền bảo:

- Hay chúng ta đến gặp hoàng oanh, nhờ cậu ấy dạy hát cho.

Hoạ mi và quạ đồng ý.

(2) Cả ba đến gặp chim hoàng oanh và nói mong muốn của mình. Hoàng oanh đồng ý ngay. Hoàng oanh nói với ba bạn:

- Học hát rất vất vả, các bạn phải chịu khó nhé!

(3) Mấy ngày đầu, hoàng oanh dạy các bạn luyện giọng. Quạ không kiên nhẫn được, nghĩ trong bụng: “Hôm nào cũng luyện giọng thế này, bao giờ mới hát được cơ chứ?”. Được vài hôm, quạ càu nhàu:

- Sao cứ luyện giọng mãi thế?

Nói rồi quạ chán nản bay đi, không học nữa.

(4) Chỉ có hoạ mi và vẹt là vẫn chăm chỉ đến nhà hoàng oanh học. Ngày ngày trôi qua, hoạ mi và vẹt đã hát được với giọng êm ái. Còn quạ thì chỉ biết phát ra âm thanh buồn bã: quạ... quạ... quá...

18 tháng 3 2023

Tham Khảo:

Nhân vật Quạ trong truyện "Quạ và Công" là một con vật thông minh, sắc bén và tinh ranh. Quạ có khả năng phân tích và suy nghĩ logic rất tốt, điều này giúp Quạ có thể đưa ra các phán đoán đúng đắn và giúp cho nhóm của mình đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, Quạ cũng rất tham vọng và ích kỷ, thường xuyên tìm cách lợi dụng công của mình để đạt được lợi ích riêng mà không quan tâm đến những người khác. Quạ cũng là một nhân vật rất trung thành và sẵn sàng đánh đổi tính mạng của mình để bảo vệ bạn bè và những người yêu quý. Tuy nhiên, Quạ cũng có một số khuyết điểm, như thường quá tin vào khả năng của mình và không thích chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác. Những đặc tính này khiến Quạ trở thành một nhân vật đầy màu sắc và thu hút độc giả trong truyện "Quạ và Công".

12 tháng 2 2018

Con nai vàng ngơ ngác .

Xoạc chết bác thợ săn

12 tháng 2 2018

Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!

2. Người đi săn bước đến con suối.

Suối róc rách hỏi:

-  Đi đâu tối thế?

-  Đi săn con nai.

Suối bảo:

-   Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!

Người đi săn lùi lũi bước đi.

3. Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:

-   Đến chơi với tôi à?

-   Không phải.

-   Thế anh đi đâu? Ở đây vắng quá! Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy!

-  Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!

-  Sao?

-  Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt, không biết đường chạy, cái súng này để bắn chúng.

-  Ác thế!

-  Thịt nai ngon lắm.

Cây trám rưng rưng:

-  Thế thì cút đi!

Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tưởi trên cây trám. Anh đợi.

4. Thế rồi, trên lưng đồi sẫm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!

Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.

5. Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tối, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.

Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.

Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.

-  Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!

Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!

Ý nghĩa câu chuyện là : 

Phải biết yêu thương động vật,đừng vì miếng mồi ngon mà giết chết con nai,câu chuyện nói lên điều đó.

Xin lỡi nha,mk chỉ biết vậy thôi,thông cảm!



 

15 tháng 5 2018

Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!

Người đi săn bước đến con suối.

Suối róc rách hỏi:

- Đi đâu tối thế?

- Đi săn con nai.

Suối bảo:

- Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!

Người đi săn lùi lũi bước đi.

Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:

- Đến chơi với tôi à?

- Không phải.

- Thế đi đâu? Ở đây vắng quá! Chảng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đây!

- Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!

- Sao?

- Cái đèn ló này... để rọi cho nai chói mắt, không biết đứờng chạy, cái súng này... để bắn.

- Ác thế!

- Thịt nai ngon lắm.

Cây trám rưng rưng:

- Thế thì cút đi!

Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tười trên cây trám. Anh đợi.

Thế rồi, trên lưng đồi sẩm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!

Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.

Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tôi, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.

Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.

Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.

- Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!

Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thây một con nai đáng yêu đến thế!

(Theo Tô Hoài)

NG
14 tháng 10 2023

Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.

Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.

Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..

Ngựa Cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!

Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Câu chuyện Hoàng Thái hậu Từ Dũ dạy con: Hoàng Thái hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức nổi tiếng là người dạy dỗ con nghiêm khắc. Có lần vua Tự Đức mải vui mà bỏ việc triều chính, khi trở về có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ rất lâu, sau bà cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính. Thôi, hãy mau trở về cùng các quan bàn quốc kế”.
- Câu chuyện Vua Tự Đức đổi tên lăng: Ban đầu, vua Tự Đức lấy tên lăng là Vạn Niên Cơ với mong muốn được trường tồn. Nhưng trong quá trình xây dựng lăng, thợ thuyền, dân phu và binh lính phải lao động vất và trong điều kiện khắc nghiệt, khổ cực. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Chảy Vôi. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng vua đã đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung (chữ Khiêm nghĩa là cung kính, nhún nhường).

Tham khảo

- Câu chuyện Hoàng Thái hậu Từ Dũ dạy con: Hoàng Thái hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức nổi tiếng là người dạy dỗ con nghiêm khắc. Có lần vua Tự Đức mải vui mà bỏ việc triều chính, khi trở về có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ rất lâu, sau bà cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính. Thôi, hãy mau trở về cùng các quan bàn quốc kế”.

- Câu chuyện Vua Tự Đức đổi tên lăng: Ban đầu, vua Tự Đức lấy tên lăng là Vạn Niên Cơ với mong muốn được trường tồn. Nhưng trong quá trình xây dựng lăng, thợ thuyền, dân phu và binh lính phải lao động vất và trong điều kiện khắc nghiệt, khổ cực. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Chảy Vôi. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng vua đã đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung (chữ Khiêm nghĩa là cung kính, nhún nhường).

28 tháng 8 2019

- Tranh 1: Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con.

- Tranh 2: Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn.

- Tranh 3: Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.

- Tranh 4: Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau.