K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

Mình nghĩ là : 

a, biện pháp so sánh 

tác giả đã lược bỏ từ ngữ so sánh 

b , biện pháp ẩn dụ 

tác giả đã coi bác giống như mặt trời trong lăng 

mình chưa chắc đã đúng ko nữa 

5 tháng 3 2018

a, so sánh

b, ẩn dụ

tk cho mk nhé

19 tháng 4 2016

Bài đầu tiên:

Phép tu từ: liệt kê.

Điểm gặp gỡ chủ đề: phong cảnh, Bác,...

Bài thứ hai: 

Phép tu từ: điệp từ, ẩn dụ,..

 

24 tháng 4 2016

điểm gặp gỡ chủ đề của bài 2 là ji vậy bạn ad cho miik đi #Huỳnh Châu Giang

5 tháng 3 2018

a , sử dụng biện pháp so sánh nhé 

thầy mình nói : câu đã lược bỏ từ chỉ so sánh  bác với những thứ rộng lớn 

b, mình nghĩ là sử dụng biện pháp ẩn dụ 

tác giả đã ản dụ bác giống như mặt trời rất đỏ trong lăng 

chúc bạn hok tốt nhé !!!!!

mình cũng chưa biết mình có làm đún ko nữa 

14 tháng 11 2018

Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trới cao biển rộng, ruộng đồng nước non...........

sử dụng biện pháp so sánh nhưng bn thấy ko có từ như hay j đó 

vì tác giả đã dấu bỏ chưa so sanh : nếu thêm từ so sanh thì :

Bác ngồi đó lớn mênh mông

 như Trới cao biển rộng, ruộng đồng nước non.....

               b, Ngày ngày măt trời đi qua trên lăng

                    Thấy môt mặt trời trong lăng rất đỏ

sử dụng biện pháp ẩn dụ 

bác Hồ được ví như mặt trời .

7 tháng 3 2018

Lâu nay, thơ văn trong và ngoài nước viết về Bác Hồ kính yêu của chúng ta nhiều không kể xiết. Các nhà thơ, nhà văn đều viết về Bác với tâm huyết và tình cảm chân thành, trang trọng nhất. Trong số thơ văn ấy, phải nhắc tới bài Viếng lăng Bác đầy xúc động của nhà thơ Viễn Phương:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tố mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Đọc ngay đoạn mở đầu, lòng em đã thấy bồi hồi trước không khí ấm áp gần gũi mà thiêng liêng thành kính của một hình ảnh vô cùng quen thuộc, đó là hàng tre:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tố mưa sa đứng thẳng hàng.

Nói đến hàng tre bát ngát là nói đến quê hương và con người Việt Nam với biết bao đức tính cao quý và trong sáng. Nói đến hàng tre là chúng ta nghĩ ngay đến ngôi nhà thân yêu, tuổi thơ đầm ấm, lời ru của mẹ dịu dàng, ấm áp, tiếng võng đưa kẽo kẹt trưa hè dưới bóng tre làng. Hình ảnh hàng tre xanh xanh bát ngát là khúc nhạc dạo đầu để nhà thơ đưa chúng ta đến bao suy tưởng mênh mông hơn:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Vầng trăng, trời xanh… những hình ảnh kì vỹ rộng lớn nối tiếp xuất hiện làm em không khỏi xúc đọng. Em chợt hiểu rằng nhà thơ phải kính yêu Bác đến mức nào mới sử dụng được nhuần nhuyễn hài hòa các hình ảnh ấy.

Cái nhói tim của tác giả là nỗi đau của biết bao con người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. Ước nguyện gặp Bác của tác giả giờ không thể thực hiện được. Bác mãi mãi ra đi để lại trong lòng người con miền Nam niềm thương tiếc khôn nguôi. Đứng trước lăng mà lòng con bồi hồi, xúc động, xen lẫn nỗi đau mất mát. Sự chân tình, mộc mạc của người miền Nam đã thể hiện rất rõ trong từng lời thơ.

Đứng trước hình bóng Bác, nhà thơ như không muốn quay đi. Thực tế là con phải về, mai về. Ở miền Nam xa xôi rồi con sẽ rất nhớ Bác. Chính vì thế mà tác giả muốn hóa thân thành những hình tượng gắn liền với nơi Bác đang ngon giấc, để ru cho Bác ngủ giấc ngủ ngàn thu:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bồng hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiểu chốn này.

Ước nguyện của nhà thơ cũng là ước nguyện của mọi người dân Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam. Thương Bác, nhớ Bác nên lòng con không muốn rời xa Bác. Đó là một tình cảm thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam dành cho Bác.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh hàng tre, kết thúc bài thơ cũng có hình ảnh cây tre. Phải chăng cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam, cho cuộc đời đầy gian truân nhưng thật vĩ đại của Bác? Nếu ở khổ thơ đầu, từ hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất đứng quanh Người, thể hiện rõ ý chí và nguyện vọng của Người, thì ở câu thơ cuối, vận động của ý thơ lại theo chiều ngược lại. Từ sự mong muốn trong tâm tưởng luôn được ở bên canh Bác, nhà thơ đi đến những hình ảnh cụ thể, thể hiện ý đó, nào con chim hót quanh lăng Bác, nào đóa hoa tỏa hương đâu đây và cuối cùng là làm cây tre trung hiếu chốn này.

Bài thơ Viếng lăng Bác thật giàu tình cảm vì sự chân thành, tha thiết và sâu lắng của tác giả. Bài thơ tưởng kết thúc trong sự xa cách về không gian đâu ngờ lại tạo nên sự gần gũi trong tình cảm và ý chí. Người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại. Như thế cuộc ra thăm lăng Bác của những con người miền Nam đâu có kết thúc.

24 tháng 12 2021

1: Thể thơ lục bát

2: Biện pháp so sánh

24 tháng 12 2021

Câu 2: 

Các biện pháp có trong đoạn văn trên là so sánh : Công cha được ví như núi Thái Sơn rất cao to hùng vĩ ý nói người cha rất lớn lao bao nhiêu lần cha đã hy sinh cho con cái nỗi gian nan vất vả
nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra rất nhiều không bao giờ hết như tình cảm của người mẹ đối với con cái mình

Xác định biện pháp tu từ trong những câu thơ sau và phân tích tác dụng của chúng:a. Đã tan tác những bóng thù hắc ámĐã sáng lại trời thu tháng Tám                                           (Tố Hữu)b. Trời xanh đây là của chúng taNúi rừng đây là của chúng taNhững cánh đồng thơm mátNhững ngả đường bát ngátNhững dòng sông đỏ nặng phù sa                                    (Nguyễn Đình Thi)c. Từ những năm đau thương chiến...
Đọc tiếp

Xác định biện pháp tu từ trong những câu thơ sau và phân tích tác dụng của chúng:

a. Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

                                           (Tố Hữu)

b. Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

                                    (Nguyễn Đình Thi)

c. Từ những năm đau thương chiến đấu

Đã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn

                                     (Nguyễn Đình Thi)

d. Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc

Người xem ngổn ngang cũng rặt linh trọc đầu

                                      (Trần Đăng Khoa)

 

2
29 tháng 8 2023

a. Ẩn dụ:

+ những bóng thù hắc ám - thế lực giặc ngoại xâm

+ trời thu tháng tám - chiến thắng cách mạng tháng Tám

Tác dụng: thể hiện cảm hứng tự hào của tác giả về những chiến thắng oanh liệt cùng những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

b. Điệp ngữ:

+ Của chúng ta

+ Những

Tác dụng: Nhằm khẳng định rằng những sự vật là của chúng ta, tất cả thuộc quyền sở hữu của chúng ta.

- Nhân hóa:

+ Những buổi ngày xưa vọng nói về

Tác dụng: Nhằm làm nổi bật những buổi nhớ về ngày xưa của tác giả. Qua đó, nhằm nói lên tình yêu thương của tác giả đối với quê hương.

c. Biện pháp tu từ nhân hóa

Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để thể hiện sự quyết tâm sự thù hận của quê hương với lũ giặc xâm lược. Thể hiện ko chỉ con người căm thù bọn giặc mà những sự vật vô chi vô giác khi có giặc cũng vùng Lên chiến đấu như con người.

d. Nhân hóa

Tác dụng: nhằm làm nổi bật rõ nét về sự thiếu thốn về vật chất và phải đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt.

5 tháng 3 2023
 

a) Ẩn dụ:

+ những bóng thù hắc ám - thế lực giặc ngoại xâm

+ trời thu tháng tám - chiến thắng cách mạng tháng Tám

 

Tác dụng: thể hiện cảm hứng tự hào của tác giả về những chiến thắng oanh liệt cùng những thành quả trong công cuộc xây dựng đát nước sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

b) Điệp ngữ:

+ Của chúng ta

+ Những

Tác dụng: Nhằm khẳng định rằng những sự vật là của chúng ta, tất cả thuộc quyền sở hữu của chúng ta.

- Nhân hóa:

+ Những buổi ngày xưa vọng nói về

Tác dụng: Nhằm làm nổi bật những buổi nhớ về ngày xưa của tác giả. Qua đó, nhằm nói lên tình yêu thương của tác giả đối với quê hương.

c) Biện pháp tu từ nhân hóa

     Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để thể hiện sự quyết tâm sự thù hận của quê hương với lũ giặc xâm lược. Thể hiện ko chỉ con người căm thù bọn giặc mà những sự vật vô chi vô giác khi có giặc cũng vùng Lên chiến đấu như con người.

d) Nhân hóa

Tác dụng: nhằm làm nổi bật rõ nét về sự thiếu thốn về vật chất và phải đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt.