K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2018

giúp mk vs âu này khó quá,đây là sinh lp 9 á ><

5 tháng 1 2018

so sánh biến dị tổ hợp với thường biến

-điểm giống:

+)cả 2 đều là biến dị di truyền,qua giao tử và hợp tử để di truyền qua các thế hệ

+)cả 2 đều thuộc biến dị vô hướng có thế có lợi,có hại hay trung tính

+)có thể xuất hiện những biến dị mới chưa có ở bố mẹ hoặc tổ tiên

+)đều là những biến dị có liên quan biến đổi vật chất di truyền

-khác nhau:

+)biến dị tổ hợp:

      là biến dị di truyền

      xuất hiện ở các thế hệ sau thông qua quá trình sinh sản

      không tương ứng với môi trường

      có ý nghĩa là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa

+)thường biến:

      là biến dị ko di truyền

      xuất hiện trong đơi sống cá thể do môi trường thay đổi

      luôn tương ứng với điều kiện môi trương

      có ý nghĩa giúp cơ thể thích nghi với môi trường

16 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

- Lúc gặp gỡ tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng.

Khi nghe ông Sáu xúc động nói : “Ba đây con“, bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : “Má ! Má”

- Lúc ở nhà : lảng tránh, nói trống không, bướng bỉnh, ngang ngạnh

- Khi chia thay : không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt sầm tại, buồn rầu.

Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả : “Ba…a…a…ba”, tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết

* Bé Thư là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để “khóc”

31 tháng 7 2021

Tham khảo:

Đôi lúc ngẫm nghĩ về khoảng thời gian đã qua, chắc chắn mỗi chúng ta đều có những điều khiến mình phải nuối tiếc! Một trong những điều nuối tiếc trong cuộc sống đó là khi bạn đánh mất, bỏ lỡ cơ hội của chính mình. La Beaumelle đã nói: “Chỉ có những người bỏ lỡ cơ hội, chứ không có những người không có cơ hội”. Thật đúng vậy, cơ hội đến với tất cả chúng ta, mọi lúc, mọi nơi, chỉ khó cho những ai không biết nắm bắt cơ hội cũng như không biết trân trọng cơ hội mà chúng ta đã và đang có. Ngay khi tại đây, lúc bây giờ, tôi và các bạn, chúng ta đang có một cơ hội để tồn tại, được sống và làm việc, được yêu thương mọi người, cho đi và nhận lại, nhưng mấy ai hiểu và trân trọng, cố gắng làm tốt cơ hội lớn này.

Cơ hội là điều kiện thuận lợi, thời điểm hội tụ những điều thích hợp cho chúng ta tận dụng và tạo ra những thành công cho bản thân. Cơ hội mang đến cho chúng ta niềm tin, niềm hi vọng để ta đạt được mục đích. Cơ hội tạo ra cho chúng ta một sức mạnh to lớn và động lực để ta vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Cơ hội không chỉ do người khác hay do thời điểm tạo ra cho chúng ta mà đôi khi ta phải biết tự tạo ra thời cơ cho mình. Khi đã nhận ra được cơ hội đang ở trước mắt, chúng ta phải chủ động và tận dụng nó một cách khéo léo để có thể vượt qua những thử thách. Khi đã có cơ hội trong tay, chúng ta phải biết chắt chiu, trân trọng nó vì cơ hội không có nhiều và cũng không lặp đi lặp lại được. Và khi ta đã tận dụng được cơ hội mà ta có trong tay, thì dù khó khăn hay thử thách khó đến mấy, chúng ta cũng sẽ vượt qua để đi đến thành công.

Cuộc sống có muôn vàn lý do khiến cho ta mệt mỏi, dù bạn không muốn thì khó khăn vẫn đến, nỗi buồn vẫn mãi đeo bám. Tất cả những khó khăn và nỗi đau kia là khó khăn mà bạn phải trải qua, cho dù chúng làm bạn khó chịu và chán nản vô cùng. Khó khăn luôn đến một cách bất ngờ, chúng ta khó có thể tránh, đó là những bất trắc mà chúng ta bắt buộc phải đối diện. Bạn có thể bị tổn thương thậm chí đau đớn tột cùng, nhưng rồi bạn vẫn phải sống và dũng cảm đối mặt với thực tại. Niềm đau, nỗi buồn là một phần tất yếu của cuộc sống, nó giúp ta vững vàng và trưởng thành hơn. Vì thế bạn không nên chìm đắm trong đau khổ mà hãy mạnh mẽ vượt qua những khó khăn ấy. Trốn chạy khó khăn không phải là cách để giải quyết vấn đề, ngược lại còn làm cho vấn đề càng trở nên xấu hơn. Mạnh dạn nhìn thẳng vấn đề, xem xét và tìm ra cách tốt nhất. Với một tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường thì không gì có thể làm khó được bạn. Đón nhận khó khăn một cách bình thản, bạn mới có thể thay đổi số phận của mình. Chỉ có dám đương đầu với khó khăn, bạn mới có thể làm nên sự khác biệt giữa bản thân mình với những người khác. Và cũng chỉ có bản lĩnh thực thụ, bạn mới có thể đứng vững trong khó khăn và thoát ra được. Đừng bao giờ lấy hoàn cảnh ra để đổ lỗi cho sự hèn nhát của bản thân, mà bạn phải biết vượt lên trên hoàn cảnh vốn có của mình để chiến thắng nó. Đó là cách mà bạn muốn làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của mình.

Đừng vì một lần thất bại mà bạn không dám đương đầu, sợ lại phải gặp thất bại một lần nữa. Nếu không đối mặt với nghịch cảnh, liệu bạn có thể thấy những khả năng thật sự bên trong con người bạn hay không. Không thể kỳ vọng vào một sự đổi thay nếu bạn không chịu thay đổi, không thể có được một điều kỳ diệu nếu bạn không biến mình thành điều kỳ diệu. Muốn thành công, bạn phải trải qua thất bại, mỗi lần thất bại đều là để bạn tiến gần hơn đến thành công. Kinh nghiệm rút ra từ nghịch cảnh chính là món quà vô giá mà cuộc sống ban tặng cho mỗi chúng ta. Hãy bình tĩnh, tự tin, tin vào chính bản thân mình, có như vậy bạn mới có thể dễ dàng vượt qua nghịch cảnh.

Cuộc đời này không ngắn cũng không dài, vì vậy bạn phải biết trân trọng từng giây phút hiện tại. Sống lạc quan, luôn có lòng tin vào tương lai, đó chính là sức mạnh giúp bạn thoát khỏi bế tắc, khủng hoảng trong cuộc sống. Hãy xem khó khăn và thử thách hôm nay chỉ là tạm thời, hãy tin tưởng rằng cuộc đời này vẫn cho ta cơ hội và tự nhủ với lòng rằng ngày mai tươi sáng sẽ nhanh chóng đến thôi!

Vậy mà: “Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân. Nhưng sợ gãy chân không dám bước đi thì có khác gì chân bị gãy”. Có chàng trai không tự tin vào ngoại hình của mình, không tự tin vào năng lực của mình, luôn thu lại trong vỏ ốc của gia đình, tình yêu thầm kín dành cho cô gái anh quan tâm cũng chẳng mấy chốc tan đi khi cô theo chồng. Anh nào biết đâu, cô cũng đã chờ đợi anh bao lâu nay. Món quà lớn nhất mà con người dành tặng cho nhau đó chính là cơ hội để hi vọng và chờ đợi. Nhưng thật tiếc cho chàng trai ấy, anh ta không biết tạo ra cơ hội cho mình và cũng chính anh từ bỏ cơ hội đó. Dẫu thế, trong cuộc sống ai ai cũng có lúc sai lầm, chỉ cần luôn nhớ một điều, khi một cánh cửa đóng lại trước mắt, nghĩa là có những cánh cửa khác đang mở ra, và những cánh cửa rộng mở luôn dẫn đến những điều tốt đẹp, những cơ hội mới. Chính vì vậy, La Beaumelle với: "Chỉ có những người bỏ lỡ cơ hội, chứ không có những người không có cơ hội” cũng mang đến một thông điệp hết sức lạc quan là vậy. Hãy tận dụng tối đa những cơ hội chúng ta có trong cuộc sống, tận dụng hiệu quả như thế nào thì cảm nhận về cuộc sống thành công, hạnh phúc, mãn nguyện thế đấy! Bởi “Thước đo của cuộc đời không ở chỗ nó dài hay ngắn, mà ở chỗ bạn đã sử dụng cuộc đời như thế nào”. Đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào nhé! dành ít phút nhìn lại, nhìn lại xung quanh xem chúng ta đã tận dụng hết các cơ hội bạn đã có chưa?

"Những hòn đá kỳ diệu" câu chuyện về cơ hội vụt mất. Có một chàng trai trẻ mơ ước tìm thấy hòn đá kỳ diệu có khả năng biến các kim loại khác thành vàng mà chàng đọc đâu đó trong một quyển sách ở thư viện. Chàng vui mừng với khám phá mới của mình và miệt mài với nó, chàng ra biển mỗi ngày để tìm kiếm. Rồi nhiều tháng năm trôi qua, càng ngày chàng càng mất kiên nhẫn, hòn đá nhặt lên chàng không cân nhắc nó lạnh hay nóng mà cứ ném nó xuống biển. Thế mà vào một buổi chiều, khi nhặt được một hòn đá ấm nóng, nó khác hẳn với những hòn đá chàng đã từng nhặt trước đây. Nhưng việc ném đá xuống biển đã trở thành một thói quen đến nỗi ngay cả khi anh có được hòn đá cần tìm trong tay, chàng vẫn ném nó đi. Hòn đá thử cũng giống như những cơ hội của chúng ta, và thói quen ném đá cũng giống như sự nản chí, mất kiên nhẫn và mất bình tĩnh của chúng ta sau mỗi lần thất bại. Chính niềm tin phai mờ sẽ làm chúng ta đánh mất cả những cơ hội trong tầm tay.

Tóm lại, không có sự cố gắng nào là vô ích cả, và mỗi sự cố gắng sẽ là những cơ hội của mỗi người. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều cơ may, vấn đề là ở chỗ nó không được đóng gói gửi đến mọi người, cơ hội đến nhưng có thể nó đến không theo cách mà ta muốn. Vì vậy chúng ta nên biết tự nắm bắt cơ hội của mình bằng cách tạo ra nó! “Thắp nến lên, đừng ngồi than vãn trong bóng tối”.

31 tháng 7 2021

Ừm gặp đối thủ trên olm rồi :))))

Bạn cần người ta không copy mà, cố gắng tự làm nhé bạn. Tuần này mình không thi đâu, ráng lấy giải nhé!!

5 tháng 3 2019
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
10 tháng 12 2016

Trong cuộc đời ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về tình bạn. Em cũng vậy. Em cũng có rất nhiều kỉ niệm về tình bạn. Nhưng kỉ niệm mà em nhớ nhất là kỉ niệm giữa em và An.

Hôm ấy vào một buổi sáng mùa thu mát mẻ, như thường lệ, em đi học cùng An. Vì em và An ở cùng xóm, ngồi học cùng nhau lại rất hợp tính nên chúng em là đôi bạn rất thân. Vừa đi, chúng em vừa ngắm cảnh. Chao ôi! Cảnh mùa thu mới đẹp làm sao! Những cánh đồng lúa đương thời con gái rộng mênh mông trải dài một màu xanh bát ngát điểm xuyết những cánh cò trắng. Con song tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trừ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời làng quê. Đầm sen với lá xanh bông trắng nhị vàng khiến cho ai cũng cảm thấy khoan khoái, dễ chịu. Thấy em vui hơn mọi ngày, An có vẻ tò mò, An hỏi em:

- Cậu có chuyện gì mà vui thế?

Em trả lời:

- Đến lớp cậu sẽ biết.

Rồi em và An chạy nhanh đến trường. Ngay khi đến lớp, em khoe với An về cây bút mới được bố mẹ tặng nhân ngày sinh nhật. Chiếc bút có màu vàng, nắp bút hình con lợn trông rất đáng yêu. An rất thích nó. Bạn mượn chiếc bút, ngắm nó một lúc rồi bạn trả lại cho em. Em bỏ vội chiếc bút vào ngăn bàn và ra sân chơi cùng An mà không biết rằng chiếc bút đã rơi xuống đất từ bao giờ. Đến giờ vào học, em không thấy cây bút đâu cả. Thấy em chưa làm bài, An hỏi:

- Sao cậu chưa làm bài?

Em trả lời:

- Mình mất bút rồi.

Nghe vậy, An cũng tìm giúp em, nhưng tìm mãi chẳng thấy đâu. Em nghi là bạn đã lấy rồi lỡ lời trách bạn:

- Có phải cậu thấy bút của tớ đẹp nên đã lấy rồi phải không? Ban nãy tớ thấy cậu cứ ngắm nó hoài mà.

An cuống lên:

- Không, mình không có lấy mà.

Em không them để ý đến thái độ của bạn nữa. Em mượn bút của bạn khác rồi làm bài. An rất giận em. Còn em lại nghĩ bạn đã ăn trộm rồi mà còn không nhận. Lúc ra về, khi đang sửa soạn sách vở, vô tình, em thấy chiếc bút ở khe ghế. Vừa mừng, vừa giận chính mình. Đáng ra em nên tin tưởng vào người bạn thân của mình mới phải. Em đã đổ lỗi oan cho bạn. Ngoảnh sangbeen, em định mở lời nói chuyện với An và xin lỗi thì bạn đã ra về. Chiều hôm ấy, em đi học thật sớm. An vừa đến, em ddax kéo bạn ngồi xuống ghế, lấy hết can đảm mà xin lỗi:

- An! Cho mình xin lỗi chuyện sáng nay nha. Mình tìm được cây bút rồi. Xin lỗi đã đổ oan cho bạn.

An nhẹ nhàng vỗ vai em và nói:

- Mình cũng rất buồn vì cậu đã nghĩ sai về mình. Tìm được là tốt rồi. Đó là món quà sinh nhật mà bố mẹ tặng cậu mà. Cậu phải giữ gìn nó cẩn thận. Thôi, mình không để bụng đâu.

An là người rất cảm thông với mọi người nên bạn tha thứ cho em ngay. Từ đó, em và An ngày càng thân thiết.

Tuy chuyện đã xảy ra lâu rồi, nhưng nó vẫn để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.

10 tháng 12 2016

đổ oan limdim

10 tháng 1 2019

Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

10 tháng 1 2019

cho mình hỏi thành phần khởi ngữ chỗ nào ạ

4 tháng 12 2017

Hay nhỉ bn tự làm hả

11 tháng 1 2019

Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao. Sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.

17 tháng 1 2019

Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao. Sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.

27 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nhé

Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó.

Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.

Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.

Với sự đáng phá dữ dội của giắc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.

Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả

Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.

Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.

29 tháng 11 2016

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.