K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nếu là gia đình nhà cò, em sẽ nói gì với ông cháu Bua Kham?

Bài đọc:

TRÊN KHÓM TRE ĐẦU NGÕ​

    Một ngày đầu hè, có đôi cò bay đến, đỗ trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham. Gió đu đưa cành lá làm vợ chồng cò thỉnh thoảng phải rướn chân và khẽ vỗ cánh để lấy thăng bằng. Mấy hôm sau, trên cành tre đã thấy một tổ cò làm bằng cọng và lá tre khô. 

    Chẳng bao lâu, Bua Kham nghe thấy tiếng cò con. Chúng kêu ríu rít trong tổ. Lúc rảnh, Bua Kham thường ra đứng dưới khóm tre. Chẳng gì thương bằng xem lũ cò con đòi ăn. Cứ thoáng thấy đôi cánh trắng chập chờn ở xa là chúng quơ quơ cái đầu trụi lông trên ổ lá. Chúng há rộng cặp mỏ mềm và kêu khàn khàn.

    Một buổi, trời nổi bão lớn. Mưa tạt rát mặt. Cả gia đình cò run rẩy, ướt sũng nên trông càng gầy nhom, xơ xác. Cơn gió mạnh bỗng ào đến. Mấy chú cò con bị hất lên và ngã nhào. Vợ chồng cò muốn lao xuống cứu con, nhưng cánh đã ướt nên đành bám lấy cành tre và kêu quác quác buồn thảm.

    Tan bão, Bua Kham nhìn thấy lũ cò con nằm run run dưới đất, giữa đống lá ngổn ngang. Người ta bảo có thể nhặt cò con về nuôi. Chúng sẽ quen nhà và đi tha thẩn bắt ruồi trên sân. Nhưng Bua Kham không muốn làm tan tác cái gia đình cò bé bỏng. Bọn cò con nhỏ quá, trả chúng về cho bố mẹ chúng thì hơn.

    Bua Kham gọi ông. Ông bắc thang, đem đặt lũ cò con vào chiếc tổ cũ. Mùa sinh nở năm sau, vợ chồng cò rủ thêm ba bốn chục cặp cò bạn cùng đến. Chúng rủ cả những đôi cò lửa đỏ như ánh chớp và những đôi vạc xám như bóng chiều. Khắp vùng, không đâu vui bằng vườn nhà ông cháu Bua Kham.

(Theo Vũ Hùng)

0

-Hình ảnh con cò thân thương luôn gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, trong sáng của con (“Mai khôn lớn con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót chân”).

-Khi con lớn lên trở thành thi sĩ, hình ảnh con cò vẫn luôn gần gũi bên con (“I”), hiện ra ngay trước hiên nhà và “trong hơi mát câu văn”(ý nói câu văn có chất thơ đẹp đẽ, bay bổng như cánh cò trắng thân thương).

#ByB#

24 tháng 1 2018

đoạn thơ trên thể hiện ước mơ của tác giả thủa còn bé . Trong tương lai , tác giả muốn trở thành 1 thi sĩ tài giỏi . Thấy cò trắng giang đôi cánh bay trên bầu trời , ngồi dưới hiên , tác giả nghĩ những con cò trắng kia sẽ mang những ước mơ của mình bay cao , bay xa . Trong câu " Cánh cò bay hoài không nghỉ " chỉ tác giả nỗ lực hết mình vì ước mơ về tương lai trở thành thi sĩ , ước mơ đó sẽ không dừng lại .

24 tháng 1 2018

à mà cậu có thể thay tác giả bằng tên tác giả nhé :) 

5 tháng 6 2018

- Những âm thanh mà Tiếng Việt đã gợi lên: Nhờ có văn chương mà ta có thấy nghe thấy tiếng gió thổi xào xạc giữa cầu tre, tiếng gió ấy thật êm tai, hay tiếng kéo gỗ của các bác thợ mộc đang buổi trưa, từng nhát kéo ẩn chứa biết bao nỗi nhọc nhằn, vất vả giữa cái nắng oi bức đó, hay tiếng bác lái đò trên sông khi đêm đã khuya, mặc dù trời đã tối mịt, cũng là lúc mà người người chìm vào giấc ngủ say nồng thì bác lái đò lại cần mẫn lái đò đánh cá, hay tiếng dải lụa bị xé ra, đầy những sợi chỉ trắng, tốn mất bao nhiêu mồ hôi, công sức của những người dệt vải, hay tiếng nước lũ làm con đê sắp bị vỡ, khiến cho người dân hoang mang, lo sợ -----> tất cả những âm thanh mà Tiếng Việt gợi lên đều mang một hàm ý rất riêng biệt, thể hiện nhiều mặt khác nhau của cuộc sống, đều chan chứa những tình cảm tốt đẹp.

- Những hình ảnh mà Tiếng Việt gợi lên: Là những hình ảnh vô cùng sinh động, hấp dẫn, đậm chất miền quê, hình ảnh những chú cò trắng lặn lội, vất vả đi kiếm ăn đến tận chiều tà rồi mới quay trở về nhà, hay những con nghe suốt ngày đằm mình dưới bùn, ướt đẫm cả thân ------> Những hình ảnh đó như muốn gợi cho ta thấy hình ảnh của những người nông dân Việt Nam mộc mạc, chân chất, vất vả làm lụng kiếm ăn, quanh năm gắn bó với ruộng đất, bùn lầy.

6 tháng 10 2017

         Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

5 tháng 10 2017

Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết:

 
 


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình. Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.

Từ bức tranh làng quê tươi đẹp, thanh bình ở hiện tại, tác giả gợi lại hình ảnh quá khứ hào hùng của dân tộc, để rồi sau đó lại hòa âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát vào nhịp sống mới mẻ. Đó là một Việt Nam chan hòa ánh nắng, nơi “hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người “yêu trọn tấm tình thủy chung”. Đất nước còn mang vẻ hữu tình bởi vô vàn cảnh sắc tươi mới: màu đen đôi mắt trở nên “long lanh” đầy cảm xúc, bàn tay rắn rỏi trong đau thương cũng như có “phép tiên”… Tất cả dệt nên một cuộc sống tinh khôi.

Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra, mà còn là nơi in dấu tuổi thơ, nơi của những “bâng khuâng chuyến đò” mà đêm đêm vọng câu hò Trương Chi. Mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” ấy chan chứa bao nghĩa tình, khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Điệp từ “ta đi ta nhớ” càng nhấn mạnh tình yêu son sắt, sự gắn bó bền chặt:

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Từ nỗi nhớ nước non đến nỗi nhớ những điều dung dị, mộc mạc:

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bát cơm rau muống quả cà giòn tan

“Ta” lớn lên nhờ đồng ruộng và khoai ngô, nhờ bữa cơm đạm bạc của rau muống, quả cà dầm tương. Thức quà của làng quê giản dị mà nuôi nấng biết bao thế hệ nên người. Dù mai này cất bước đến đâu, bữa cơm ấy vẫn luôn hiện hữu như sợi dây gắn kết để gợi nhớ quê hương. Yêu đất nước cũng chính là yêu từ bao điều bình dị như thế.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…

ai có thể nhận xét phần thân bài giúp tớ với      Trên cánh đồng, lúc trời chưa rõ sáng, cánh đồng ẩn hiện sau làn sương mờ đục. Cả cánh đồng tĩnh lặng như đang nghủ say. Mặt trời lấp ló sau những bụi tre giờ đã nhô lên cao. Nhìn từ xa, cánh đồng lúa chín vàng ươm, êm mượt như một tấm thảm khổng lồ. Bông lúa vàng ươm, trĩu lặng. Những đợt gió thổi liên hồi từ vi vu đến ào...
Đọc tiếp

ai có thể nhận xét phần thân bài giúp tớ với

      Trên cánh đồng, lúc trời chưa rõ sáng, cánh đồng ẩn hiện sau làn sương mờ đục. Cả cánh đồng tĩnh lặng như đang nghủ say. Mặt trời lấp ló sau những bụi tre giờ đã nhô lên cao. Nhìn từ xa, cánh đồng lúa chín vàng ươm, êm mượt như một tấm thảm khổng lồ. Bông lúa vàng ươm, trĩu lặng. Những đợt gió thổi liên hồi từ vi vu đến ào ào như đang đón chào bình minh. Lúa chơi với nhau ngả nghiêng chạy dài tới vô tận mà không biết gì. Những con cò bay đi bay lại trên bầu trời như đang kiếm thứ gì đó. Mặt trời lên cao hơn, chiếu sáng những tia sáng len qua những khóm lúa. Mới đó thôi các bác nông dân đã ra đồng từ lúc nào. Tiếng những bông lúa chơi đùa với nhau tạo ra một âm thanh rất kì lạ như là thiên nhiên đang hát để thư giãn tâm trạng của những bác nông đân.

       

1

nhận xét về cái gì cơ chứ thì mọi người mới biết được

nhận xet xem bài viết được chưa có cần thêm gì không

......................................Họ và tên HS: ................................................ ÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 – BÀI SỐ 3CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNGĐàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằnglăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:- Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân...
Đọc tiếp

......................................Họ và tên HS: ................................................ ÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 – BÀI SỐ 3
CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG
Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng
lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:
- Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim
vành khuyên đậu nhẹ trên cây chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành.
Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt
khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong
từng khe vỏ rách lướp tướp.
Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ
lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa?
Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chứng em giúp cho cây khỏi đau rồi chóng lớn, chóng có bóng lá,
che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi.
Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động...
Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Vành khuyên trò
chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn
nghe tiếng vành khuyên ríu rít:
- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!...
Câu 1: Đàn chim vành khuyên đậu xuống cây bằng lăng để làm gì?
A. Để nghỉ chân. B. Để bắt sâu cho cây. C. Để trú mưa.
Câu 2: Những từ ngữ nào trong bài cho thấy chim vành khuyên bắt sâu rất cần mẫn:
A. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Mỏ như xát mặt với vỏ cây.
B. Mắt trắng long lanh, đôi chân thoăn thoắt.
C. Lách mỏ tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.
D. Ý A và C đúng.
Câu 3: Những chi tiết nào miêu tả niềm vui của chim vành khuyên?
A. Ríu rít chuyền lên, chuyền xuống.
B. Há mỏ lên rồi nhún chân hót như báo tin vui. Reo mừng hát cho bằng lăng nghe.
C. Tìm sâu ở lộc cây, ở cành, ở những chiếc lá.
D. Ý A và B đúng.
Câu 4: Hình ảnh nào trong bài cho thấy cây bằng lắng rất xúc động trước việc làm của vành
khuyên?
A. Bằng lăng vui sướng, reo mừng khi nghe vành khuyên báo tin.
B. Bằng lắng xúc động, lặng người nghe vành khuyên hát.
C. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã, bằng lăng khóc vì cảm động.
D. Bằng lăng khỏi đau, chóng lớn, có bóng lá xanh tươi.
Câu 5: Bài văn nói lên điều gì sâu sắc?
A. Cần biết bắt sâu cho cây xanh tốt. C. Vành khuyên là loài chim có ích.
B. Ai giúp đỡ người khác sẽ có niềm vui và hạnh phúc.
Câu 6: Câu chuyện cho em cảm nhận điều gì về tình bạn giữa vành khuyên và bằng lăng?
......................................

bạn nào làm được mình tick cho

3
2 tháng 4 2020

1. B    2. D   3. D   4. B     5. B

câu 6 mình vẫn chưa nghĩ ra

2 tháng 4 2020

1. B 
2. D
3. D
4. C
5. B
 

29 tháng 10 2017

Những hình ảnh quê hương được nhắc đến là: con cò bay lả, lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng, con đó lá trúc qua sông, trái mơ tròn trĩnh, quả bóng đung đưa. Những hình ảnh này gợi cho em cảm thấy quê hương thật thanh bình. 

Cái này mik đoán vậy thui nha, có chỗ nào ko được bn bỏ đi nhé.

4 tháng 11 2017

Hình ảnh trong bài thơ là:con cò,lũy tre,cây đa,con đò,trái mơ,quả bòng.Bài thơ gợi cho em hình ảnh về một làng quê yên bình.

23 tháng 6 2021

ok luôn

mị tưởng ở sở thú không có chuồng cò ?????

23 tháng 6 2021

Thì ra bố mẹ mình là con cò 

Mà sao con cò lại sinh ra con người ?

Ảo thật đấy