K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2023

?

?

Mình gợi ý cho bạn một phần bàn luận mình từng viết bạn có thể tham khảo và bổ sung thêm để bài viết được hoàn thiện: 

       Nếu ví cuộc đời là một bản trường ca bất tận thì bài học về lòng khoan dung như một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc và ý nghĩa. Lòng khoan dung là sự cảm thông, rộng lượng tha thứ cho những sai lầm của người khác. Từ lâu, khoan dung đã trở thành đạo lí sống của dân tộc. Con người không thể là "một phiên bản hoàn hảo", trong mọi người đều tồn tại "gót chân Asin" có thể trở thành bả ngọt đưa con người đến với sai lầm. Khi con người cứ tập trung nhìn vào thiếu sót của nhau, dựa vào sai lầm đó phán người khác, liệu "người với người sống để yêu nhau" ( Tố Hữu)? Khoan dung tồn tại để gỡ bỏ mọi khúc mắc còn vướng bận trong lòng người trở thành sợi dây liên kết bền chắc cho những mối quan hệ. Nếu hai người lựa chọn gắn bó với nhau nhưng họ không thể chấp nhận tha thứ cho sai lầm của nhau thì chẳng khác nào đi trên một nhịp cầu đứt gãy không thể bước tiếp cũng không thể quay lại. Con người mang trong mình những ích kỷ cá nhân để nó che lấp đi lòng khoan dung vốn có, mối quan hệ đó có còn bền lâu hay chỉ là những mảnh chắp vá lâu dài. Ai cũng giữ cho mình suy nghĩ ích kỷ tình yêu thương liệu có còn mãi hay vắng bóng trên thế gian này? Vì vậy, con người luôn phải giữ cho mình một tấm lòng khoan dung, độ lượng đối với sai lầm của người khác. Đó là cách để chúng ta yêu thương cũng là giữ lửa cho một mối quan hệ bền vững.” 

 

     Lòng khoan dung không chỉ là chất keo kết dính một mối quan hệ còn là cánh cửa dẫn lối cho những mảnh đời bất hạnh tìm đến ngưỡng cửa mới trở lại làm người. "Người thành công luôn có một quá khứ, kẻ tội đồ luôn có một tương lai". Họ có thể vì vốn hiểu biết hạn hẹp hoặc sự bồn bột của tuổi trẻ mà đi vào con đường tha hóa đạo đức. Nhưng điều quan trọng họ nhận thức như thế nào về sai lầm của mình? Quý giá hơn hết thảy là những kinh nghiệm họ rút ra được từ những lần "lầm đường lạc lối" để thay đổi, hoàn thiện phần "người" còn thiếu sót . Khoan dung của mọi người cũng như của toàn xã hội chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đưa họ đến một tương lai mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác. Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”. Khi họ được chấp nhận bước vào thế giới con người lần thứ hai là cho họ cơ hội thay đổi tốt hơn, cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Nhưng ngược lại nếu một lần nữa họ bị chối bỏ, đồng loại xa lánh tiếp tục dồn họ vào vũng bùn nhơ của xã hội thì chẳng có sự cảm hóa nào xảy ra. Cánh cửa tương lai giành cho họ cũng đóng khép nhốt họ trở lại trong cuộc đời tăm tối bủa vây phía trước. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được anh Chí hiền lành sống những trang văn của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao. Vốn là một anh canh điền lương thiện chỉ với ước mơ có một mái ấm trọn vẹn, gia đình hạnh phúc nhưng lại chịu cảnh tù tội, án oan sai không thể tẩy sạch. Khi ra tù, Chí bị chối bỏ bởi chính những người dân làng Vũ Đại. Có lẽ đó là lý do lớn nhất khiến cho Chí rơi vào thảm kịch cuộc đời từ anh canh điền hiền lành trở thành con quỷ làng Vũ Đại ngày ấy. May mắn thay còn một người với tấm lòng yêu thương, khoan dung độ lượng vô điều kiện đối với Chí Phèo là Thị Nở. Cô đã đánh thức được những khát khao được hòa nhập trở lại làm người chân thật nhất trong con người Chí. Thật đáng thương! Hạnh phúc không thể mỉm cười với anh canh điền ấy. Bà cô Thị Nở đại diện cho định kiến ích kỉ chì chiết, lăng nhục, giày vò; một lần nữa Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về làm người. Nếu xã hội ấy có một chút yêu thương, vị tha đối với Chí Phèo liệu chúng ta có thấy được anh Chí khác được trở về cuộc sống hằng mơ ước ? 

 

31 tháng 5 2016

Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.Thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính trong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!

Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.

Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.

Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!

Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn

Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọn

9 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Sáng hôm ấy là thứ hai, mọi thứ đều thay đổi rất nhiều, tâm trạng của tôi cũng như vậy, tôi vui tươi lắm. Bởi tôi vui tươi nên những thứ gì mà đập vào mắt tôi cũng sinh động, nhộn nhịp lắm, mọi thứ sao nay đẹp đến lạ thường.

Bước vô lớp thì mọi thứ dường như khác với tôi nghĩ, bao nhiêu ánh mắt nhìn tôi với cảm giác ghê rợn. Tôi vào chỗ ngồi, Phương vội ghé sát vào tai tôi khé nói:

- Trời ơi, cậu mà lại đi làm chuyện đó ư ???

- Ủa ? Chuyện gì vậy? - Tôi ngạc nhiên, hốt hoảng.

Phương tiếp lời:

- Hôm qua ông có giữ dùm cặp của Trân, hôm nay bạn ấy mất cái túi tiền quỹ của lớp bỏ trong cái cặp đó (Trân là thủ quỹ của lớp) nên bây giờ ai cũng nghi ngờ cậu đấy, nhưng tôi chơi với cậu lâu nay tôi nghĩ ông không làm như vậy.

Tôi sẵn lúc ấy định đến bên Trân cố giải thích nhưng bạn ấy cứ một mực lảng tránh tôi. Cả lớp ai ai thấy tôi cũng mặc cảm im lặng. Tôi gục xuống bàn, mình không có làm như vậy mà, mình không có làm như vậy mà, sao các bạn không tin mình. Tôi chạy xuống phòng vệ sinh rửa mặt và thốt lên:

- Trời ơi ! Sao các bạn không tin mình ?

 

Chạy liền lên lớp các bạn nói rằng túi tiền ấy Trân đã kiếm ra rồi, tôi đã được minh oan, các bạn đã xin lỗi tôi. Tôi vui lắm, cuối cùng mọi chuyện cũng được sáng tỏ. Bây giờ, ai ai nhìn tôi cũng cười tít mắt, vui vẻ. Tôi vui trong lòng mà không nói ra, vui vì mình không còn đấu tranh nội tâm như trước nữa, mọi nỗi lo sợ, lo các bạn sẽ xa lánh đã bay đi. Tôi thầm nhủ rằng:

Cảm ơn các bạn đã hiểu cho tôi.

Lòng biết ơn là một giá trị quan trọng trong cuộc sống và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ và bền vững cộng đồng. Trong bài nghị luận này, tôi sẽ trình bày về những lợi ích của lòng biết ơn và cung cấp một số cách để phát triển nó.

Trước tiên, lòng biết ơn là một cảm xúc tích cực giúp chúng ta nhận ra và đánh giá cao những điều tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống. Khi chúng ta biết ơn những điều tốt đẹp đã xảy ra, chúng ta cảm thấy hạnh phúc, tạo động lực và tăng sức khỏe tinh thần.

Thứ hai, lòng biết ơn giúp chúng ta xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với người khác. Khi chúng ta thể hiện lòng biết ơn, chúng ta thể hiện sự tôn trọng và trân trọng đối với người khác. Điều này giúp chúng ta tạo ra môi trường tốt hơn để giao tiếp và hợp tác, cũng như xây dựng mối quan hệ tình cảm khắc phục khó khăn.

Để phát triển lòng biết ơn, có một số cách mà chúng ta có thể thực hiện.

Biểu đạt lòng biết ơn: Chúng ta nên thường xuyên biểu đạt lòng biết ơn bằng cách nói "cảm ơn", viết lá thư, hoặc gửi tin nhắn cho những người đã giúp đỡ mình.
Quan sát tích cực: Chúng ta nên hướng sự chú ý của mình về những điều tích cực trong cuộc sống và quan sát những điều tốt đẹp ngày qua ngày.
Lắng nghe và cảm nhận: Chúng ta cần lắng nghe và cảm nhận sự giúp đỡ từ người khác, và nhìn nhận những điều mà họ đã làm cho chúng ta.
Tổng kết lại, lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống tích cực và các mối quan hệ tốt đẹp. Bằng cách biểu đạt lòng biết ơn và thực hiện các cách phát triển lòng biết ơn, chúng ta có thể tạo ra một môi trường tốt hơn cho bản thân và người xung quanh

25 tháng 8 2023

>:(

26 tháng 8 2023

Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn bã… Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó,ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên”. Nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng, việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc,biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm. Nhưng so với thực tế,chẳng mấy ai có thể làm được như vậy.

Song nếu nhìn lại, việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ. Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày, vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình,hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học… Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người. Vì vậy, hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.

30 tháng 8 2023

Sống giản dị là một triết lý sống mà người ta tìm cách tối giản hóa cuộc sống và tập trung vào những điều cơ bản và quan trọng nhất. Nó liên quan đến việc giảm bớt sự phức tạp, tiêu thụ không cần thiết và tập trung vào những giá trị thực sự.
Sống giản dị có thể mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Đầu tiên, nó giúp chúng ta giảm căng thẳng và áp lực từ việc cố gắng đạt được nhiều thứ và sở hữu nhiều tài sản. Thay vào đó, chúng ta tập trung vào những điều quan trọng như sức khỏe, gia đình, tình bạn và trải nghiệm cuộc sống.
Sống giản dị cũng giúp chúng ta tiết kiệm tài chính và tài nguyên. Thay vì tiêu xài không kiểm soát, chúng ta học cách đánh giá xem những gì thực sự cần thiết và tạo ra sự cân bằng trong việc sử dụng tài nguyên.
Ngoài ra, sống giản dị còn giúp chúng ta tạo ra môi trường sống đơn giản và gọn gàng. Bằng cách giảm bớt đồ đạc không cần thiết và tập trung vào những vật phẩm thực sự mang lại niềm vui và ý nghĩa, chúng ta có thể tạo ra không gian sống thoải mái và tĩnh lặng.
Tuy nhiên, sống giản dị không phải là một phong cách sống phù hợp với mọi người. Mỗi người có những giá trị và ưu tiên riêng, và cách sống giản dị có thể khác nhau đối với mỗi người. Quan trọng nhất là tìm ra cách sống mà mang lại sự hài lòng và cân bằng cho bản thân.
Chính vì thế , sống giản dị là một quá trình liên tục và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi chúng ta có thể bị cuốn vào cuộc sống phức tạp và tiêu thụ không kiểm soát. Tuy nhiên, bằng cách nhìn nhận lại giá trị thực sự và tập trung vào những điều quan trọng, chúng ta có thể tạo ra một cuộc sống đơn giản và ý nghĩa hơn.

16 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Nếu như trong Chuyện người con gái Nam Xương tác phẩm được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng cốt truyện trở nên hấp dẫn và đầy kịch tính nhờ những chi tiết đặc sắc như chi tiết kì ảo và chi tiết cái bóng thì trong Chiếc lược Ngà - Nguyễn Quang Sáng, vai trò của những chi tiết ấy cũng thể thiếu được. Và đó chính là chi tiết chiếc lược ngà cùng vết thẹo dài trên ông Sáu.

Với chi tiết Chiếc Lược ngà đây là cũng là nhan đề chính của câu chuyện. Chi tiết này mang lại nhiều ý nghĩa đối với từng nhân vật trong tác phẩm. Như với ông Sáu đây là kỉ vật duy nhất ông dành cho con, là lời hứa sẽ trở về cùng đoàn tụ với con gái, nhưng quan trọng nhất là đây là vật giúp ông gỡ rối được trong lòng mình vì khi tức giận đã đánh bé Thu. Đồng thời, chiếc lược ngà mỗi khi ông mang ra mài giũa cũng là lúc giúp ông vơi bớt nỗi nhớ con gái.

Và chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa với ông Sáu bao nhiêu thì nó lại càng quan trọng với Bé Thu bấy nhiêu. Bởi đây là di vật thể hiện giấc mơ tuổi thơ về lời hứa của ông Sáu với cô bé sẽ trở về và đem mua cô một chiếc lược. Và món quà duy nhất mà cha cô để lại này nó chất chứa biết bao tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu, đó là tình cha con thiêng liêng và đáng quý bởi nó diễn ra vô cùng ngắn ngủi trong thời khắc mà cô bé nhận ra ba của mình nhưng đó cũng là thời khắc éo le trong cuộc chia tay của họ.

 

Không chỉ bé Thu hay ông Sáu, chiếc lược ngà ấy cũng vô cùng ý nghĩa với Bác Ba. Đó là sự ủy thác thiêng liêng của người bạn thân mà giây phút trước khi hi sinh ông Sáu không kịp trăn trối điều gì chỉ có thể rút chiếc lược ra và nhờ Bác Ba đem tận tay cho cô con gái bé nhỏ. Và Bác Ba đã trở thành người giúp kết nối tình cảm cha con cho ông Sáu với Bé Thu.

Nhưng đặc biệt hơn, chi tiết đặc sắc chiếc lược ngà không chỉ có ý nghĩa với các nhân vật trong truyện mà nó là biểu tượng cho tình phụ tử thiêng liêng, giúp gắn kết các câu chuyện với nhau tạo nên một mạch câu chuyện diễn ra có sự liên kết và hấp dẫn, cảm động hơn. Và hơn hết, chiếc lược ngà đó là nhân chứng cho nỗi đau và sự hi sinh do chiến tranh gây ra.

 

Cùng với chi tiết chiếc lược ngà, chi tiết vết thẹo trên mặt ông Sáu song song, đồng hành góp phần làm cho câu chuyện trở nên đầy kịch tính và lôi cuốn, chạm đến trái tim người đọc hơn.

Cũng giống như chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương thì chi tiết vết thẹo đặc sắc này trong Chiếc lược Ngà đóng vai trò quan trọng cho cốt truyện, bởi đó là chi tiết thắt nút - mở nút cho câu chuyện.

Nó ý nghĩa thắt nút cho câu chuyện bởi vì chính vết thẹo mà bé Thu không nhận ra ngay từ lần gặp đầu tiên. Khi vừa thấy một đứa trẻ vui đùa trên bến, ông Sáu vội vàng gọi bé Thu và vết thẹo của ông cũng đỏ ửng lên, tình tiết này đã làm cho bé Thu hoảng sợ và chạy khóc gọi mẹ. Cảnh tượng ấy xuất hiện thật éo le, còn nỗi đau hay sự thất vọng nào bằng chính sự hoảng sợ và con gái không nhận ra ba nó. Và chính vì vết thẹo ấy mà bé Thu một mực không nhận Ba, quyết không gọi ba, bởi với cô bé người ba này không giống với ba chụp chung hình với má.

Bên cạnh thắt nút, chi tiết đặc sắc vết thẹo cũng là chi tiết mở nút cho câu chuyện. Và cho đến khi được bà ngoại giải thích vì sao trên mặt ông Sáu có thẹo là do thằng Mĩ gây nên đã góp phần giải toả sự nghi ngờ của cô bé mới 8 tuổi. Và khi mở nút cho câu chuyện từ chi tiết vết thẹo, kịch tính của câu chuyện như được đẩy cao trào lên khi cô bé nhận ra ba mình trong thời khắc của một cuộc chia tay. Cô nhận ra ba mình và không muốn xa lìa ông, nên cô bé có những cử chỉ trái ngược với ban đầu của câu chuyện, nếu như trước đây vết thẹo làm cô sợ thì cô bé lại càng yêu vết thẹo ấy, cô hôn lên trán, lên má và cả lên vết thẹo dài của ba mình.

Cũng từ chi tiết mở nút ấy, ta nhận ra được nhiều điều hơn về nhân vật cũng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Với ông sáu, vết thẹo là dấu vết của chiến tranh, là minh chứng cho lòng dũng cảm và sự hi sinh của một chiến sĩ cách mạng. Đồng thời nó là rào cản làm ông mất đi 3 ngày không được làm cha. Còn với bé Thu, nó thể hiện được cá tính mạnh mẽ và cùng tình yêu sâu sắc của cô bé dành cho ba vô cùng lớn. Còn với nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm, chi tiết vết thẹo là minh chứng cho những nỗi đau trong chiến tranh đồng thời khẳng định tình phụ tử thiêng liêng, vĩnh cửu và mạnh liệt, nó không thể bị hủy diệt cho dù chiến tranh có xảy ra.

Như vậy, qua hai chi tiết đặc sắc như chiếc lược Ngà và vết thẹo đã góp phần làm cho câu chuyện trở nên kịch tính, hấp dẫn và ý nghĩa hơn. Đặc biệt nó đã khẳng định được tình yêu cha con thật thiêng liêng và đáng trân quý ở mọi hoàn cảnh, đó cũng là tư tưởng mà tác giả Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến qua tác phẩm "Chiếc lược Ngà".

15 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

15 tháng 2 2022

tham khảo

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

 

Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

 

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

 

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

 

 

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

1 tháng 4 2021

Em tham khảo nhé !

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thật ấy được tác giả làm sống dậy trong bài thơ "Bếp lửa". Bài thơ được viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập xa đất nước.

Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngôn từ bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thờ quá khứ được tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện về. Theo diễn biến tâm tư của nhân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lửa trong bài thơ: Lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay.

 

Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, bếp lửa của một thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai.

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh "chờn vờn sương sớm" thật sống động, gợi lên ngọn lửa không định hình khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng những gì đã qua, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt. Từ láy "ấp iu" bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợi lên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ "một bếp lửa" được lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành hình tượng xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa của quê hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Đọng lại trong 3 dòng thơ đầu có lẽ là chữ "thương" và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi "biết mấy nắng mưa". Hai chữ "nắng mưa" không chỉ để nói đến nắng mưa của thiên nhiên mà còn gợi cho ta nghĩ đến nắng mưa cuộc đời. Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy!

 

Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả sống lại với những năm tháng ấu thơ.

"Lên bốn tuổi.…

...còn cay!"

Lẽ thường, vui thì người ta cũng nhớ, nhưng những kỷ niệm buồn thường sâu đậm hơn nhiều. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn, đau buồn của nạn đói năm 1945. Đó là năm "đói mòn đói mỏi", "bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy". Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong sự cưu mang của người bà. Cảm nhận về nỗi vất vả gián tiếp tác giả bộc lộ thời thơ ấu của mình. "Mùi khói" rồi lại "khói hun nhèm", có thể nói nhà thơ đã chọn được mỗi chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến. Hình ảnh "khói hun nhèm mắt" cũng gợi cho ta nghĩ đến sự cay cực, vất vả tỏa ra từ 1 bếp lửa của gia đình nghèo khổ. Câu thơ "nghĩ lại .... cay" tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả. Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, ngôn từ chân thật giản dị như thế. Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói ... mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

 

Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh.

"Tám năm ròng.…

...trên những cánh đồng xa."

Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ như thể giọng kể trong 1 câu chuyện cổ tích, có thời gian, không gian, có sự việc và các nhân vật cụ thể. Nếu trong hồi ức, lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tượng đậm nét nhất của đứa cháu là "mùi khói", thì đến đây, xuất hiện 1 ấn tượng khác là "tiếng tu hú". Lúc mơ hồ, vắng lặng "trên những cánh đồng xa"., lúc gần gũi, nghẹn ngào "sao mà tha thiết thế", tiếng tu hú như than thở, sẻ chia những nỗi nhớ xa cách, trông ngóng mỏi mòn. Đưa tiếng tu hú, một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, Bằng Việt quả là có 1 tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương.

Trong những câu thơ ấy, ta thấy từ "bà" được lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" sóng đôi gợi sắc điệu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Tác giả như trách móc loài chim tu hú vô tình chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà không đến san sẻ với bà. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu. Nỗi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi. Ẩn chứa đằng sau những câu chữ ấy là tình cảm thương yêu, xót xa của nhà thơ trước nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.