K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo :

Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

#H

Link : Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học - 8 bài văn mẫu Kể chuyện lớp 5 đạt điểm cao - VnDoc.com

2 tháng 2 2021

cảm ơn bạn

Thảo có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà buông chấm vai. Nước da Thảo trắng mịn, cổ mang khăn quàng đỏ nổi bật trên nền áo. Chân bạn đi tất trắng dài tới đầu gối, đôi giày vải cùng một màu trắng tinh. Bạn bước lên sân khấu với tiết mục kể chuyện “Thạch Sanh”, câu chuyện quen thuộc mà nhiều người biết đến. Ấy vậy mà khi giọng kể của Thảo cất lên, cả hội trường đều chăm chú lắng nghe và dần bị cuốn hút vào câu chuyện. Bạn kể rất truyền cảm làm cho mọi người thấy thương anh Thạch Sanh nghèo khổ, thật thà và căm ghét tên Lí Thông gian trá. Đến đoạn chàng dũng sĩ Thạch Sanh đánh Trăn Tinh, giọng bạn trở nên thật hùng hồn, sôi nổi. Cứ thế, nội dung câu chuyện được bạn diễn tả bằng cả giọng điệu lẫn nét mặt, ánh mắt và điệu bộ thật hấp dẫn…

7 tháng 5 2019

bạn lên toplish mà tham khỏa đảm bảo hay khỏi chê. Mình trả lời nhanh nhất này k cho mình đi!

10 tháng 3 2020

bạn tham khảo nhé

Mỗi người bạn là một món quà quý giá. Bên bạn bè chúng ta có thật nhiều kỉ niệm. Em có một kỉ niệm thật vui với người bạn thân của mình, đó cũng là kỉ niệm khó quên nhất trong lòng em.

Đó là từ hồi em học lớp hai, hồi đó em và Lan là bạn thân cùng một lớp, hai đứa đi học, đi chơi hay làm gì cũng đều có nhau. Lan thì thích búp bê còn em thì thích đọc sách, đặc biệt là những cuốn truyện thiếu nhi, hai đứa mỗi người mỗi sở thích vậy đó. Em còn nhớ hôm đó là ngày sinh nhật mình, Lan đã dành hết số tiền cậu ấy tiết kiệm được mua tặng em những cuốn truyện hay. Mở món quà ấy ra, em vui và hạnh phúc lắm, Lan là người luôn hiểu và dành cho em nhiều điều tuyệt vời. Trong hộp quà sinh nhật hôm ấy còn có một bức thư có lời chúc mừng sinh nhật kèm lời tạm biệt. Lan bảo, ngày mai bạn ấy phải cùng gia đình chuyển vào Nam sống, những ngày qua cậu ấy cố giấu vì sợ em buồn. Đây là món quà sinh nhật cũng là món quà chia tay, cậu ấy còn hy vọng em sẽ luôn nhớ và viết thư thường xuyên cho cậu ấy. Hôm đó, em vừa vui, vừa buồn. Vui vì món quà dễ thương nhận được, buồn vì phải chia tay người bạn từng gắn bó bấy lâu. Với em, Lan là một người bạn tốt, em luôn trân trọng tình bạn ấy với Lan.

Bây giờ, tuy hai đứa xa nhau về khoảng cách nhưng vẫn thường xuyên hỏi han nhau về học tập cũng như cuộc sống. Cậu ấy vẫn còn nhớ những sở thích ngày xưa ấy và gửi tặng em những cuốn sách hay. Em cảm thấy mình thật may mắn vì có được người bạn như Lan.

10 tháng 3 2020

Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan- cô bạn thân từ hồi lớp 1 đến giờ vẫn học với em.

Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca “cây nhà lá vườn” này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì. Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc.

Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quý mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn dành thời gian giúp đỡ cha mẹ. Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui.

Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.

Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến.



 

25 tháng 1 2018
Văn học Việt Nam là kho tàng của những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ tích đã nhẹ nhàng đi vào lời ru của bà, của mẹ. “Cây khế” là một trong những truyện cổ tích gần gũi, thân quen với tuổi thơ các bạn nhỏ. Tôi chính là nhân vật Chim Thần trong truyện cổ tích đó. Hôm nay, tôi xin được kể lại câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ ý nghĩa của nó. Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Người anh tham lam lười biếng. Người em lại hiền lành, chăm chỉ. Khi hai anh em lấy vợ chưa được bao lâu thì người anh chia gia tài. Vốn bản tính tham lam sẵn có lại cậy thế mình là anh cả hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt. Vợ chồng người anh sống sung sướng, an nhàn trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Tuy cuộc sống vất vả nhưng ngày nào người em cũng không quên tưới nước, chăm sóc cho cây khế. Mùa khế năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra hoa kết trái, cành nào cành ấy đều sai trĩu quả. Vợ chồng người em thầm nghĩ bán quả lấy tiền mua thóc gạo. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, tình cờ lại bay ngang qua khu vườn của người em, thấy những quả khế chín mọng hấp dẫn, tôi vội sà xuống ăn hết trái này đến trái khác. Thấy tôi ăn khế, người em ở đâu đi đến đứng ngước mắt nhìn tôi, anh ta không đuổi tôi đi mà chỉ buồn rầu than thở với tôi: - Chim ơi! Gia tài nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này thôi. Chim ăn hết rồi, tôi biết lấy gì để sống? Tôi vốn là loài chim biết trả ơn bèn đáp: - Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Vợ chồng người em có vẻ bất ngờ vì tôi biết nói tiếng người. Nhưng cũng theo lời đi may một cái túi ba gang. Mấy hôm sau, theo như lời hẹn, tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em thấy vàng chất đầy đảo nhưng không hề tỏ vẻ tham lam, chỉ lấy đủ một túi ba gang rồi nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có. Vợ chồng người em còn đem tiền và gạo giúp đỡ mọi người trong vùng. Chuyện đến tai người anh. Người em không giấu diếm kể hết sự việc. Lòng tham nổi lên, người anh bèn gạ đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Vợ chồng người em đồng ý, thế là anh ta chuyển về chỗ người em ở. Mùa khế ra hoa kết trái năm sau tôi lại đến ăn như lần trước. Người anh cũng than thở với tôi y như người em. Tôi vẫn đáp: - Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng. Anh ta vui mừng khôn xiết, nhưng hai vợ chồng người anh lại may một cái túi to đến mười hai gang. Tôi đưa anh ta đến đảo lấy vàng. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang và cố gắng nhét đầy mọi chỗ trên người mình. Lúc trở về, ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi hắn mới bò lên được lưng tôi. Nhưng vì nặng quá, tôi phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên khỏi mặt đất được. Đường về nhà hắn phải bay qua biển rộng, phần vì chở quá nặng, phần vì có một luồng gió bất chợt thổi đến, tôi không giữ được thăng bằng, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi vàng xuống biển sâu. Câu chuyện qua đã lâu nhưng vẫn nhắc nhở mỗi người không nên tham lam. Tham lam sẽ nhận lại hậu quả thích đáng.
25 tháng 1 2018

mk làm đề thứ 3 nhé bn

 Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.


 

27 tháng 1 2019

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 2

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

27 tháng 1 2019

1 . Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 3

Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.

2 . Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.

3 . 

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

K mk nha !


 


 

13 tháng 5 2018

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.

Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.

Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.

Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý. 

Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Rồi đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nóì những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vàng vào trong người rồi kéo lê túi vàng leo lên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cánh đến ba lần mới cất mình lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu được sức gió, liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham lam.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-cau-chuyen-co-h-cay-khe-c117a21471.html#ixzz5FNug45ba

13 tháng 5 2018

+ Câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim

+ Câu chuyện cổ tích Sọ dừa
k mình nhé

14 tháng 3 2018

Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.

Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.

Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:

-  Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!

Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:

-  Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!

Bà lão móm mém cười:

-  Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?

Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.


Tích nha bạn

14 tháng 3 2018

Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.

Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.

Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:

-  Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!

Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:

-  Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!

Bà lão móm mém cười:

-  Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?

Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.


Tóm tắt thôi nên ngắn lắm nha!!''

24 tháng 1 2018

Chủ nhật, em được bố mẹ cho đi chơi chợ đêm. Chợ được trang trí khá đẹp mắt. Ra Hồ Gươm, em bỗng thấy một sân khấu ngoài trời dán áp phích: "Buổi biểu diễn của ca sĩ Khởi My".

Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Phía dưới sân khấu, khán giả ngồi chật ních tưởng như không còn cả một chỗ đứng. Tuy phải giành nhau từng chỗ ngồi nhưng họ vẫn vui vẻ. Dường như để được xemCô biểu diễn, mọi người không quan tâm tới một điều gì cả. Buổi biểu diễn bắt đầu. Không gian ồn ào lúc trước đã được thay bằng những điệu nhạc du dương. Từ sau tấm màn đỏ chói, cô ca sĩ trẻ bước ra sân khấu, vẻ mặt tươi cười chào khán giả. Âm thanh bài hát của Khởi Myvang lên thật tươi vui. Cô thướt tha trong tà áo dài trắng muốt. Với mái tóc được tết thành hai bím, trông Cô như một cô sinh viên ngây thơ. Cô cất lên giọng hát trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò. Điệu hát lúc trầm, lúc bổng khiến người ta nhớ lại thời sinh viên. Trên sân khấu, cô sinh viên thả hồn trôi theo bài hát. Ca sĩKhởi My bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, cô bước về một góc sân khấu hay xuống khán đài. Đến đâu, mọi người cũng hò hét , cuồng nhiệt hát theo cô và giơ cao băng rôn :Khỏe my là số một". Cả buổi tối hôm ấy, cô hát hết mình. Cô như không thấy mệt mỏi khi đem giọng ca tuyệt vời của mình phục vụ "fan" hâm mộ. Phía dưới khán đài, khán giả cổ vũ hết mình. Khán giả cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được thưởng thức giọng hát ấm áp của Cô

Ôi, sao mà nhanh vậy. Bài hát đã kết thúc.khởi my tươi cười chào khán giả và đón những bó hoa từ tay khán giả. Nghe những tràng pháo tay không ngớt của "fan`` hâm mộ, em biết tình cảm và sự hâm mộ của khán giả dành chokhởi my nồng nhiệt đến mức nào.

bài 2

Một nụ cười là mười thang thuốc bổ. Câu tục ngữ xưa đã dạy cho ta biết sống để vui, để yêu người và yêu đời.

Em thích xem các chương trình tấu hài trên màn ảnh nhỏ, đặc biệt là chương trình Gala cười. Một bộ sưu tập hài đặc sắc để ta cười về những thói hư tật xấu, về mối quan hệ giữa người với người và về lối sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ.

Nhân vật chính trong tiểu phẩm "Một giây tốc độ, ngàn năm nói ngọng." do chú Hữu Phước đảm trách. Chú có có dáng người dong dỏng cao, thao tác biểu diễn rất linh hoạt và uyển chuyển. Gương mặt rất nghiêm nghị với đôi mày rậm và hàng ria trên mép. Trang phục trên sàn diễn của chú bình thường nhưng nêu bật được nhân vật mà chú phải thu vai. Những lời thoại của kịch bản được chú truyền tải đến khán giả theo phong cách riêng biệt, hóm hỉnh. Từng tràng vỗ tay tán thưởng như sấm dậy sau mỗi câu nói ngắt, nghỉ, lên xuống giọng có ý tứ của chú. Điệu bộ có lúc ngây ngô, có lúc khôn ranh đã mang đến cho khán giả những trận cười hả hê.

Theo em, muốn làm nghệ sĩ phải có khiếu và phải yêu nghề. Phải sống với nhân vật, biết hóa thân thành nhân vật ấy dù là nhân vật chính diện hay phản diện. Em luôn quý trọng các nghệ sĩ làm nghệ thuật. Họ đã phục vụ cho mọi người những món ăn tinh thần như những liều thuốc bổ.


 

29 tháng 1 2021

1110+1110=?

20 tháng 4 2020

Đề 1: Bạn tham khảo bài này nhé

Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thì hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.

Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nên có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý. Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đến với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi, xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.

Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng, những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.

Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm, cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu, cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào, chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi, cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiểu nữa. Ở những câu hỏi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ” những lúc như thế cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng, chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.

Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ dừng lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.

Mik làm một đề thôi nhé

Hok tốt

20 tháng 4 2020

hãy viết một bài vă từ 10 đến 15 câu về mmootj bài văn tả cảnh

14 tháng 3 2018

Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.



 

14 tháng 3 2018

Ở hiền thì được gặp hiền

Người ngay thì được Phật tiên độ trì.

Đó là hình ảnh cô bé tốt bụng trong câu chuyện cổ tích nước ngoài em đã được học. Trên truyện thật dễ thương: Miệng nói ra hoa ra ngọc. Chuyện kể rằng:

Ngày xưa, có một cô gái hiền lành tốt bụng. Cha mẹ cô đều mất sớm nên cô phải đi ở cho hai mẹ con nhà giàu nọ. Mẹ con chủ nhà thật là độc ác, chua ngoa. Họ chửi mắng cô gái đi ở tồi tệ, mặc dù cô chăm chỉ làm việc, thật thà, chất phác.

Một hôm, ra bờ suối để múc nước gánh về, cô gái gặp một cụ già rách rưới xin ngụm nước. Cô thấy thương cụ quá nên vội rửa sạch thùng rồi chạy ra ngoài xa múc nước trong, hai tay dâng thùng nước cho bà cụ uống.

Uống xong, cụ già bảo:

- Con tốt bụng lắm. Con thật đáng khen. Ta ban phép lành cho con đây. Từ nay con mở miệng nói thì ra hoa, ra ngọc. Cô gái cúi đầu cảm ơn bà cụ, lúc nhìn lên thì bà cụ đã biến mất. Cô gái vội gánh nước trở về. Đến nhà, mẹ con chủ nhà quát mắng. Cô gái chắp tay van xin:

- Con xin bà tha lỗi cho con!

Vừa nói dứt lời thì hai đóa hoa thơm ngát và hai viên ngọc lấp lánh từ trong miệng cô bay ra.

Mẹ con chủ nhà vô cùng kinh ngạc. Khi nghe cô kể lại sự việc, mụ chủ vội giục con gái ra suối lấy nước. Cô ta mang bình đi. Đến nơi, bỗng một em bé rách rưới, bẩn thỉu đến xin nước uống. Cô ta bĩu môi nói rằng:

- Cái con bé dơ bẩn này! Dễ tao đến đây múc nước cho mày uống à? Muốn uống thì tự xuống suối mà uống!

Em bé lúc đó bỗng biến thành một bà tiên. Người bà tỏa ánh sáng lấp lánh. Bà tiên bảo rằng:

- Mày xấu bụng lắm. Đáng bị trừng phạt. Từ rày, mày mở miệng ra nói thì nhả ra rắn, ra cóc vậy. Nói rồi bà tiên biến mất, cô ả ngoai ngoải về nhà.Thấy con gái về, mụ mẹ săn đón hỏi han từ cổng vào:- Thế nào hả con? Có gặp bà tiên không?

Cô ta vừa đáp:

- Mẹ ạ!

Bỗng hai con rắn và con cóc từ miệng cô bò ra thật khiếp đảm! Mụ mẹ hoảng hốt la hét:

- Trời ơi! Sao lại thế này? Con ranh ác độc kia. Hại con tao phải không? Vừa nói mụ vừa lấy cây đánh cô bé đi ở. Cô gái sợ quá chạy một mạch vào rừng xanh, oan ức và buồn tủi. Giữa lúc ấy thì hoàng tử đi săn về ngang qua đấy. Nhìn thấy cô gái khóc, hoàng tử dừng lại xuống ngựa, lại gần cô và hỏi:

- Vì sao cô khóc? Cô gái thổn thức trả lời:

- Em bị bà chủ đánh...

Hoàng tử thấy miệng cô gái hoa và ngọc bay ra, rất lấy làm lạ. Biết chuyện, hoàng tử đưa cô gái về cung, xin vua cha cho cưới nàng làm vợ. Còn ả con gái mụ chủ thì ngày càng khiếp sợ về mình. Ả đi lang thang khắp nơi, không ai dám làm bạn và hỏi chuyện với ả. Còn mẹ ả thì sống thui thủi một mình, chẳng bao lâu thì chết.

Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: "Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ". Tấm lòng nhân hậu sẽ giúp cho người có có được hạnh phúc.