K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2021

Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi (nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).[cần dẫn nguồn] Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi cha bệnh tật. Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực cho Trần Hưng Đạo.

Tương truyền, ông nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đem bán lấy Tiền đong gạo nuôi thân. Ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Một hôm thấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh phang, cả hai con trâu chạy biến xuống nước. Ông mới biết hai con trâu mình vừa đánh là trâu thần, sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông, ông liền nuốt lấy, từ đó mà ông bơi lặn giỏi. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên đất và thường lặn lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước.

Hiện nay vẫn còn đền thờ Yết Kiêu, gọi là đền Quát, thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên của ông được đặt tên cho một phố ở Hà Nội, nơi có trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mà thường được biết đến với tên gọi Mỹ thuật Yết Kiêu.

Nhớ đúng !

8 tháng 1 2021

Bài văn này bạn chép trên mạng phải không zậy?

27 tháng 12 2022

Bạn tham khảo dàn ý này nha:

Hưng Yên vinh dự là quê hương và có địa danh lịch sử nổi tiếng Dạ Trạch, vùng đất lưu dấu nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của Triệu Quang Phục, vị vua anh hùng đã trị vì đất nước 23 năm (548- 571). Đại Việt sử ký toàn thư nhận định về Việt Vương Triệu Quang Phục như sau:“Vua giữ đất hiểm dùng kỳ binh để dẹp giặc lớn”. Theo sử sách, vùng “đất hiểm” đó chính là đầm Dạ Trạch (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên ngày nay). Còn “kỳ binh” chính là kế sách dụng binh hết sức mưu lược và sáng tạo của Triệu Quang Phục, bằng chiến thuật đánh lâu dài, đánh du kích đã dẹp tan quân Lương xâm lược.   Bấy giờ là đầu năm 545, dưới triều vua Lý Nam Đế (Lý Bôn), nước ta có tên là Vạn Xuân, nhà Lương tiếp tục huy động đại binh, cử tướng tài Trần Bá Tiên dồn sức mở cuộc tấn công xâm lược Vạn Xuân.Giai đoạn đầu, qua những trận ác chiến diễn ra cho thấy tư tưởng phòng ngự đã hoàn toàn chi phối tư duy quân sự của Lý Nam Đế, giặc nắm được nhược điểm này, quân ta liên tiếp bại trận phải rút lui. Giai đoạn sau, Lý Nam Đế bị bệnh, tin tưởng phó thác việc nước, trao hết binh quyền cho Triệu Quang Phục. Xét thấy đây là cuộc chiến không cân sức, quân ta bị động, lại tập trung lực lượng công khai dàn trận quyết đấu với kẻ địch vừa đông, vừa mạnh thì thất bại là điều khó tránh, Triệu Quang Phục nhanh chóng quyết định chuyển hướng chiến lược. Sự kiện này trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi, Triệu Quang Phục cầm cự với Trần Bá Tiên, chưa phân thắng bại. Nhưng quân của Trần Bá Tiên rất đông, Triệu Quang Phục liệu thế không chống nổi bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch. Triệu Quang Phục thuộc rõ đường lối, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở bãi đất, ban ngày thì không để lộ khói lửa dấu người, ban đêm thì dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh giặc, cướp lương thực...  Có thể nói rằng Triệu Quang Phục là một trong những bậc thầy thuộc hàng cổ nhất của lịch sử chiến tranh du kích Việt Nam… 

27 tháng 12 2022

Thank you bạnhihi

19 tháng 1 2023

Gợi ý cho em dàn ý chung:

MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)

Địa điểm diễn ra

TB: Thời điểm diễn ra lễ hội

Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:

Phần lễ:

+ Bài phát biểu của các lãnh đạo

+ Đánh trống khai hội

+ Ý nghĩa của lễ hội?

...

Phần hội:

+ Gồm các hoạt động giải trí nào?

+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?

+ Cảm xúc của mọi người?

=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?

KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội

19 tháng 1 2023

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.

+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?

Thân bài: 

+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?

+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?

-> 10/3 hàng năm.

+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?

-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.

-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.

+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?

-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.

-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.

-> ...

Kết bài:

+ Cảm nhận của em về ngày Lễ này.

29 tháng 1 2023

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.

+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?

Thân bài: 

+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?

+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?

-> 10/3 hàng năm.

+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?

-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.

-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.

+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?

-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.

-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.

-> ...

Kết bài:

+ Tình cảm em dành cho ngày Lễ này.

29 tháng 1 2023

Về j thế bạnhum

1 tháng 1 2023

mình đang cần gấp

 

ai ở tỉnh Lào Cai thì giúp mình nhé!

cảm ơn mn nhìuvui

25 tháng 4 2022

Ờm chị không ở tỉnh Lào Cai nên có gì nó không đúng thì em sửa lại giúp chị nhé :(kham khảo thui nha)

Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!

 

 

26 tháng 5 2021

Bạn tham khảo , chứ bây h mà ngồi viết thì lâu lắm !!

Đền Hùng biểu tượng lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ phụng các Vua Hùng những người có công dựng nước từ xa xưa. Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc.

Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ. Tiếp đến du khách sẽ được khám phá đền Trung địa điểm thường tổ chức các cuộc hội họp bàn các vấn đề quốc gia của vua Hùng thử xưa, qua đền Trung sẽ đến đền Thượng nơi thờ vua Hùng thứ 6 đây chính là vị trí cao nhất.

Mỗi năm ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất linh đình theo nghi thức quốc gia, Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.

Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.

Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

26 tháng 5 2021

Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích va giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.
Đền Hùng khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặp đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan. Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa. Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương. Trước mỗi cảnh vật bên trong chúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêng liêng.
Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh,tư liệu về Vua Hùng. Các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh của nhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc "Đại đoàn Quân tiên phong", và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", rất ý nghĩa và trở thành động lực giúp dân tộc chiến thắng các cường quốc ngoại xâm trong thế kỷ 20. Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi...
Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.

Tự viết thi lâu lắm 

(\____/)
( ◠‿◠ )
( >🍎< )

27 tháng 5 2021

I. Mở bài:

– Giới thiệu về Di Tích Lịch Sử Đền Hùng.

II. Thân bài:

– Lịch sử hình thành: Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

– Đặc điểm:

+ Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

+ Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

+ Đền Hạ: Xây vào thế kỷ 17-18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi u Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

+ Chùa Thiên Quang: Nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

+ Đền Trung: Tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý – Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

+ Ðền Thượng: Nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

+ Lăng vua Hùng: Là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

+ Đền Giếng: Nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

– Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích:

+ Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

+ Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của khu di tích Đền Hùng.

LM
Lê Minh Vũ
CTVHS VIP
27 tháng 5 2021

Mở bài Ở nước ta có rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đền Hùng là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất.

Thân bài a) Giới thiệu những nét chính về vị trí, về quy hoạch khu đền Hùng Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các vua Hùng. Quần thể này nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh (cao 175 mét). Núi Nghĩa Lĩnh còn có tên gọi khác là Núi Cả, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn. Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách thành phô’ Việt Trì khoảng 10 km. Năm 1962, đền Hùng được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia. Năm 1967, Chính phủ Việt Nam có quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm đền Hùng. Ngày 08 tháng 02 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử đền Hùng lần thứ nhất. Ngày 06 tháng 01 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định sô 82/2001/ND-CP, quy định về quy mô, nghi lỗ giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng hằng năm. Ngày 10 – 03 âm lịch trở thành ngày Quốc giỗ. Năm 2004, quyết định số’ 84/ 2004/ QĐ-UB, hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa được đầu tư xây dựng. Năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định sô’ 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lí khu di tích khu di tích đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử đền Hùng trực thuộc Ưỷ ban nhân dân tỉnh.

b) Các di tích chính trong quần thể đền Hùng Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc 100 trứng, sau nở thành 100 người con trai. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh dền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nhà bia có đặt tấm bia đá, khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch IỈỒ Chí Minh trong chuyên thăm đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954. Chùa Thiên Quang: Còn gọi là Thiên Quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. Đền Trung: Tương truyền là nơi các vua Ilùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền Thượng: Đền nằm trên đỉnh núi, theo truyền thuyết nơi đây ngày xưa các vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tô’t tươi… Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại… Lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chú Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của vua Hùng thứ 18) thường soi gương vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỉ thứ 18. Đền Tổ mẫu Ầu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

Những nét chính về lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng gồm có phần Lễ và phồn Hội. Phần Lễ Có 2 Lễ được cử hành trong ngày chính hội: Lễ rước kiệu vua: Đám rước bắt đầu từ chân núi lên đến đỉnh núi Thiêng. Lễ dâng hương: Mọi người đến đền Hùng để dâng hương. Tất cả muốn thể hiến lòng thành kính, biết ơn tổ tiên. Phần Hội Có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: thi vật, kéo co, bơi trải, hát xoan,…

Kết bài Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia của Viột Nam, nhằm tưởng nhớ và biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng.