K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Là thanh niên chúng ta phải giữ cho lửa trong lòng cháy mãi mãi. Đừng bao giờ để trái tim ta trụy lạc cho đến nỗi thấy đồng loại ta khổ, ta không động tâm, thấy sự bất bình, ta không phẫn uất, bị xỉ nhục, ta không tức khí. Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để cho những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh. Hãy giữ lấy mãi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Là thanh niên chúng ta phải giữ cho lửa trong lòng cháy mãi mãi. Đừng bao giờ để trái tim ta trụy lạc cho đến nỗi thấy đồng loại ta khổ, ta không động tâm, thấy sự bất bình, ta không phẫn uất, bị xỉ nhục, ta không tức khí. Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để cho những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh. Hãy giữ lấy mãi mãi cái rung động trước một tác phẩm đẹp, cái mê đắm trong việc khi làm sáng tác, khi hướng dẫn, khi truyền bá. (Đinh Gia Trinh, trích Lửa bên trong ) Cau 1 Chỉ ra phương pháp nghị luận có trong đoạn

Câu 2 Chỉ ra câu văn mang luận điểm

Câu 3 Nhận xét luận cứ được sử dụng trong đoann

Câu 4 Xác lập câu rút gọn

0
25 tháng 2 2020

Luận điểm: Là thanh niên chúng ta phải giữ cho lửa trong lòng cháy mãi mãi.

Luận cứ:

+ Đừng để trái tim trụy lạc đến nỗi thấy đồng loại khổ ta không động tâm, thấy sự bất bình ta không phẫn uất, bị xỉ nhục ta không tức khis.

+ Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh.

5 tháng 3 2020

Cho mình hỏi cách lập luận của đoạn văn ấy với ạ!

25 tháng 2 2020

Luận điểm: Là thanh niên chúng ta phải giữ cho lửa trong lòng cháy mãi mãi.

Luận cứ:

+ Đừng để trái tim trụy lạc đến nỗi thấy đồng loại khổ ta không động tâm, thấy sự bất bình ta không phẫn uất, bị xỉ nhục ta không tức khis.

+ Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh.

1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi a) Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Du không chỉ tài hoa trong khắc họa nhân vật mà còn hết sức tài hoa trong việc miêu tả thiên nhiên. Có thể gặp trong Truyện Kiều những bức tranh tuyệt bút mà một nền thơ ca có thể có. Mùa xuân với “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Mùa hè với “Dưới trăng quyên đã gọi hè - Đầu tường lửa lựu...
Đọc tiếp

1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi

a) Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Du không chỉ tài hoa trong khắc họa nhân vật mà còn hết sức tài hoa trong việc miêu tả thiên nhiên. Có thể gặp trong Truyện Kiều những bức tranh tuyệt bút mà một nền thơ ca có thể có. Mùa xuân với “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Mùa hè với “Dưới trăng quyên đã gọi hè - Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”. Mùa thu với “Long lanh đáy nước in trời - Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”… Bức tranh nào cũng lộng lẫy, mĩ lệ, hình ảnh như long lanh trên mặt đá quý, như vờn vẽ trên lụa bạch; tất cả đều toát lên cái thần thái của mỗi mùa.

b) Là thanh niên chúng ta phải giữ lửa trong lòng cháy mãi mãi. Đừng bao giờ để trái tim ta trụy lạc cho đến nỗi thấy đồng loại ta khổ, ta không động tâm, thấy sự bất bình ta không phẫn uất, bị xỉ nhục, ta không tức giận. Đừng để trí thức trụy lạc cho đến nỗi để cho những dục vọng của cơ thể chi phối các hoạt động của trí thông minh. Hãy giữ lấy mãi mãi cái rung động trước một tác phẩm đẹp, cái mê đắm trong việc khi làm sáng tác, khi hướng dẫn, khi truyền bá.

Câu 1: Tìm luận điểm của các đoạn văn trên.

Câu 2: Chỉ ra các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm của mỗi đoạn.

0
Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ – men để nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh" (Theo Đỗ Việt Hùng- Ôn tập và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn 7, kì II, trang 32)

a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?

b. Hãy nêu luận điểm chính của đoạn văn trên?

c. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào? Hãy xác định cụ thể các luận cứ có trong đoan văn?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước

câu 1; tim những câu văn nêu luận điểm trong đoạn văn trên.chỉ rõ vị trí của câu văn đó trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sắp xếp vị trí những câu văn đó trong lập luận?

câu 2;ghi lại những dẫn chứng tác giả dùng để chứng minh cho luận điểm trên. cachs nêu dẫn chứng của tác giả có gì đặc biệt/ nêu tác dụng?

2
9 tháng 4 2020

Câu 1: Tác dụng:

- Tạo nhịp điệu cho đoạn văn

- Những biểu hiện, minh chứng cho luận điểm "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

Câu 2:

- Em có đồng tình. 

- Vì: 

+ Luận điểm là "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

+ Các câu sau là luận cứ đã minh chứng, làm sáng tỏ luận điểm trên

Câu 3:

Từ văn bản trên, em thấy tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tinh thần ấy được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, từ thời xa xưa đến hiện tại. Nhân dân ta đã và đang nỗ lực hết sức mình để sao không hổ thẹn với tổ tiên ta ngày trước bằng việc thực hiện như lời căn dặn của Hồ Chủ tịch. Đặc biệt trong thời gian gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Nhà nước, Việt Nam đã đẩy lùi được bệnh dịch covid hết sức nguy hiểm nhưng chung sta vẫn không được chủ quan. Thật vậy. chúng ta - những công dân Việt Nam luôn trau dồi, rèn luyện cho mình một tinh thần yêu nước nồng nàn và luôn khắc ghi nó trong tim mình.

21 tháng 4 2020

Câu 1:

Những câu văn nêu luận điểm là:- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng vs tổ tiên ta ngày trước (ở đầu đoạn văn)

=> Nêu trực tiếp vấn đề (luận điểm) cần chứng minh trong đoạn văn nhằm góp phần làm cho bố cục của đoạn văn thêm phần mạch lạc, dễ hiểu

- Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (ở cuối đoạn văn)

=> Tóm gọn lại những lập luận trong 1 câu văn cuối nhằm mục đích "hợp" lại các lập luận trong ý chính giúp người đọc nắm được vấn đề 1 cách ngắn gọn, xúc tích và cô đọng nhất

Câu 2: (Cái này mk gộp cả dẫn chứng và cách nêu nha)

+Theo trình tự thời gian: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại, "Lịch sử ta đã có ... Lê Lợi, Quang Trung"

+Theo lứa tuổi: "Tù cụ già .. nhi đồng trẻ thơ"

+Theo không gian: Trong nước và ngoài nước "Từ những kiều bào...yêu nc, ghét giặc"

+Về con người: Từ những nam nữ công dân, bộ đội, phụ nữ...

+Việc lm cụ thể: Chịu đói, nhịn ăn, vận tải, sản xuất,...

=>Từ những lời văn có sức diễn đạt mạnh về lí lẽ, làm cho các luận điểm thêm xác đáng vs những lập luận chặt chẽ, đanh thép, sắc bén và thủ pháp liệt kê càng tiếp thêm sức mạnh, khích lệ, động viên tinh thần yêu nước của mọi người qua đó cho thấy lòng yêu nước của người dân Việt Nam ta vốn đã đc hình thành từ trong trứng nước và mãi cho đến lúc già, lòng yêu nước ấy vẫn còn sáng, nguyện giữ mãi 1 chữ "Tín" vs lá cờ máu đỏ da vàng 

bài làmĐêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.Bài thơ...
Đọc tiếp

bài làm

Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

4
16 tháng 11 2016

kém quá

chép mạng nàyhiha

17 tháng 11 2016

a hi hi