K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thoát khỏi dòng văn học lãng mãn tô hồng cuộc sống, Nam Cao bước chân đến với những người nông dân nghèo, có số phận đáng thương. Và ông đã vô cùng thành công khi bước vào trái tim người đọc với truyện ngắn "Chí Phèo" - hình ảnh một người nông dân từ chất phác, hiền lành đến tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính. Khác với dòng ngôn ngữ bác học, văn phong chau chuốt, mượt mà, Nam Cao gây ấn tượng cho độc giả bằng hằng loạt tiếng chửi xuyên suốt tác phẩm. Tiếng chửi ấy để lại cho ta một nỗi thấm thía về một kiếp người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người.

"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết."

Ngay mở đầu truyện ngắn, Chí Phèo gây ấn tượng cho ta bằng hình ảnh một kẻ ngật ngưỡng say, "vừa đi vừa chửi". Bình thường, người ta chỉ "chửi" khi đang tức giận một điều gì hay một người nào đó. Tiếng chửi gây mất hoà khí với mọi người xung quanh, nhưng đôi khi nó giúp chúng ta bớt căng thẳng vì "bõ tức". Nhưng, Chí có xích mích điều gì hay với ai mà lại phải chửi? Lia cận cảnh vào những đối tượng mà Chí đang xích mích, đó là "trời", "đời", "làng Vũ Đại', "ai không chửi nhau với hắn", "người đẻ ra hắn". Tiếng chửi của một kẻ tưởng chừng như say rượu ấy lại có lớp , bài bản, từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ không xác định đến xác định. Tuy nhiên, cái đối tượng tưởng chừng như xác định: "người đẻ ra hắn" thì "hắn không biết", "cả làng Vũ Đại cũng không ai biết". Thành ra, tiếng chửi ấy vu vơ, cất lên cao rồi lại lọt thỏm giữa không trung.

Thật vậy, hẳn chửi "trời" nhưng "trời có của riêng nhà nào". Đối tượng mở đầu của tiếng chửi là "trời". Bầu trời trong xanh, cao vời vợi yên bình, nhưng trong mắt hắn cũng thật đáng chửi. Vì bầu trời ôm trọn tất cả loài người vào lòng, không chừa một ai cả. Bầu trời ấy đã đón nhận hắn - một người nông dân lương thiện lại còn đón nhận thêm bá Kiến - người huỷ hoại cả cuộc đời hắn. Và phải chăng, bi kịch bị bà Ba gọi vào bóp chân khiến bá Kiến ghen tuông cũng là câu chuyện do "trời" sinh ra. Yếu tố tưởng chừng như duy tâm ấy lại phản ánh cả xã hội đương thời thối nát, không có chỗ cho người lương thiện dung thân. "Trời" như một câu cửa miệng, một thông lệ để kêu ca cho tất cả những số phận bi kịch.

Và rồi hắn chửi "đời": "đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai". Đời là cuộc sống, số phận của một con người từ lúc mới sinh đến khi ra đi. Chửi đời tức là chửi "tất cả", chửi không xót một thứ gì. Cứ ngỡ tưởng, hắn chửi đời người khác nhưng thực ra, hắn cũng đang chửi đời hắn. Hắn chửi từng câu chuyện, từng bước đi trong cuộc đời mình. Dường như, mọi thứ đổ ập trước mắt hắn đều đáng để cay cú, nhạo báng, chế giễu. Cũng phải thôi khi người ta sinh ra trong "chăn ấm nệm êm" thì hắn lại sinh ra bên "cái lò gạch bỏ không". Phải chăng, đó cũng là một dấu hiệu báo trước cho cuộc sống với hàng tấn bi kịch về sau. Đời đã bất công với hắn, đã đối xử tệ với hắn, nên hắn phải "chửi". Giá mà cuộc đời hắn được suôn sẻ, giá mà đời ưu ái hắn hơn thì biết đâu, tiếng chửi ấy đã thay bằng tiếng "cảm ơn".

Cha mẹ cho hắn hình hài của người nhưng cả làng Vũ Đại đã tước đi quyền làm người, biến hắn trở thành con quỷ dữ khiến người ta trở nên ghê sợ. Còn nhớ, từ lúc hắn sinh ra đến năm 20 tuổi, hắn lớn lên trong vòng tay bao bọc của người làng. Tuy nhiên, họ lại "chuyền tay" nhau - một người chỉ nuôi hắn trong một thời gian nhất định. Làng Vũ Đại chỉ nuôi cho "sống" , chứ không ai dạy Chí cách "sống". Chí hoàn toàn không được hưởng tình yêu thương hay sự chỉ bảo của bất kỳ một ai cả. Cuộc đời hắn là bức tranh với những mảnh ghép không hoàn hảo. Sự nuôi dưỡng mà làng Vũ Đại cho hắn là quá ít để hắn phải nhớ ơn suốt đời. Trái lại, cả làng ai cũng coi hắn là một sinh vật cần phải tránh xa, cần phải cự tuyệt. Ơn một, oán đến mười, đó là lý do vì sao hắn phải chửi. Chửi cả làng, tức là không chừa một người nào. Vậy mà ai cũng nghĩ: "chắc nó trừ mình ra". Cả làng Vũ Đại đều đáng chửi vì không cho hắn được sống như một con người. Hắn đã chai sạn cảm xúc đến độ thứ bật ra không phải là tiếng khóc mà lại là tiếng chửi.

Ta thấy, chỉ cần một bát cháo hành, một người con gái xấu đến "ma chê quỷ hờn" mà hắn đã "thèm làm hoà với mọi người biết bao". Có lẽ, con nhím ấy sẽ không còn xù lông nếu mọi người biết vuốt ve, xoa dịu những tổn thương trong trái tim nó.

Và rồi, hắn "chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn". Cả làng Vũ Đại có ai dại gì mà động vào hắn? Bởi vậy, ai cũng đều đang không "chửi nhau với hắn". Nực cười, lại có người chửi người không chửi nhau với mình sao? Như một đứa trẻ con làm nũng mẹ, chửi là một cách để Chí thu hút sự chú ý, sự quan tâm của người khác. Trong thâm tâm, Chí chỉ mong muốn có người đáp lại lời hắn dù bằng hình thức giao tiếp thấp nhất là tiếng chửi.

Người dân Việt Nam từ lâu đã gắn liền với đạo lý:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Tuy nhiên, Chí không những không "thờ mẹ kính cha" mà lại "chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn". Ở một khía cạnh nào đó, ngừoi ta nhìn vào hắn như một đứa con bất hiếu. Xong, trở lại với bậc cha mẹ, họ chỉ biết đẻ hắn ra rồi để hắn tự sinh tự diệt. Vậy, công cha có còn như "núi Thái Sơn", nghĩa mẹ có còn như "nước trong nguồn chảy ra"? Hắn không được hưởng chút nào từ tình yêu thương cha mẹ ngoài việc "đẻ hắn ra". Mà đẻ hắn ra rồi, hắn nào có sung sướng, hạnh phúc gì? Thà từ đầu đừng có hắn còn hơn. Hắn không hề biết ơn việc mình có mặt trên đời này khiến cho hắn cũng chẳng thiết tha gì việc trả nghĩa cha mẹ. Tiếng chửi đó không phải cảu một người con bất hiếu mà là của một ngừơi con bất hạnh. Thành ra, tiếng chửi đó có phần đáng thương hơn là đáng trách.

Chí chửi nhiều như vậy mà "không ai lên tiếng, không ai ra điều". Tiếng chửi của Chí không đơn thuần là muốn nhiếc móc hay hờn trách ai mà chỉ muốn được giao tiếp với loài người. Người ta thường nói "yêu nhau lắm cắn nhau đau" hay "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Chửi những cái "đau", những cái "roi vọt" không đơn thuần là ghét mà nó là một cách để tìm kiếm tình thương. Vậy mà không có một ai cho hắn cơ hội cả. Chỉ có một mình hắn cô độc đến đáng thương, tự chửi rồi tự mình nghe.

Và đó là vì sao hắn cảm thầy "tức", "tức chết đi được mất", "có khổ hắn không", "có phí rượu không". Nếu không uống rượu, chắc hắn cũng không cam đảm để làm như vậy. Thế mà uống rượu rồi, can đảm rồi, nhưng kết quả thu về lại hoàn toàn chẳng có gì. Chỉ có mình hắn với "ba con chó giữ". Đẳng cấp của một con người đã bị hạ xuống tận hàng con vật. Đây chính là sự coi thường, sự nhục nhã lớn nhất mà mọi người dành cho Chí. Dù trong cơn say, hắn vẫn nhận ra điều này và nó làm cho hắn "tức chết đi được". Bao nhiêu công sức mà hắn "tìm kiếm sự chú ý" đều đổ xuống sông xuống bể khiến hắn khổ tâm, đau đớn lắm.

Những cụm từ cảm thán như: "tức thật", "tức chết đi được mất", "mẹ kiếp",... cũng những cụm từ mang ý nghĩa phủ định như: "chắc nó trừ mình ra", "không ai ra điều", "không biết" đã diễn tả thành công giọng điệu phẫn uất, căm hờn của một cái tôi cô đơn, bị ruồng bỏ. Những cụm từ cảm thán ấy đã bộc lộ được cảm xúc của Chí một cách chân thực và rõ nét. Và khác với lối văn phong hoa mỹ, chau chuốt, Nam Cao sử dụng lối nói gần gũi, thân thiết với người đọc. Cũng phải thôi vì đối với một người như Chí, phải sử dụng cái tiếng chửi thô, sơ, nguyên bản mới thể hiện được hết con người. Cũng như ông Hai trong Làng của Kim Lân, Chí là một người nông dân với lối ngôn ngữ thuần Việt. Nhưng qua lối chửi của Chí, mùi lưu manh như hiện rõ trong từng câu từng chữ.

Nước mắt dường như đã gắn liền với truyện ngắn của Nam Cao. Ông tỏ ra sùng bái, tin tưởng vào giọt nước mắt - sự thiện lương của con người đến độ gần như không có một câu chuyện nào không có chi tiết giọt nước mắt. Giọt nước mắt chính là bi kịch cuộc đời của một nhân vật. Và phải chăng, tiếng chửi của Chí cũng là một hình thức khác của tiếng khóc. Hình thức này độc đáo hơn, tiêu cực hơn nhưng lại đậm phần chân thực, đau đớn hơn.

Đầu những thế kỷ XX, người ta đã coi chị Dậu là hình mẫu tiêu biểu cho những số phận khổ cực của người nông dân: bị ép buộc, phải bán con, bán chó,... Xong, Chí Phèo xuất hiện như một cơn sóng mới xô đi hình ảnh đó, chiếm lấy ngôi vị "người nông dân với số phận bi thảm nhất" : bị tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người. Có thể nói, Nam cao đã phản ánh thật xuất sắc xã hội đương thời thối nát, buộc con người muốn sống được thì phải tha hoá

23 tháng 5 2019

đọc thiếu đề hả bạn :  Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo và so sánh với tiếng chửi của trẻ trâu ngày nay -> Rút ra nhận xét.     

2 tháng 1 2019

tự làm à,nếu tự làm thì cx hay đấy

2 tháng 1 2019

cux tạm duck!!!!khá hay!!!!t

tivk nhá!!!

4 tháng 3 2019

Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻNhững từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hộiChủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

11 tháng 9 2016

 Tết Trung Thu (Hán Nôm: 中秋節) theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. 
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Trung Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. 
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. 
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác. 
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". 
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. 
* Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám. 
* Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm. 
Làm đồ chơi Trung Thu 
Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước 
Múa lân 
Múa lân trong Tết Trung Thu 
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15. 
Bày cỗ 
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng 

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. 
Bày cỗ 
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng 

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. 
Hát trống quân 

Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

0
Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh… ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi về vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kỳ 4.0, “căn bệnh”...
Đọc tiếp

Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh… ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi về vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kỳ 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để hiện thực hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là thuốc hoặc phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian,... việc không quản lý quỹ thời gian mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này sang ngày khác. (…)Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân.(…) Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa “căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ-Báo Thanh Niên - 12/10/2018) a. Theo tác giả, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? (0.5 điểm) b. Xác định phép liên kết ở đoạn cuối của văn bản? (0.5 điểm) c. Nêu thông điệp của văn bản. (1.0 điểm) d. Theo em, cần làm gì để khắc phục “căn bệnh” lần lữa? ( trả lời trong 3 – 5 dòng)

1
27 tháng 6 2021

1. Do cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng.

2. Phép nối: Từ nối "Và''

3. Thông điệp: Phải biết quản lý thời gian, sắp xếp công việc phù hợp kết hợp với ý chí để thực hiện kế hoạch cho đúng, để bản thân trở thành người tài. 

4. Thực hiện đúng mục tiêu đề ra

Quản lý thời gian hợp lý...

 Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm...
Đọc tiếp

 

Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm?

   (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ)

Nêu những ý kiến của bản thân về những biện pháp để khắc phục “căn bệnh” lần lữa đã nêu (trình bày khoảng 150 chữ).

1
6 tháng 2 2022

Tham khảo :

Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta càng ngày thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường, và một trong số đó là căn bệnh 'lần nữa'. Do quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại hoặc do bản tính thích hưởng thụ nhưng không muốn làm gì cả mà con người đã trở nên lười từ lúc nào không hay. Ngày mai tôi làm, chỉ là một câu nói đơn giản. Nhưng khi lặp lại 10 lần, 20 lần, 30 lần,... thì nó sẽ trở thành căn bệnh nan y. Nguy hiểm nhất chính là khi các bạn không nhận thức được vấn đề và nuông chiều cảm xúc. Con người thường mắc thói quen luôn chần chừ làm việc. Chúng ta đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian,... việc không quản lý quỹ thời gian mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này sang ngày khác. Những người mắc bệnh'lần nữa'thường là những người vô cùng thụ động, dễ dàng đầu hàng trước những khó khăn thử thách, không chịu cố gắng vươn lên, không chịu khó từ những việc nhỏ nhặt nhất, dần dần sẽ trở thành những con người thất bại một cách thảm hại. Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm?

17 tháng 8 2021

Tham khảo:

Thế hệ trẻ là một tầng lớp đông đảo và quan trọng trong xã hội Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của đất nước nhưng đa số họ lại chưa có một phong cách hay lối sống đích thực, chuẩn chỉ để định hướng tương lai. Họ sống theo cái kiểu ''đến đâu hay đến đó'' ''nước đến chân mới nhảy''. Có thể do điều kiện sống ngày một tốt, họ không thấu hiểu được nỗi khổ của sự thiếu thốn. Do cách được giáo dục, từ bé đã không có lối suy nghĩ lành mạnh dẫn đến một nếp sống ăn chơi buông thả: xa đọa, nghiện ngập, quần áo hở hang, tóc xanh tóc đỏ, rồi thì lời nói cử chỉ thô tục, thiếu văn hóa. Khi xưa thì điều kiện thiếu thốn phải vừa học vừa làm, rất vất vả. Còn ngày nay, tuổi trẻ có nhiều thời gian cho học tập, giải trí nhưng không ít bạn lại dành thời gian vào những việc vô bổ: ngày ngày, giờ giờ, luôn và suốt, đắm chìm trong game online, facebook và thế giới ảo mà quên đi nhiệm vụ học tập, sống xa dần với thế giới thực. Cũng nhận thấy được rằng là giới trẻ hiện nay ngông cuồng liều lĩnh hơn, muốn chứng tỏ, muốn làm khác người, chính đó là muốn ''thể hiện". Một điều khá đặc biệt ở phong cách sống của giới trẻ hiện nay là dấu hiệu của sự vô cảm. Cái tâm cái tình ngày càng nghèo nàn, họ lờ đi, coi nhẹ trước cái xấu, giả tạo, thích sự hào nhoáng bên ngoài, ưa chuộng thời trang và ''mốt'' thay đổi liên tục để rồi cuối cùng chẳng thành một cái gì cả họ luôn sống gấp, sống vội, sống với cái trước mắt và có vẻ họ chỉ sống trong hiện tại và cho hiện tại. Giới trẻ hiện nay như vậy thật tồi nhưng cũng không phải không có nhiều những bạn trẻ đàng hoàng với phong cách sống tốt có văn hóa. Các bạn ấy vẫn luôn nỗ lực chăm chỉ học tập, khám phá, tìm hiểu để tiếp thu thật nhiều kiến thức. Việc tìm hiểu của các bạn trẻ ấy luôn đi kèm với việc sàng lọc lấy những cái tốt học được để nhào nặn, bồi đắp thêm kiến thức cho bản thân, mở rộng hiểu biết mà không để mất đi bản sắc văn hóa dân tộc hay nói cách khác là chạy theo lối sống hiện đại không phù hợp. ''Phong cách Hồ Chí Minh'' là sự kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại và gốc văn hóa dân tộc, rất giản dị tự nhiên mà cũng rất hiện đại, thanh cao và trang trọng. Thế hệ trẻ chúng em sẽ luôn noi gương Bác, luôn sống giản dị, sống đẹp, sống tốt theo lối sống văn hóa Việt, nêu cao tinh thần tự hào truyền thống văn hóa dân tộc. Mỗi người chúng ta cần luôn luôn tiếp tục học hỏi không ngưng nghỉ, học tập theo tấm gương, phong cách sống của Bác để tạo một phong cách sống tốt cho bản thân chính mình.

14 tháng 7 2019

Câu (c) là câu nhận định đúng. Vay mượn là hiện tượng phổ biến ở tất cả các ngôn ngữ, vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

10 tháng 5 2021

Câu (c) là câu nhận định đúng.