K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, cha anh ta đã không ngừng gây dựng, dốc sức bảo vệ, thậm chí đánh đổi cả tuổi xanh, tính mạng để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Nối tiếp truyền thống của cha anh, thế hệ trẻ chúng ta không chỉ cần phát huy tinh thần yêu nước đáng quý mà còn cần ý thức được trách nhiệm và vai trò của bản thân trong việc xây dựng, phát triển đất nước.

Tuổi trẻ là khái niệm dùng để chỉ thế hệ thanh, thiếu niên, những người trẻ tuổi, trẻ lòng. Thế hệ tuổi trẻ ngày nay được trang bị đầy đủ kiến thức, đạo đức, ở họ hội tụ đầy đủ lòng nhiệt huyết, khả năng sáng tạo để xây dựng, phát triển đất nước. Đánh giá về vai trò quan trọng, chủ đạo của tuổi trẻ, có ý kiến đã cho rằng "Tuổi trẻ là tương lai của đất nước", là nguồn lực to lớn đưa đất nước Việt Nam vươn ra hội nhập với năm châu.

Ngày nay chúng ta được thừa hưởng nền độc lập, hòa bình do cha anh mang lại, chúng ta được sống trong tự do, hạnh phúc, được học tập và có cơ hội để phát triển, khẳng định bản thân. Vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức phát triển bản thân, biết cống hiến đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của bản thân để hát triển đất nước, chống lại kẻ thù và thế lực phản động.

Tuổi trẻ mang trong mình sức trẻ, sức sáng tạo dồi dào, vì vậy đây chính là nguồn lực chính trong quá trình phát triển đất nước. Tuổi trẻ mang bên mình những khát vọng, lí tưởng cao đẹp, dám xông pha, đối đầu với những khó khăn để hoàn thành những mục tiêu đặt ra. Bằng nguồn năng lượng tích cực, lòng nhiệt huyết sục sôi, những người trẻ tuổi sẵn sàng làm việc, cống hiến để phát triển, làm rạng danh đất nước. Chắc hẳn chúng ta đều biết đến nhà Toán học Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên giành giải Fields cao quý, người đưa tên tuổi của Việt Nam đến với nền toán học của thế giới. Trở về với lịch sử chúng ta có người thanh niên Nguyễn Tất Thành, người ra đi cứu nước với hai bàn tay trắng và tình yêu nước sục sôi, người thanh niên ấy không chỉ tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc mình mà còn thắp lên phong trào đấu tranh ở rất nhiều nước thuộc địa bị áp bức khác.

Tuổi trẻ còn là nguồn động lực phát triển to lớn của xã hội, họ là thế hệ tương lai, những người kế thừa thành tựu từ thế hệ đi trước để xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai. Có thể nói rằng chính sức trẻ, nguồn năng lượng tích cực mà thế hệ trẻ là nguồn tài nguyên sống vô giá cho sự phát triển, hưng thịnh của một đất nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước ta đã rất sáng suốt khi coi "Giáo dục là quốc sách", quan tâm và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được học tập, phát triển. Không chỉ đầu tư, tạo điều kiện để thanh, thiếu niên Việt Nam được học tập trong nước, Đảng và nhà nước còn hỗ trợ cho hàng chục nghìn sinh viên mỗi năm được sang nước ngoài để học tập sự tiến bộ của các nước phát triển như: Mỹ, Nga, Anh,... Do đó thế hệ trẻ ngày nay không chỉ có trí tuệ, sáng tạo mà còn có sự nhanh nhạy, thích nghi nhanh với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới.

 

Để phát huy được hết khả năng, vai trò của tuổi trẻ, trước hết mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân với đất nước. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải chăm chỉ học hành, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. Chúng ta cũng có thể bộc lộ tình yêu nước bằng những hành động cụ thể, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia vào các phong trào, hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước cũng cần có những chính sách ưu tiên cho giáo dục để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập và phát triển của thế hệ trẻ. Nhà trường cần phối hợp với gia đình để đẩy mạnh công tác giáo dục, giúp học sinh phát triển hoàn thiện cả về tài và đức.

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức xây dựng, phát triển đất nước. Hãy cố gắng hết sức mình để đóng góp một phần sức lực nhỏ bé để làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh hơn, như chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta từng kì vọng "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em".

16 tháng 11 2021

Giữa vùng sỏi đá khô càn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.” Cuộc sống là thế, muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng, hạnh phúc xen lẫn khổ đau. Và con người luôn trong tư thế sẵn sàng trên hành trình khám phá cuộc sống . Cũng như khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình toả hương- tức là ta có niềm tin vào sự tốt đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống này.

Vì sao ta tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống? Vì cuộc sống luôn có những khoảnh khắc để những điều tốt đẹp phát sáng. Như câu chuyện đẹp về hành trình 10 năm cõng bạn đi học của cậu bé Minh Hiếu , hay như những đóng góp thầm lặng của những người công nhân quét rác , giữ sạch đẹp cho những thành phố của ta. Những việc làm bình dị của những con người bình dị cho ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, tin rằng giới trẻ không chỉ toàn là vô tình, vô cảm, tin rằng điều tốt, sự tử tế, sự hướng thiện vẫn tiềm ẩn mạnh mẽ trong mỗi con người. Một khi đã có thể tin rằng, cuộc sống này còn đó những điều tốt đẹp, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chia sẻ với người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, hóa ra đứa bạn ngồi bàn trên luôn nói cười vui vẻ vẫn luôn phải vất vả đi làm thêm mỗi tối để trợ giúp gia đình. Chúng ta sẽ nhận ra ràng trước nay chỉ có bạn lảng tránh mọi người, còn mọi người vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần hay những lúc bạn gặp khó khăn và cần họ bên cạnh. Phải chăng đó cũng là những điều rất nhỏ nhoi, rất ý nghĩa, là những điều tốt đẹp mà với cách nhìn cuộc sống trước kia chúng ta chưa hề nghĩ tới. Hãy gieo mầm tốt đẹp , hãy lan toả những thông điệp ý nghĩa , để cuộc sống không chỉ là khổ đau vất vả , mà sẽ có những điều kỳ diệu toả ra từ những mầm non ấy.

16 tháng 11 2021

Tham khảo đoạn trên

12 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau, tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu. Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.

14 tháng 1 2021

     Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

  
25 tháng 4 2022

Mong thầy cô giúp em nha 2 ngày nữa em nộp rồi

25 tháng 4 2022

lúc đó việt nam rất ngèo