K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2019

Một dụng ý không thể không nói là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là nhà thơ đặt nhân vật anh hùng nhỏ tuổi vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung, ngọt ngào rất quen thuộc. Với Lượm, thiên nhiên ấy như một thứ khí trời. Về với nó như cá được về với nước. Sự quấn quýt giữa Lượm với cánh đồng quê phảng phất một tình mẫu tử thân thiết lạ lùng, có một cái gì thật thanh khiết bản năng. Đó là nơi ra đi (đi chiến đấu), cũng là bờ bến trở về (lúc hi sinh):

"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."

Hình ảnh Lượm trong thơ Tố Hữu thật đáng tự hào. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao đó.

1 tháng 4 2019

Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên  hồn nhiên,đầy hứa hẹn của cuộc đời chắp cánh cùng cách mạng.Nhưng nhà thơ ko dừng lâu ở nỗi đau xót, vì ông cảm nhận đc sự hi sinh củ lượm có 1 vẻ thiêng liêng cao cả như 1 thiên thần nhỏ bé yên nghĩ giữ cánh đồng cùng với hương thơm lúa non thanh khiết .

5 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng. Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu! Tác giả cũng như em, như bao người đều mang trong lòng sự tiếc thương, đau xót vô bờ trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. Lượm đã hy sinh dũng cảm như bao thế hẹ cha anh đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu của quê hương. Nếu xưa kia cậu bé làng Gióng đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lượm quả là một con người ưu tú của một dân tộc anh hùng, nối gót Trần Quốc Toản, Kim Đồng... lập lên những chiến công hiển hách. Lượm đã xứng đáng là tấm gương sáng trong sự nghiệp cách mạng của ông cha ta trong thời kì cách mạng tháng 8. Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!. Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.

 

câu trần thuật đơn có từ là :  Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp

5 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Đoạn thơ thể hiện tâm trạng xúc động, nỗi đau xót nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.Hình ảnh Lượmn nằm yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ. Hình ảnh Lượm hi sinh mà tay nắm chặt bông gợi cho ta biết bao cảm xúc. Lượm là một cậu bé còn nhỏ tuổi, cánh tay ấy như đang muốn níu kéo sự sống.Cảnh tượng cánh đồng lúa thơm mùi sữa là một cảnh tượng có thật nhưng đem đến cho ta liên tưởng : Lượm như đang nằm trong vành nôi của người mẹ, của vùng đất mẹ thân yêu. Dòng sữa mẹ đã nuôi dưỡng em thành người chiến sĩ nhỏ và đến khi phải lìa xa cuộc sống thì em vẫn muốn là một em bé, muốn trở về cõi vĩnh hằng trong sự ngọt ngào của mùi hương sữa mẹ.Nếu như ở trên tác giả gọi Lượm là “ đồng chí”thì ở đây tác giả lại gọi là : “ cháu”.Sự thay đổi cách xưng hô cho thấy sự thay đổi về mặt tình cảm. Tác giả lại trở về với tình cảm chú cháu thân thiết và đó cũng là cách để trả Lượm về với tuổi thơ của mình.Nếu cánh đồng là sự hưũ hình thì “ hồn bay” lại là sự vô hình bất tử. Điều này làm cho cái chết của Lượm trở thành bất tử. Linh hồn trong sáng bé bỏng của em đã hoá thân với thiên nhiên, với đất trời.Câu thơ kết thúc bằng dấu ba chấm biểu hiện những điều, những cảm xúc thiêng liêng không thể nói hết được.

Câu tt đơn có từ là: in đậm nghiêng
12 tháng 7 2021

ai cho mình đáp án với khocroi

Tham Khảo nha:

Một dụng ý không thể không nói là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là nhà thơ đặt nhân vật anh hùng nhỏ tuổi vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung, ngọt ngào rất quen thuộc. Với Lượm, thiên nhiên ấy như một thứ khí trời. Về với nó như cá được về với nước. Sự quấn quýt giữa Lượm với cánh đồng quê phảng phất một tình mẫu tử thân thiết lạ lùng, có một cái gì thật thanh khiết bản năng. Đó là nơi ra đi (đi chiến đấu), cũng là bờ bến trở về (lúc hi sinh):

"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."

 

Hình ảnh Lượm trong thơ Tố Hữu thật đáng tự hào. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao đó.

 
9 tháng 8 2018

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót .

9 tháng 8 2018

BẠN CHÉP MẠNG ĐÚNG KO ?

11 tháng 8 2018

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

chúc bạn hok tốt nhé

11 tháng 8 2018

Tham khảo!!!

Hình ảnh Lượm làm nhiệm vụ hiện dần trong đầu em. vẫn như mọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai và bước nhanh trên con đường vàng nắng. Nhưng đường Lượm đi đâu có vàng nắng mãi. Lượm phải vượt qua nơi có chiến sự ác liệt đang diễn ra, bom đạn khói lửa mịt mù. Đạn bay vèo vèo qua đầu nhưng Lượm vẫn gan dạ:

Vụt qua mặt trận

Cái bóng bé nhỏ của Lượm thoăn thoắt qua từng đám lúa cao rì rào như muốn che đạn cho chú. Nhiệm vụ và tinh thần chiến đấu gan dạ của Lượm đã chiến thắng đạn bom đe doạ. Vì:

Thư đề: "Thượng khẩn”

Đây là lí do chính đáng khiến Lượm không quản khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ:

Sợ chi hiểm nghèo

Em thấy hồi hộp và lo lắng cho Lượm. Chắc lúc đó Lượm không hề nghĩ đến cái chết đang vây sát bên mình. Sao chú mạo hiểm thế? Em thầm hỏi và càng khâm phục lòng dũng cảm của Lượm. Có phải chính lòng dũng cảm ấy đã giúp chú hoàn thành nhiệm vụ, chú lại bước trên con đường vàng nắng.

Cả đoạn thơ bỗng ngưng lại như dòng suối đang chảy bị hòn đá chắn ngang. Em bàng hoàng như không tin vào lời tác giả. Một viên đạn lạc vu vơ đã găm trúng ngực Lượm. Chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi trào ra thấm đẫm làn áo mỏng. Lượm đã ngã xuống nhưng tay vẫn nắm chặt bông lúa, lúa ôm Lượm vào lòng hát ru vỗ về êm dịu.

Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng.

Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu!

Code : Breacker

Cứ mỗi lần đọc bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, hình ảnh chú bé Lượm lại hiện ra trước mắt em. Đó là một em bé hồn nhiên yêu đời, có tinh thần dũng cảm đã hy sinh tại Huế trong thời kì đầu chống Pháp. Bài thơ đã đọng lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em vô cùng cảm phục, yêu mến và tự hào về Lượm - chú bé liên lạc gan dạ, anh dũng trong đoạn thơ:

Một hôm nào đó

........

Nhảy trên đường vàng.

Đó là đoạn thơ mà em thích nhất, xúc động nhất. Hình ảnh Lượm làm nhiệm vụ hiện dần trong đầu em. vẫn như mọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai và bước nhanh trên con đường vàng nắng. Nhưng đường Lượm đi đâu có vàng nắng mãi. Lượm phải vượt qua nơi có chiến sự ác liệt đang diễn ra, bom đạn khói lửa mịt mù. Đạn bay vèo vèo qua đầu nhưng Lượm vẫn gan dạ:

Vụt qua mặt trận

Cái bóng bé nhỏ của Lượm thoăn thoắt qua từng đám lúa cao rì rào như muôn che đạn cho chú. Nhiệm vụ và tinh thần chiến đấu gan dạ của Lượm đã chiến thắng đạn bom đe doạ. Vì:

Thư đề: "Thượng khẩn”

Đây là lí do chính đáng khiến Lượm không quản khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ:

Sợ chi hiểm nghèo

Em thấy hồi hộp và lo lắng cho Lượm. Chắc lúc đó Lượm không hề nghĩ đến cái chết đang vây sát bên mình. Sao chú mạo hiểm thế? Em thầm hỏi và càng khâm phục lòng dũng cảm của Lượm. Có phải chính lòng dũng cảm ấy đã giúp chú hoàn thành nhiệm vụ, chú lại bước trên con đường vàng nắng:

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng

Nhưng:

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi

Cả đoạn thơ bỗng ngưng lại như dòng suối đang chảy bị hòn đá chắn ngang. Em bàng hoàng như không tin vào lời tác giả. Một viên đạn lạc vu vơ đã găm trúng ngực Lượm. Chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi trào ra thấm đẫm làn áo mỏng. Lượm đã ngã xuống nhưng tay vẫn nắm chặt bông lúa, lúa ôm Lượm vào lòng hát ru vỗ về êm dịu.

Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng.

Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu!

Tác giả cũng như em, như bao người đều mang trong lòng sự tiếc thương, đau xót vô bờ trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. Lượm đã hy sinh dũng cảm như bao thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu của quê hương. Nếu xưa kia cậu bé làng Gióng đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lượm quả là một con người ưu tú của một dân tộc anh hùng, nối gót Trần Quốc Toản, Kim Đồng... lập lên những chiến công hiển hách. Lượm đã xứng đáng là tấm gương kế tục sự nghiệp cách mạng của ông cha ta trong thời kì cách mạng tháng Tám.

Lượm ơi, còn không?

Một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài để nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm? Nhà thơ đã gián tiếp trả lời bằng việc khắc lại hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối bài:

Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cải đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Lượm vẫn còn mãi mãi trong lòng dân tộc, trong tác giả và trong lòng em. Một chú bé liên lạc xinh xắn, nhanh nhẹn, hoạt bát, vẫn còn là con chim chích nhỏ nhảy trên đường vàng tươi đẹp.

Từ hiện thực của một đất nước anh hùng, Lượm là nhân vật tiêu biểu cho một thế hệ thiếu niên thời chống Pháp. Hình tượng nhân vật ấy có sức mạnh cổ vũ bao thế hệ đã qua xông vào cuộc chiến đấu đánh đuổi ngoại xâm và sẽ còn tiếp tục cổ vũ chúng em trên con đường xây dựng xã hội mới. Bài thơ Lượm của Tố Hữu đang và sẽ còn tạo được cảm tình tốt đẹp cho các thế hệ thiếu nhi Việt Nam.

21 tháng 3 2019

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng. Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu! Tác giả cũng như em, như bao người đều mang trong lòng sự tiếc thương, đau xót vô bờ trước sự hy sinh anh dũng của Lượm. Lượm đã hy sinh dũng cảm như bao thế hẹ cha anh đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất thân yêu của quê hương. Nếu xưa kia cậu bé làng Gióng đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân giữ yên bờ cõi, thì chú Lượm là một thiếu niên anh hùng của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lượm quả là một con người ưu tú của một dân tộc anh hùng, nối gót Trần Quốc Toản, Kim Đồng... lập lên những chiến công hiển hách. Lượm đã xứng đáng là tấm gương sáng trong sự nghiệp cách mạng của ông cha ta trong thời kì cách mạng tháng 8. Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!. Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.

21 tháng 3 2019

cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

18 tháng 8 2016

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh.  Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


 

18 tháng 8 2016

Đoạn thơ trên thể hiện tình yêu quê hương của Lượm. Lượm dù hy sinh như vẫn sống mãi với quê hương đất nước nhờ chi tiết: '' Hồn bay giữa đồng''. Lượm không muốn rời xa Tổ quốc, vẫn là con người Việt Nam mang ơn nghĩa nặng sâu cho Tổ quốc. Đoạn thơ cũng cho ta thấy Lượm hy sinh rất thanh thản, nhẹ nhàng, không kêu đau đớn. Lượm như muốn hoà mình vào làng quê lúa chín, tay Lượm nắm chặt bông lúa như nắm lấy Tổ quốc. Vì yêu Tổ quốc, đất nước Lượm đã hy sinh trên một cánh đồng. Đoạn thơ như 1 lời khẳng định một điều rằng: Lượm chưa chết, Lượm vẫn còn sống với quê hương, con người Việt Nam và hoà mình vào dòng màu, đất mẹ ở nơi đây.

Chúc bạn học tốt!hihi

21 tháng 3 2016

Đoạn thơ thể hiện tâm trạng xúc động, nỗi đau xót nghẹn ngào của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.Hình ảnh Lượmn nằm yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ. Hình ảnh Lượm hi sinh mà tay nắm chặt bông gợi cho ta biết bao cảm xúc. Lượm vẫn chỉ là một cậu bé, cánh tay ấy như đang muốn níu kéo sự sống.Cảnh tượng cánh đồng lúa thơm mùi sữa là một cảnh tượng có thật nhưng đem đến cho ta liên tưởng : Lượm như đang nằm trong vành nôi của người mẹ, của vùng đất mẹ thân yêu. Dòng sữa mẹ đã nuôi dưỡng em thành người chiến sĩ nhỏ và đến khi phải lìa xa cuộc sống thì em vẫn muốn là một em bé, muốn trở về cõi vĩnh hằng trong sự ngọt ngào của mùi hương sữa mẹ.Nếu như ở trên tác giả gọi Lượm là “ đồng chí”thì ở đây tác giả lại gọi là : “ cháu”.Sự thay đổi cách xưng hô cho thấy sự thay đổi về mặt tình cảm. Tác giả lại trở về với tình cảm chú cháu thân thiết và đó cũng là cách để trả Lượm về với tuổi thơ của mình.Nếu cánh đồng là sự hưũ hình thì “ hồn bay” lại là sự vô hình bất tử. Điều này làm cho cái chết của Lượm trở thành bất tử. Linh hồn trong sáng bé bỏng của em đã hoá thân với thiên nhiên, với đất trời.Câu thơ kết thúc bằng dấu ba chấm biểu hiện những điều, những cảm xúc thiêng liêng không thể nói hết được.

 ( Chắc mấy chục câu ấy chứ.. hì hì)

 

21 tháng 3 2016

Trả lời:
Câu thơ đã cất lên chất chứa nỗi tiếc nuối, xót xa. Làm sao có thể tin được Lượm- thiên thần nhỏ bé ấy đã ra đi.Bởi vậy nên Tố Hữu không muốn dừng lâu trước cái chết của Lượm, ông ấy không hề nhắc một lần nào từ chết. Với Tố Hữu, Lượm đang nằm yên nghỉ giữa cánh đồng lúa chín:

                                  Cháu nằm trên lúa

                                  Tay nắm chặt bông

                                  Lúa thơm mùi sữa

                                  Hồn bay giữa đồng.

Lượm đã hi sinh thật nhẹ nhàng, thanh thản. Em không chết mà em trở về với quê hương, với đất mẹ. Cánh đồng que dang rộng vòng tay êm ái, ngọt ngào đón em vào lòng. Hương thơm lúa ru đưa em vào giấc ngủ vĩnh hằng. Lượm như một thiên thần nhỏ, linh hồn em mãi mãi bất tử, hóa thân vào thiên nhiên, đất nước.

Nhà thơ gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ của em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!