K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2018

Nằm cạnh bên trường Tiểu học Lương Thế Vinh là trường THCS Hồ Tùng Mậu.Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mỗi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.

5 tháng 11 2017

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

Ok, tk mk nha, mk tk lại, thanks !
5 tháng 11 2017

bạn lên mạng mà tìm

1 tháng 9 2018

bầu trời buổi sớm thật là trong lành.Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non.Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài.Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá.Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới.Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp

4 tháng 5 2019

- Vùng đất của người da đỏ xinh đẹp, thiêng liêng.

- Với người da đỏ, “Đất là mẹ”. Vì một mặt, “mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương…” đối với người dân da đỏ đã trở nên không khí trong lành để sống, để hít thở hằng ngày. Và một mặt khác, nó là trí tuệ, là khái niệm. Đất vừa là không gian vừa là thời gian, và tất cả điều này đã trở nên máu thịt : “Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ”. 

- Vùng đất ấy bị người da trắng phá hoại và nếu cứ hành động như vậy, họ sẽ phải trả giá.

1 tháng 9 2018

bầu trời buổi sớm thật là trong lành.Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non.Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài.Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá.Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới.Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp

1 tháng 9 2018

Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng đẹp phải không các bạn? Nhưng mình thích nhất được ngắm bình minh trong mỗi mùa. Những buổi bình minh đó thật rực rỡ và tràn đầy sức sống. Như ai, em cũng đã một lần được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên rực rỡ này trên mảnh đất quê hương thân yêu. Sáng hôm ấy, không hiểu sao em dậy sớm hơn mọi ngày. Em rảo bước đi ra sân, tập thể dục. Không khí nhè nhẹ, trong lành hòa vào da thịt mát rượi. Bầu trời lúc này còn lấp loáng những vệt đen nhạt nhòa từ từ biến mất để thế chỗ cho ông mặt trời. Trên cành lá, những giọt sương mai khẽ đọng lại trắng xóa. Bác mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn e ấp nấp sau hàng núi cao, tỏa những tia nắng nhỏ như hình dẻ quạt nhiều màu sắc rực rỡ. Những đám mây trắng bồng bềnh, nhiều hình thù kì lạ trôi nhè nhẹ trên bầu trời. Bỗng từ đâu, một tiếng hót trong trẻo vang lên làm khuấy động sự yên tĩnh vốn có của bình minh. Hòa quyện với giọng hót đó là tiếng gáy của chú gà trống oai dũng:” Ò..ó..o..” càng thêm vang động đất trời. Trong phút chốc, sương tan, trời sáng sủa hơn hẳn,khu phố nhà em hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp.Khi vầng hồng thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu êm trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Một ngày mới đã thực sự bắt đầu. 

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

22 tháng 2 2021

Câu trả lời:

 Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định

 Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

 I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.

xin lỗi tôi ăn cắp để có điểm

 

4 tháng 7 2018

Ở nhà em có một em trai rất đáng yêu tên là Bi Bo. Năm nay em đã lên hai tuổi rồi đấy. Em có đôi mắt to, tròn xoe như hai hòn bi. Cùng đó là khuôn mặt Bo rất tươi, lúc nào cũng cười. Mái tóc em đen nháy giống như tóc mây.BDáng đi trông nặng nề giống như một chú gấu con vì Bo khá mập. Mỗi khi đi học về, Bo liền chạy ra mừng và sà vào lòng em. Em cảm thấy rất sung sướng. Em rất thương bé Bo và thích chơi với em bé mỗi khi mẹ bận việc.

14 tháng 4 2019

Kính gửi ngài Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ! 
Tôi là Trần Thị Huyền Trang.
Tôi viết bức thư này cho ngài vì muốn phản ánh việc môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, từ khắp nơi : sông hồ bị đổ rác, mặt đường đầy rác, đổ xà bần bừa bãi,...  Những việc làm trên có thể nói là khá phổ biến đối với mọi người. Nhưng đã ai suy nghĩ về hậu quả của nó ? Ngài có không có ý kiến gì ư ?
Hậu quả của việc này rất nặng nề : ô nhiễm môi trường, không khí... Ví dụ nếu có những người nước ngoài đến Việt Nam và thấy cảnh này thì sẽ suy nghĩ như thế nào về đất nước của chúng ta ? 
Tôi viết bức thư này mong muốn ngài có những biện pháp mạnh và sớm nhất để khắc phục việc này.

16 tháng 10 2016


tham khảo nhé....

Quê em là một vùng nông thôn hẻo lánh.Nơi đay vật thanh bình,con người chất phát.Qua thời gian,quê em đã đổi mới,đổi mới từ con đường làng đến nhà cửa,từ con đê đến cây cầu dừa.Nhưng con sông quê hương vẫn không thay đổi,vẫn cái dòng nước chảy xiếc kia,vẫn cái dáng uốn lượn quanh co kia.Hình ảnh con sông đã in đậm trong kí ức người dân quê em.Con sông là một mảng màu trong bức tranh quê.

Dòng sông quê hương là nơi ghi nhớ biết bao kỷ niệm của em cùng lũ bạn dưới quê.Con sông chạy dài như bất tận,dáng uốn lượn quanh co,mềm mại như tấm lụa đào vắt qua xóm làng.Vào lúc trời lập đông,nước sông trong vắt như thế là một tấm gương soi khổng lồ,nhìn vào lòng sông ta có thế thấy mình trong đó.

Buổi sớm mai,khi ông mặt trời vừa nhô lên ở đằng đông,nước sông lại ánh lên những gợn màu hồng hồng bởi những tia nắng đang nhảy múa đâu đó trong không trung mà mất đà ngã xuống dòng sông tạo nên sắc màu ấy.Trưa xuống,ánh nắng càng chói chang,gay gắt hơn,con sông là một dòng lửa chạy cuồn cuộn như muốn ập vào đám cỏ dại ven bờ.Chiều chiều,những ánh nắng gay gắt lúc trưa cũng đã dịu xuống,mặt sông trở lại màu xanh biếc,phẳng lặng.Đôi khi có một cơn gió thoảng qua,mặt sông lại lăn tăn gợn,gió càng mạnh,những con sóng ấy càng nhấp nhô hơn,ập vào cả hai bên bờ làm hàng cỏ dại ướt sũng rũ xuống mặt sông.

Vào lúc này,lũ trẻ chúng em thường nhảy xuống sông tắm,đùa ngịch,vùng vẫy.Cảm giác nước sông tạt vào hai bên má thật là sảng khoái,cứ như trút bỏ hết tất cả những suy nghĩ trong đầu,hòa quyện vào dòng nước như một.Có lúc,tắm sông mãi cũng chán,cả lũ lại ngồi bẹp xuống hàng cỏ dại,chân đung đưa dưới lòng sông,miệng ngân nga khúc hát quê hương,nối tiếp từ đứa này sang đứa khác.Có lúc,cả bọn nhặt những hòn sỏi,hòn đá ném xuống dòng sông,viên sỏi chạy lăn tăn trên mặt sông,thật là thích!Rồi lại cùng nhau thi xem ai ném xa nhất,đứa thua phải đi nhặt đá cho những đứa còn lại.Khi màn đêm buông xuống,dòng sông trở nên huyền bí hơn,em cùng lũ bạn chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng,vào những đêm rằm,mặt trăng to,tròn và sáng hơn mọi ngày.Ánh trăng soi xuống mặt sông làm cho con sông như được dát một lớp vàng mỏng.Lũ bạn thường thi nhau kể chuyện,đứa thì kể chuyện cười,đứa thì kể chuyện ma làm bọn con gái run lên cầm cập,rồi có đứa bảo:

– Phía sau có ai kìa!

Thế là đứa con gái giật mình,hốt hoảng quay ra phía sau làm cả bọn cười ần lên.Những gợn sóng lăn tăn đập vào mạn thuyền,con sông như đang vui cùng bọn em...

Sông luôn là nỗi nhớ,niềm thương của những đứa trẻ xa quê như em,bởi từ bao giờ,lũ trẻ đã xem con sông quê hương như một người bạn tri kỷ.Dù sau này có đi đâu,em cũng sẽ nhớ về quê hương,nhớ về dòng sông tuổi thơ in dấu bao kỷ niệm thuở ấy_một người bạn tri kỷ.

16 tháng 10 2016

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ.Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương.

Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa.Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300- 400m.Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới.Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng.Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muôn dược nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao.

Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp.Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh.Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị.trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ.Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng.

Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông.Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức.Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông.Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy.

Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng.Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả.Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn........................................................