K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2018

để xác người

22 tháng 11 2018

tham quan du lịch, khám phá bí mật bên trong,làm cảnh,...

3 tháng 1 2019

để trưng =)

28 tháng 10 2021

để là nơi yên nghỉ của vua nào ý 

25 tháng 12 2017

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã tranh luận cách người Ai Cập cổ đại vận chuyển hơn 170.000 tấn đá từ miền nam nước này đến Giza để xây kim tự tháp.

Kim tự tháp là kỳ quan duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới của người cổ đại còn tồn tại tới ngày nay. Mỗi kim tự tháp được xây dựng kéo dài tới 20 năm và sử dụng những viên đá vôi tại địa phương cũng như những viên đá granite từ phía nam đất nước.

Hàng ngàn năm kể từ khi được xây xong, công trình này vẫn làm ngạc nhiên người xem và nó là công trình nhân tạo cao nhất trên trái đất cho tới tận thời Trung Cổ. Kim tự tháp cao nhất của Pharaoh Khufu là một công trình vô cùng ấn tượng khi cao tới 147 mét.

Các nhà sử học từ lâu đã tranh cãi cách mà người cổ đại có thể vận chuyển tới 800 tấn nguyên liệu mỗi ngày từ Aswan, khoảng 800 km từ phía nam của Giza.

Văn tự 4.500 tuổi hé lộ cách xây dựng kim tự tháp Ai Cập - Ảnh 2

Văn tự cổ do giám sát viên Merer ghi lại cách xây kim tự tháp Ai Cập

Tuy nhiên, một tờ văn tự cổ trên giấy Papyrus do giám sát viên tên Merer ghi chép lại được tìm thấy tại cảng biển Wadi Al-Jarf (cảng nhân tạo đầu tiên trên thế giới) đã cho thấy cách thức mà người Ai Cập cổ đại xây dựng kim tự tháp.

Trong văn tự cổ, Merer cho hay hàng ngàn người đã vận chuyển 170.000 tấn đá dọc theo sông Nile bằng những chiếc thuyền gỗ được nối với nhau bằng dây. Những chiếc thuyền sau đó xuôi theo một hệ thống kênh rạch đặc biệt tới một cảng nội địa ngay gần sát chân kim tự tháp.

Nhà khảo cổ học Mark Lehner cho biết rằng các nhà khoa học đã lần theo dấu vết này và tìm thấy những thủy lộ xung quanh kim tự tháp nhưng đã bị lấp.

"Chúng tôi đã vạch ra được lưu vực của kênh trung tâm mà chúng tôi nghĩ là dòng chính để phân phối đá tới chân cao nguyên Giza", ông Lehner nói.

Ái Vi

25 tháng 12 2017

ko the giai thich

13 tháng 10 2016

hôm nay mik mới học nè

13 tháng 10 2016

Vậy giúp mình nha bạn.khocroi

27 tháng 12 2022

C và E

 

27 tháng 12 2022

C và E

10 tháng 1 2022

D

18 tháng 10 2018

Trong chương trình các kỳ quan thiên nhiên thế giới trên ti vi vừa rồi, em đã được chiêm ngưỡng rất nhiều những kỳ quan mà con người cổ đại đã xây dựng nên. Nhưng khắc sâu trong tâm trí em nhất chính là hình ảnh những kim tự tháp của đất nước Ai Cập.

Những kim tự tháp này là những công trình vô cùng vĩ đại và tuyệt vời được làm bằng đá của người Ai Cập cổ đại. Hiện nay có gần hai trăm kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau đã được khám phá ra, các nhà thám hiểm vẫn chưa biết đã hết hay không bởi có thể còn nhất nhiều những kim tự tháp bị chôn vùi dưới lớp cát sâu qua hàng ngàn năm, khó có thể xác định được.

Những kim tự tháp có hình chóp, được làm từ nhiều khối đá to. Những khối đá đó đều nặng từ hơn 1 tấn trở lên, vậy con người ngày ấy đã làm gì để có thể chuyển các khối đá đó để xây dựng lại vậy? Đó vẫn còn là một ẩn số mà đến nay chưa được lí giải. Các kim tự tháp nằm yên trên sa mạc mênh mông, bốn bề xung quanh là cát, khiến người ta có cảm giác đơn độc, như là bá chủ của cả một vùng sa mạc vậy.

Theo như em được biết, công trình vĩ đại này là lăng mộ của những vị vua Ai Cập cổ đại, chúng được xây dựng từ khi nhà vua còn tại vị. Bên trong đặt quan tài và tiền bạc, tài sản của nhà vua. Không chỉ thế, để tránh bị cướp bóc, phá hủy bởi những kẻ trộm mộ thế kỷ, bên trong có chứa rất nhiều bẫy bất ngờ cùng những loài vật có độc không thể biết trước.

Kim tự tháp Ai Cập quả thật là một công trình vô cùng tuyệt vời của người xưa. Nhưng công trình như vậy cần phải được bảo vệ thật tốt để sau này, con người đời sau biết đến.
 

18 tháng 10 2018

Em rất thích những công trình vĩ đại của con người. Từ xưa cho đến nay, có vô vàn những công trình kì bí mà con người đã xây dựng nên, đến nay chưa có một lời lí giải hợp lí. Trong đó có kim tự tháp Ai Cập – công trình kiến trúc đầy bí ẩn nhất thế giới, cũng là công trình mà em yêu thích nhất.

Những hình chóp đều bằng đá là hình dáng của những kim tự tháp này. Điều đặc biệt chính là, khoảng cách các cạnh, các đáy của kim tự tháp lại chênh lệch nhau không tới 1 mét. Ở thời kì cổ đại, khi mà trang phục còn chưa đầy đủ, mọi thứ còn khá đơn sơ thì người dân đã làm cách gì để có thể giảm sai số xuống thấp tới vậy? Nhìn kĩ thì ta sẽ thấy, cánh cửa đi vào kim tự tháp cũng được làm bằng đá, chúng luôn được làm thấp hơn so với bề mặt đất chung của sa mạc. Cả kim tự tháp chỉ có duy nhất một lối vào, nhưng để có thể giải mã để tìm ra được là cả một quá trình đầy gian nan.

Sau khi tiến vào bên trong, trên những bức tường trong kim tự tháp là những bức tranh vẽ về cuộc sống của nhân dân dưới thời kì cai trị của vị vua ấy, cuộc sống hoàng gia, những chiến công, luật lệ… Cả một thời kì lịch sử như được tái diễn lại đầy sinh động. Không chỉ vậy, còn có những mật mã được viết bằng chữ tượng hình, giải được chúng, ta sẽ né được những cạm bẫy bất ngờ.

Càng tiến sâu vào bên trong, sẽ càng thấy những căn phòng lớn chứa vàng bạc châu báu của hoàng gia, những cổ vật vô giá, mà theo lời những nhà thám hiểm, chúng ta không nên tự tiện động vào hay trộm đi vì trên chúng đều có chứa lời nguyền, sẽ mang lại hậu quả nặng nề lên bản thân và người thân quen biết. Những cổ vật trong kim tự tháp hiện đang được trưng bày trong các bảo tàng trên khắp thế giới.

Em rất yêu thích những kim tự tháp này. Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này có thể trở thành một nhà thám hiểm, khám phá những công trình vĩ đại kì bí như thế.

22 tháng 5 2021
Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt… xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên… thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải “sống chung” với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp… ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí… hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng…

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

22 tháng 5 2021

tk nha