K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2018

nói về mong muốn tuổi thơ thế giới hòa bình , hữu nghị

5 tháng 9 2018

Nội dung của bài hát tiếng chuông và ngọn cờ nói về mong muốn hòa bình , hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới .

Hok tốt 

# MissyGirl #

5 tháng 9 2018

bạn bè k nha

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

- Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ

- Nội dung của văn bản có liên quan chặt chẽ tới nhan đề, trong phần nội dung tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ nhan đề “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”

- Nếu đặt nhan đề khác cho văn bản em sẽ đặt là “Chất riêng khác trong văn chương Nguyên Hồng”

6 tháng 9 2016

a. Xuất xứ.

  Sáng tác năm 1944, với tên “Tiến Quân Ca”, được chon làm Quốc ca tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa I nước Việt Nam DCCH năm 1946.

b. Giai điệu.

Trầm hùng, khỏe mạnh, trang nghiêm

c.Nội dung.

 Nói lên tinh thân đấu tranh của dân tộc khi đất nước trong cảnh lâm than.

26 tháng 12 2017

Bạn mai phuong anh trả lời sai roi tiến quan ca là quóc ca mà làm tieng chuong va ngon co

17 tháng 4 2022

Xác định vấn đề của cuộc sống đặt ra trong một tác phẩm văn học. Sau đó em cần thực hiện các bước dưới đây để bài nói tốt nhất, thuyết phục nhất:

– Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.

– Thực hành trình bày ý kiến.

– Lưu ý những lỗi khi trình bày.

2 tháng 2 2023

– Phần 2, tác giả nói về sự hiện diện của nước trên Trái Đất. Đây là phần có ý nghĩa quan trọng trong việc làm nổi bật mạch thông tin chính của văn bản:

+ Vừa làm sáng tỏ nhan đề văn bản (nếu muốn khẳng định Trái Đất là cái nôi của sự sống thì không thể bỏ qua việc chứng minh Trái Đất có tài nguyên nước dồi dào).

+ Vừa xác định hướng triển khai các phần kế tiếp (nói về tính đa dạng của sự sống nhờ có nước và nói về con người với tư cách là “đỉnh cao kì diệu của sự sống”)

– Như vậy, nếu thiếu phần 2, mối liên kết chặt chẽ giữa các phần và các yếu tố cấu tạo của văn bản sẽ bị phá vỡ.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
21 tháng 12 2022

Tham khảo dàn ý phân tích sau:

1. Chi tiết chọn lọc

–     Bằng vài nét chấm phá, bài ca dao miêu tả cảnh Hồ Tây như trong một bức tranh thủy mặc phương Đông.

–     Chi tiết khung cảnh: cành trúc la đà ven hồ, khói sương mịt mù và mặt hồ lấp lánh như mặt gương.

–     Âm thanh: tiếng chuông Trấn Vũ, tiếng gà gáy báo sáng ở Thọ Xương (những khu vực sầm uất ở kinh thành), tiếng nhịp chày giã vỏ dó làm giấy ở Yên Thái (tức khu làng Đông, làng Thọ, làng Hồ). Tất cả vang vọng những âm thanh đều đặn, ngân nga, sâu lắng.

–     Cảnh vật hiện lên trong dáng vẻ yên ả, thanh tĩnh của một vùng trời nước mênh mang vào buổi sớm mai trên Hồ Tây như một bức tranh tuyệt mĩ.

2. Thủ pháp nghệ thuật phong phú, độc đáo

–     Gợi tả:

Gió đưa cành trúc la đà

La đà khiến cành trúc như thực hơn, và làn gió trở nên hữu tình hơn. Tả cành trúc lay động mà nói lên được tính chất nhẹ nhàng của làn gió, từ đó gợi lên vẻ yên ả của cảnh vật: thiên nhiên sống nhưng không động. Câu thơ gợi nhiều hơn tá, chú ý nói cái ta cảm thấy hơn là ta thấy, không mời ngắm mà gợi lên sự cảm thụ. Nghệ thuật gợi tả thật tinh tế.

–     Tương phản: Thủ pháp nghệ thuật này dùng cái động để làm nổi cái tĩnh của cảnh vật Hồ Tây. Gió chỉ đưa mà không thổi, sương không mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan toả. Chính nghệ thuật tương phản làm đậm thêm cái cảm giác yên lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây.

–     Tả không gian kết hợp với tả thời gian:

Trong thơ, “không gian và thời gian vừa là máu thịt, vừa là cái áo của tác phẩm” (Huy Cận). Thơ khéo gợi không gian và thời gian thì tứ thơ, nghệ thuật thơ như có mạch sống. Trong cái yên tĩnh của cảnh vật Hồ Tây, những âm thanh đặc biệt vang lên như tiếng chuông, canh gà, nhịp chày báo hiệu cho một ngày mới. Còn cảnh đêm tàn, ngày rạng sáng được nhìn từ cành trúc ven hồ, làn sương mặt hồ và dừng lại ở hình ảnh gương nước Tây Hồ. Mặt hồ ẩn trong rừng khói sương mù mịt chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng ban mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, ta tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian.

3. Tiết tấu hài hòa

Những câu ca dao trên mang tính nhạc, thể hiện nhịp điệu cân đối của thể thơ lục bát. Thanh điệu nhuần nhuyễn, vần điệu hài hòa với âm du dương, điệu uyển chuyển, mang tính chất trang nhã, cổ kính, lại đậm nét trữ tình.

B. GIẢI THÍCH

1. Cảnh Hồ Tây là gương mặt quê hương, cảnh sắc thân thuộc đượm nét hữu tình, bình dị mà sâu lắng, yên ả nhưng sinh động.

–     Cành trúc không lơ phơ gió hắt hiu trong một chiều thu buồn (Nguyễn Khuyến) mà chỉ la đà làm tăng thêm vẻ thanh tú, sinh động của cảnh vật.

–     Gương mặt hồ không có sóng lớp phế hưng nghe đã rộn (Bà Huyện Thanh Quan) mà ánh lên vẻ tinh khôi của buổi hừng đông.

2. Lời ca dao thấm đượm một tình cảm gắn bó đằm thắm của người sáng tác bình dân đối với cảnh vật thân thương, hòa một niềm vui trong sáng của những người không bận rộn bao toan tính bon chen, bao vẩn đục của thở than hay ghét ghen, thèm muốn…

3. Bài ca dao gợi lại một thời đại không xa chúng ta hơn một thế kỉ nhưng đã đi vào quá khứ. Một thời đại mà Hồ Tây có tiếng chuông chùa không gợi buồn xa vắng, gợi tỉnh mộng phù thế, mà hòa vào tiếng gà báo sáng, tiếng nhịp chày làm ăn cùng bao âm thanh của đất (Xuân Diệu) của những Trấn Vũ, Tho Xương, Yên Thái, Tây Hồ, với âm hưởng đầy sinh khí, thân thuộc đời thường vào lúc bình minh.

23 tháng 10 2017

hai cái cu

23 tháng 10 2017

1. Chủ đề

Bn tự chọn, nhưng phải về thầy cô.

2. Nội dung (bao gồm thân bài và kết bài).

Thân bài:

 Cô tên gì?

Cô dạy lớp mấy? Trường nào?

Cô năm nay bao nhiêu tuổi?

Cô cao 1m..cm? Thân hình cô như thế nào?

Khuôn mặt cô tròn hay trái xoan

Cô gắn bó với nghề đã được bao nhiêu năm?

Cô có tận tụy với nghề ko? Cô có yêu thương học sinh hay ko?

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em khi cô giảng bài

+ Cô giảng có dễ hiểu ko?

Nêu cảm nghĩ của em về cô

+ Em có yêu mến cô hay ko? 

+ Em sẽ làm gì để khiến thầy cô vui lòng?

P/s: Em dựa vào đây để làm ra 1 bài văn hoàn chỉnh nhé

       Chúc em học tốt

Mình chỉ nêu ý kiến thui

* Nhiệm vụ của trồng trọt là :

 1. Sản xuất nhiều lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để bảo đảm đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.

2. Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng),… làm thức ăn cho con người.

 3. Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).

4. Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy. 
5. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.

 * Các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt là :

1. Khai hoang, lấn biển.             

->           Tăng diện tích đất canh tác. 
2. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng.              

->         Tăng năng suất cây trồng.

   3. Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trông trọt.              

   ->         Tăng lượng nông sản.