K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2021

Tre là bạn thân, là người nhà, là cánh tay của người nông dân, tre là bạn tâm tình của mọi lứa tuổi. Tre còn là "đồng chí chiến đấu của ta" trong kháng chiến. "Tre mọc thẳng", "trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng" là dáng đứng của tre, trúc. Và đó cũng là dáng đứng "không chịu khuất" của con người Việt Nam. Gậy tầm vông, cái chông tre là vũ khí đánh giặc rất lợi hại của ta, làm nên chiến công và truyền thống anh hùng của dân tộc. Thép Mới đã vận dụng phép đối trong văn xuôi cổ rất sáng tạo:

"Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muốn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc Và sống Hồng bất khuất có cái chông tre". Trong đoạn văn sau, tre được nhân hóa mang chí khí người nông dân mặc áo lính, người chiến sĩ xung kích quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, người dũng sĩ anh hùng lẫm liệt hiên ngang:

"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!".

Chữ "tre" được điệp lại 7 lần, câu văn ngắn dồn dập diễn tả không khí chiến đấu và chiến thắng giòn giã của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp

Đây là một trong những đoạn văn tráng lệ nhất, mang âm điệu anh hùng ca trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Không khí lịch sử thời đại, chiến thắng Điện Biên Phủ thần kì đã đem đến sức tung hoành của ngòi bút của Thép Mới.

Nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhạc của khóm tre làng "rung lên man mác" trong "nồm nam cơn gió thổi". Là diều lá tre, là sáo tre, sáo trúc giữa lồng lộng trời cao. Đoạn văn xuôi giàu tính nhạc và chất thơ cho ta bao cảm xúc và ấn tượng về tâm hồn Việt Nam, rất lạc quan yêu đời:

"Diều bay, diều lá tre bay lưng trời..

Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...

Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.

Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng

nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre..."          ~HT~             t.i.c.k mik nha

5 tháng 12 2021

mình biết

5 tháng 12 2021

câu trả lời đâu

Nội dung chinh của đoạn văn "buổi đầu  ko 1 tấc sắt trong tay đên Tre ! anh hùng chiến đấu

 Nội Dung : Nêu lên vai trò của tre trong cuộc sốngư

nha bạn chúc bạn học tốt nha 

22 tháng 8 2021

????????????????????????????

7 tháng 1 2019

Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

 Tre với người vất vả quanh năm.

Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trên giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao:

Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!

Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.

Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu.

Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:

Mai sau

Mai sau

Mai sau...

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)

Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam .



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-van-ban-cay-tre-viet-nam-cua-thep-moi-ngu-van-6-tap-ii-c33a13447.html#ixzz5bpPOCsCa

7 tháng 1 2019

Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dândành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.

21 tháng 8 2021

yiuiytik7uyi

21 tháng 8 2021

Tham khảo

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả, được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt. Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út trong ống tre, Cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sĩ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí. Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

6 tháng 5 2021

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

tk

19 tháng 3 2022
Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre
17 tháng 5 2021

Tham khảo

Nếu trung thực là bông hoa đẹp nhất của khu vườn nhân cách thì giản dị là mật thơm của bông hoa ấy. Giản dị là sống không cầu kì vật chất, không khoe mẽ, khoa trương, không vướng bận vào tiền bạc. Sống giản dị là sống hòa hợp với thiên nhiên và tôn trọng tự nhiên. Thiên tài và đức hạnh giống như viên kim cương: đẹp nhất là lòng trong chiếc khung giản dị. Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn. Người có đức tính giản dị thường có đời sống thanh bạch, cao quý. Nhìn bề ngoài tưởng chừng như họ đang ở trong khó khăn về vật chất không có gì là vui vẻ, hạnh phúc nhưng thực chất tâm hồn họ vô cùng an nhàn, tự do, tự tại. Họ lấy việc làm vườn làm thú vui, lấy việc đọc sách để di dưỡng tinh thần, thực hành lối sống hòa đồng cởi mở để kết nối với cộng đồng một cách bền chặt nhất. Người yêu mến lối sống giản dị là tự giải thoát mình khỏi những ràng buộc khắc nghiệt của vật chất, có thể làm chủ chính mình, sống theo cách mình mong muốn. Để rèn luyện được tính giản dị và xây dựng lối sống giản dị, trước hết bạn phải yêu lao động và siêng năng làm việc. Tiền bạc, vật chất giúp bạn thực hiện được những mong muốn, đáp ứng được những nhu cầu sống nhưng đừng quá đề cao nó. Hãy sống đạm bạc với những gì mình có, thực hành tiết kiệm, không khoe mẽ hình thức bề ngoài. Hãy học cách cảm thông và chia sẻ, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn mà không cần báo đáp. Hãy lịch sự và tinh tế trong lời nói, cử chỉ, hành vi, tử tế với mọi người. Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Không có sự vĩ đại nào lại không có sự giản dị, lòng tốt và sự thật.

  
17 tháng 5 2021

#Tham_khảo

Trẻ trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng : "Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người". Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc, kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt như mũi tầm vong, với sức mạnh của Thánh gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, cho giù tre có như thế nào đi chăng nữa, tre có phát triển đến đâu cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nó trở thành cây tre tinh thần, là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam

7 tháng 4 2021

a, Đời sống sinh hoạt :

- Tre làm bóng mát cho cuộc sống ở làng quê 

- Gìn giữ nền văn hóa lâu đời

- Giúp người dân cày, dựng nhà cửa, vỡ ruộng, khai hoang

- Giúp người dân trăm nghìn công việc khác nhau

- Làm cối xay cả nghìn đờitạo nên hạt gạo nuôi sông con người.

b, Đời sống tinh thần :

- Là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ

- Được gắn bó suốt cả đời người, từ thưở lọt lòng đến lúc nhắm mắt xuôi tay

- Tre với người sống, chết có nhau, chung thủy bền chặt.

c, Bảo vệ tổ quốc :

- Tre là thẳng thắn, bất khuất

- Trong kháng chiến, tre là đồng chí chiến đấu cùng với người

- Tre cùng người làm ăn, lại vì người mà đánh giặc

- Tre làm vũ khí chiến đấu

- Làm gậy chống lại sắt, thép của quân thù

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác

- Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà và giữ đồng lúa chín.

- Tre dựng nên thành đồng tổ quốc

- Tre là anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

7 tháng 4 2021

Dựa vào đó bạn tự làm nhé !!!!

CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời ,...
Đọc tiếp

CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời , kiếp kiếp . ” . | ( Trích Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6 - Tập hai , NXB Giáo dục ) a . Nêu nội dung chính đoạn trích trên . ( 1 . 0 điểm ) b . Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu : “ Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thôn ” . ( 1 . 0 điểm ) c . Viết từ 2 đến 3 câu nêu suy nghĩ của em về hình ảnh cây Tre của làng quê Việt Nam . ( 1 . 0 điểm ) CÂU 2 : ( 2 . 0 điểm ) Ca dao có câu : “ Một cây làm chẳng nên non , Ba cây chụm lại nên hòn núi cao . ” Viết đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 câu ) nêu suy nghĩ của em về câu ca dao trên . CÂU 3 : ( 2 . 0 điểm ) Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh sum họp của gia đình em vào buổi

0