K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2018

Trong quãng thời gian sống và hoạt động cách mạng tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc có một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp như: Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu... Đó là những tác phẩm thể hiện tính chiến đấu qua ngòi bút văn chương trong đó tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đăng trên báo Người cùng khổ số 36, 37 vào tháng 9, tháng 10 năm 1925. Trong 3 phần của tác phẩm ta thấy rằng cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu đầy kịch tính, thể hiện ngòi bút châm biếm sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc. Tác giả dùng thủ pháp tương phản tạo nên tính chiến đấu sắc bén cho tác phẩm.

Va-ren là tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình còn Phan Bội Châu là bậc anh hùng vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng vì tìm đường cứu nước, cứu dân, cụ Phan bị bọn thực dân kết án “tử hình vắng mặt”, đang bị đeo gông và chờ ngày lên máy chém. Hai con người hoàn toàn đối lập nhau.

Va-ren phải hứa “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu. Lúc này nhà yêu nước Phan Bội Châu mới bị bắt giam. Cả nước đang dấy lên một phong trào đấu tranh rộng khắp đòi thả cụ.

Đến Việt Nam hắn đã diễn ngay những trò lố. Tuy không trực tiếp nhìn thấy nhưng bằng con mắt thời cuộc và cảm nhận riêng của mình Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt của tên cáo già giả nhân giả nghĩa. Xuống tàu tên chính khách đâu có để ý đến lời hứa “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu mà ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã. Như vậy ta thấy hắn chỉ lo cho bản thân mình, hứa là “chăm sóc” mà đến Đông Dương hắn còn lo yên vị xong xuôi, tác giả đã gây sự nghi ngờ cho dư luận. Thực tế là cụ Phan vẫn “ngồi tù”. Đến Việt Nam hắn vui thú trước những sự dụ dỗ, ấp ủ, tiệc tùng của chính quyền Sài Gòn và Huế.

Từ Sài Gòn ra Hà Nội, Va-ren phải dừng lại ở Huế đế Hoàng đế Khải Định và triều đình cài lên ngực áo hắn Nam Long bội tinh, cái cao quý nhất của hoàng triều. Hắn chưa có công trạng gì cho thuộc địa mà đã được ban thưởng của triều đình nhà Huế. Tên toàn quyền vẫn vùi mình vào tiệc tùng, vô tình nuốt lời hứa, trong khi đó cụ Phan vẫn ngồi tù.

Và Va-ren đến Hà Nội - cuộc chạm trán giữa một kẻ phản bội Đảng cộng sản Pháp với một bên là bậc thiên sứ, xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng.

Điều thú vị sắp diễn ra, tên toàn quyền bắt tay cụ Phan, tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm. Hắn tuyên bố tôi đem tự do đến cho ông đây.

Cuộc mặc cả bắt đầu, y dụ dỗ, y yêu cầu cụ Phan hãy từ bỏ ý chí đấu tranh vì nền độc lập dân tộc, y nêu ra một số tên phản bội để làm gương, và thật nực cười chính y cũng là kẻ phản bội. Trước tôi là đảng viên xã hội đấy, giờ đây thì tôi làm toàn quyền... Tiếc thay cuộc “mặc cả”, “diễn thuyết” của Va-ren rất hùng hồn và không thiếu những lý lẽ đầy tình cảm như trong lúc ông và tôi nắm chặt tay - có thông ngôn rành mạch thế mà cụ Phan cứ dửng dưng. Xét binh tình thì lúc đó cả Phan Bội Châu và Va-ren không hiểu nhau.

Cụ Phan làm sao lại hiểu được những lời nói giả dối của một kẻ xấu xa đã phản bội chính giai cấp mình, một kẻ mà ngoài mẽ thì lịch sự, oai phong mà bên trong thì gian xảo, cáo già. Cụ Phan không thể hiểu một kẻ mà với cụ chỉ là một tên cướp nước không hơn không kém. Còn với Va-ren một tên chính khách bẩn thỉu làm sao hiểu được sự cao thượng, vĩ đại của một người đem cả tính mạng của bản thân cho nền độc lập tự do của dân tộc. Hai thái cực đối lập nhau trong cuộc chạm trán nảy lửa với những lời nói, hành động của Va-ren đã bóc trần bộ mặt xảo trá của hắn.

Trong cuộc chạm trán ấy, Phan Bội Châu rất chủ động dửng dưng im lặng, mỉm cười một cách kín đáo. Đặc biệt trong phần tái bút, tác giả cho biết một nhân chứng quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Hành động này cho thấy thái độ ghê tởm, khinh bỉ của cụ Phan trước tên toàn quyền đang thao thao bất tuyệt lên mặt dạy đời ấy. Vị toàn quyền được triều đình An Nam tôn kính kia đã bị hạ nhục, coi thường.

Người đọc cảm thấy thích thú qua chi tiết này. Bằng trí tưởng tượng phong phú tác giả đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt, giả nhân giả nghĩa của tên toàn quyền Va-ren trong cuộc chạm trán với cụ Phan. Sự đối lập, tương phản giữa hai con người đầy kịch tính, các chi tiết nghệ thuật làm cho người đọc bật cười, cái cười tán thưởng khâm phục cụ Phan anh hùng thiên sứ và khinh bỉ lên án tên toàn quyền Va-ren. Những trò lố mà hắn làm tại Đông Dương và đặc biệt cuộc chạm trán và mặc cả, dụ dỗ cụ Phan thực sự là những trò lố của trò lố.

Nguyễn Ái Quốc viết truyện này không chỉ nhằm mục đích ca ngợi Phan Bội Châu - một người tù lừng tiếng mà còn đòi ân xá cho cụ, đồng thời vạch trần bộ mặt xảo quyệt bẩn thỉu của tên toàn quyền Va-ren nói riêng và lũ thực dân Pháp nói chung. Ngòi bút hiện thực đầy sắc sảo, nó chính lưỡi gươm chống lại kẻ thù xâm lược của Nguyễn Ái Quốc trong những năm sống và hoạt động tại Pháp.


 

5 tháng 4 2019

Trò lố - những trò được bày ra một cách lố bịch, xấu xa.
Những lời lẽ, tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu, thì Nguyễn Ái Quốc ko dùng những lừoi lẽ bình thường để nói mà dùng từ trò lố để có thể thấy được cái bản chất xấu xa trong con người Va-ren, ông ta làm ra nhưũng trò lố bịch, nực cười để thuyết phục được cụ Phan Bội Châu. 
=> để bộc lộ cái bản chất xấu xa vốn có của Va-ren và thể hiện rõ hơn cái bản chất ấy trogn tấn trò của hắn. Và làm cho ngừoi đọc hiểu được nhưũng điều mà Va-ren làm là để che mắt thiên hạ --> từ đó nói lên thái độ khinh bỉ của Nguyễn Ái Quốc với Va-ren.

20 tháng 3 2019

Trò lố - những trò được bày ra một cách lố bịch, xấu xa.
Những lời lẽ, tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu, thì Nguyễn Ái Quốc ko dùng những lừoi lẽ bình thường để nói mà dùng từ trò lố để có thể thấy được cái bản chất xấu xa trong con người Va-ren, ông ta làm ra nhưũng trò lố bịch, nực cười để thuyết phục được cụ Phan Bội Châu. 
=> để bộc lộ cái bản chất xấu xa vốn có của Va-ren và thể hiện rõ hơn cái bản chất ấy trogn tấn trò của hắn. Và làm cho ngừoi đọc hiểu được nhưũng điều mà Va-ren làm là để che mắt thiên hạ --> từ đó nói lên thái độ khinh bỉ của Nguyễn Ái Quốc với Va-ren.

13 tháng 10 2017

a. Chuẩn bị dàn ý đề bài: Thất bại là mẹ thành công

Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung chính của câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

Thân bài: Giải thích câu tục ngữ

Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)

Nghĩa hàm ẩn: Mỗi lần vấp ngã chính là kinh nghiệm, vốn sống quý báu để trưởng thành, chín chắn hơn.

- Dẫn chứng những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:

 

    + Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới từng bị các HLV không nhận vì quá thấp.

 

    + Albert Einstein biết nói rất chậm, ông từng bị đuổi khỏi trường học vì tiếp thu quá chậm, sau này ông trở thành vĩ nhân được nhắc tới với nhiều cống hiến vĩ đại cho thế giới

Kết bài: Câu tục ngữ như nguồn động lực cổ vũ con người vượt lên khó khăn, thất bại để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

b. Lập dàn ý: Những tấn trò mà Va- ren bày ra với Phan Bội Châu được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là những trò lố.

Mở bài:

Tác giả Nguyễn Ái Quốc sử dụng cụm “Những trò lố” để đặt tên tác phẩm của mình, nhằm bộc lộ thái độ khinh thường, mỉa mai châm biếm trò ngụy tạo của tên toàn quyền Đông Dương

Thân bài: Giải thích cụm từ Những trò lố

- Giải thích từ ngữ: Lố: sự bày đặt, ngụy tạo đến mức trắng trợn, đáng chê cười.

- Trình bày những trò mà Va-ren bày ra:

 

    + Hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu ngay khi sang nhậm chức toàn quyền

 

    + Va- ren dụ dỗ Phan Bội Châu phản bội lại lý tưởng của mình để cộng tác với người Pháp

- Giải thích những trò lố của Va-ren thực chất là dối trá, hứa hẹn suông để trấn an làn sóng đấu tranh của người dân Việt Nam.

Kết luận: Thái độ khinh ghét mỉa mai của tác giả trước những trò lố của Va-ren.

c. Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt tên nhan đề tác phẩm của mình là Sống chết mặc bay

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Sống chết mặc bay. Nêu ý nghĩa của việc đặt nhan đề trong văn học, cũng như nhan đề trong truyện Phạm Duy Tốn

Thân bài: Giải thích ngắn gọn về tên nhan đề

- Thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm, chỉ biết lợi cho mình mà quên đi sự an toàn, lợi ích của người khác

- Nhan đề phù hợp với truyện ngắn:

 

    + Nêu bật hai cảnh tượng đối lập nhau: cảnh quan hộ đê sung sướng, xa hoa trái ngược với cảnh dân đen lầm than, khổ cực chống lũ

 

    + Nhan đề tố cáo những kẻ cầm quyền, bề thế chỉ biết trục lợi mà thờ ơ, tắc trách

Kết bài: Nhan đề truyện cũng là thái độ sống của một bộ phận trong xã hội hiện nay, cần phải bài trừ, loại bỏ.

Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương, ông Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

8 tháng 4 2022

????

 

25 tháng 12 2018

Bằng khả năng tưởng tượng và hư cấu vô cùng phong phú, với giọng văn sắc sảo, tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc:

• Phan Bội châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. Đứng trước lời dụ dỗ, mua chuộc của một kẻ có quyền lực cao nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ - Va-ren, nhưng Phan Bội Châu không những không sợ mà còn không hề bị thuyết phục bởi lời lẽ đường mật của Va-ren. Ông chỉ im lặng suốt cuộc trò chuyện.

• Va-ren: ba hoa, huênh hoang như một con rối, gian dối, lố bịch, xảo quyệt, kẻ phản bội nhục nhã, thậm chí là hèn hạ và đê tiện, là đại diện cho thực dân Pháp phản động, tầng lớp thống trị tàn bạo ở Đông Dương lúc bấy giờ.

28 tháng 12 2019

- Sân trường của chúng em trong giờ ra chơi thật thú vị: nào nhảy dây, đá cầu, kéo co, nào bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền vui biết mấy.

- Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu phản ánh chân thực bản chất xảo trá, gian ác, lố bịch của bọn thực dân Pháp mà đại diện là Va-ren. Ca ngợi vị anh hùng dân tộc Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

- Phan Bội Châu là vị anh hùng tượng trưng cho khí phách của người dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, luôn tỉnh táo trước giọng điệu xảo trá của kẻ thù.

Bạn tham khảo nha

Trò lố là trò mà làm một việc thừa thải vô tác dụng, và việc này phơi bày ra rõ ràng trước mắt mọi người.Nếu Varen không đi vấn đáp khuyên hàng cụ Châu thì người ta đâu biết ông ta là người như thế nào? Hãy để ý cách mô tả của Bác về Varen .... Bác không diễn tả tình cảm của mình mà để tự cách ăn mặc đi đứng của Varen nói lên chính con người hắn.
Để ý cử chỉ hành động khi Varen "nói chuyện" với Phan Bội Châu.Thế có lố bịch không chứ khi Varen nói chuyện mà cụ Châu lại nhếch mép cười?? Cuộc "trò chuyện" này vô nghĩa, phản tác dụng. Mục đích của Varen là khuyên hàng còn cụ Châu thì hoàn toàn kiên định không hàng. "Nói chuyện" mà không có tiếng nào của cụ Châu đó chính là cái lố bịch trong câu chuyện.

Tham khảo:

Đầu tiên cậu phải chỉ ra ''Trò'' là gì ? Là hành động diễn ra diễn ra trước mặt người khác, trước đám đông để mua vui ( việc làm ko ngay thẳng, thiếu nghiêm chỉnh ). ''Lố'' là gì? Là những việc làm không hợp với lẽ thường đến nỗi đáng chế nhạo.
Vậy Trò lố là những hành động việc làm trái với lẽ thường, đáng bị chế nhạo.
Tiếp theo cậu chỉ ra những trò lố ấy là gì, của ai?
Lắp đoạn giả thiết trên vào đoạn mẫu này : Trò lố thứ nhất Va ren diễn ra trước công luận Pháp khi nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Theo lẽ thường hứa là phải thực hiện, vì thế việc nửa chính thức hứa cho thấy Va ren đã định nuốt ngay lời hứa ấy. Hắn chỉ nói để trấn an dư luận trước khi nhậm chức Toàn quyền. Trò lố cuối cùng Va ren diễn khi gặp mặt Phan Bội Châu, hành động và lời nói hoàn toàn trái ngược nhau: miệng nói đem tự do đến nhưng tay lại nâng cái gông to kệch như một sự đe dọa. Hắn nói một thôi một hồi những lời nịnh bợ, mua chuộc rồi dụ dỗ thậm chí hắn còn tự hào dẫn ra các tấm gương phản bội của đồng bào hắn và chính hắn để bài diễn thuyết thêm thuyết phục. Những lời nói của Va ren càng trở nên lố bịch khi vấp phải sự im lặng dửng dưng của cụ Phan bởi điều đó đã biến cuộc đối thoại thành độc thoại . Qua những màn kịch đó ta đã thấy rõ bản chất bịp bợm, lừa lọc, mộy kẻ phản bội mà không có vô liêm sỉ.
Cuối cùng câu kết bằng cách viết lại cái đề bài ấy và thêm vì Va ren đã diễn những trò lố nên văn bản được đặt tên là " những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu "

Chúc chị học tốt(^-^)

18 tháng 3 2019

Trong bài " Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu " , ta thấy được Va - ren vốn là đảng viên xã hội Pháp , nhưng lại phản đảng và được cử làm Toàn quyền Đông Dương ngay sau khi Toàn quyền cũ là Méc - lanh bị giết hại . Va - ren là một kẻ phản bội , lừa đảo ,đáng để khinh bỉ , đại diện cho xã hội thực dân Pháp . 

Phan Bội Châu là lãnh tụ của phong trào Đông du và Việt Nam Quang phục hội . Nhưng trong một lần chiến đấu , ông bị giặc bắt vè nước và bị xử án tù chung thân . Mặc kệ những lời dụ ngon ngọt của Va - ren nhưng ông quyết tâm giữ vững ý chí quyết tâm , lòng yêu nước nồng nàn , không vì ham lợi lộc , ham sống mà phản lại tổ quốc .Thấy được Phan Bội Châu là 1 vị anh hùng , vị thiên sứ , đấng xả thân vì độc lập , tự do của đất nước , đại diện cho đất nước Việt Nam

=> Từ đó , tác giả của bài đã khắc họa vô cùng thành công tính cách đối lập , trái lập hoàn toàn nhau của Va -ren và Phan Bội Châu . Thấy được Va- ren là người đáng khinh , gian trá còn Phan Bội Châu thì kiên cường , bát khuất , xứng đáng là 1 vị anh hùng để nhân dân ta nhớ mãi . 

Mình góp ý câu 1 thôi ạ , bn đọc và tham khảo nhé !