K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2017

+ miêu tả trạng thái tính chất của sự vật, sự việc nó giúp cho người đọc hiểu được nội dung va tính chất của hoạt động đó..

+miêu tả về âm thanh cũng cho biết trạng thái của sự vật…
Tìm phép tu từ trong đoạn văn và nêu tác dụng :Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy...
Đọc tiếp

Tìm phép tu từ trong đoạn văn và nêu tác dụng :

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi lại ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng đàn trâu ra về, lững thững từng bước chân nặng nề. Bỗng sừng trâu được ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Nhờ mọi người giúp em làm bài tập này, ghi rõ tác dụng (đừng ghi chung chung là giúp cho vật trở nên sinh động hay đại loại là như thế) với ạ! Em cảm ơn.

0
Những bài văn bất hủ của học sinh (9)Đề: Tả chú bộ đội.Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra trông rất oai hùng. Đề: Đặt câu có từ "tập thể".Sáng nào em cũng tập thể dục.Đề: Tả cô giáo.Cô giáo em trạc ngoại tứ tuần. Người cô nhỏ nhắn khuôn mặt trái xoan, mỗi khi cô...
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh (9)

Đề: Tả chú bộ đội.

Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra trông rất oai hùng.

Đề: Đặt câu có từ "tập thể".

Sáng nào em cũng tập thể dục.

Đề: Tả cô giáo.

Cô giáo em trạc ngoại tứ tuần. Người cô nhỏ nhắn khuôn mặt trái xoan, mỗi khi cô giảng bài bàn tay cô ngo ngoe thật mềm mại. Cô hay giảng bài về thời các cụ ngày xưa và mở đầu bao giờ cũng là "các cụ ngày xưa nói".

Đề: Tả con lợn.

Con lợn nhà em rất đẹp, có cái mũi to như cái ổ phích cắm điện Liên Xô.

Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".

Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ. Câu tục ngữ trên nhằm kêu gọi nhân dân đánh đuổi quân giặc xâm lược.

Đề: Tả về cơn mưa rào.

Chiều qua, trời đang nắng chang chang bỗng nhiên sân nhà em đổ cơn mưa rào. Tiếng mưa rơi bập bùng phập phồng nên bố em hát: "Trời mưa bong bóng phập phồng. Em đi lấy chồng để khổ cho anh".

Đề: Tả về bác nông dân.

Bên cạnh nhà em có một bác nông dân tên là Xuyến. Bác có làn da trắng như trứng gà bóc, mái tóc bác bóng mượt như dầu nhờn Castrol. Mỗi buổi sáng bác thường hay dắt trâu ra ngoài đồng, tiếng bước chân bác và chân trâu nghe rổn rảng.

1
20 tháng 12 2022

=)) xưa tôi trẩu quá

 

trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợpa. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục...
Đọc tiếp

trong mỗi phần văn bản sau đây, chủ đề đã thể hiện được tính thóng nhất chưa? vì sao? nếu chưa, hãy chữa lại cho phù hợp

a. (1) Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi và đặc sắc. (2) Trước hết, điều đó thể hiện rõ qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh vừa dung dị, mộc mạc lại vừa có sức gợi tả phong phú vô cùng. (3) Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến những lối biến thể trong thơ lục bát; hay cách nói vừa hình tượng, vừa cụ thể, càng nghe càng thấm thía vô cùng. (4) Ca dao là tiếng lòng của người lao động, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi. (5) Cuộc sống của họ dù thiếu thốn, khổ cực trăm bề nhưng điều kì diệu là ngọn lửa tình yêu và khát vọng hướng tới ước mơ hạnh phúc của họ không bao giờ bị dập tắt.

b. (1) HÌnh ảnh con trâu thường hay được nói đến trong ca dao Việt Nam. (2) Không phải chỉ vì " con trâu là đầu cơ nghiệp" mà còn bởi đối với người lao động, đây là con vật gần gũi thân thiết. (3) Trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình: "Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa". (4) Trâu trở thành người bạn tâm tình của người lao động: "Trâu ơi ta bảo trâu này". (5) Hình như con trâu không mấy lúc thảnh thơi cho nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đến nó. (6) Đến với ca dao Việt Nam, ta bắt gặp nhiều bài nói về con trâu, con cò, cái vạc. (7) Đó là các con vật quen thuộc, gần gũi mang đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động chân lấm tay bùn. (8) Khi cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường đem con trâu ra để tâm sự, để giãi bày lòng mình.  

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
31 tháng 10 2018

a. 

- Từ tượng thanh: rì rầm

- Từ tượng hình: phấp phới, bát ngát

=> Tác dụng: Diễn tả niềm vui ngập tràn của tác giả khi nhìn ngắm đất nước được độc lập, nước nhà như được thay da đổi thịt, cảm thấy tự do, tràn trề nhựa sống. Đồng thời câu thơ cuối bài với từ tượng thanh "rì rầm" cũng cho thấy niềm tự hào, niềm biết ơn của tác giả trước những tấm gương hi sinh anh dũng.

b. 

- Từ tượng hình: lô xô, nhấp nhô

=> Tác dụng: diễn tả hình ảnh người lính hành quân ở Trường Sơn với lực lượng hùng hậu và khí thế hừng hực (đoàn quân đi mà như sóng lượn nhấp nhô, tung bay bụi khói)

Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong bài thơ sau: Dưới gốc đa già, trong vũng bóng, Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai. Ve ve rung cánh, ruồi say nắng; Gà gáy trong thôn những tiếng dài. Trời lơ cao vút không buông gió; Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng, Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa; Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng. Quán cũ nằm lười trong sóng nắng, Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ...
Đọc tiếp

Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong bài thơ sau: Dưới gốc đa già, trong vũng bóng, Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai. Ve ve rung cánh, ruồi say nắng; Gà gáy trong thôn những tiếng dài. Trời lơ cao vút không buông gió; Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng, Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa; Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng. Quán cũ nằm lười trong sóng nắng, Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm… Đứng lặng trong mây một cánh diều. Cành thưa, nắng tưới, chim không đứng; Quả chín bâng khuâng rụng trước hè. Vài cô về chợ buông quang thúng Sửa lại vành khăn dưới bóng tre. Thời gian dừng bước trên đồng vắng; Lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao. Như mơ đường khói lên trời nắng; Trường học làng kia tiếng trống vào Mình cần gấp giải luôn giúp mình nhaa :

0
Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dướiCâu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào  Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ...
Đọc tiếp

Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dưới

Câu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa 

Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào 
 

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )
 

1
2 tháng 9 2020

Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dưới

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,=> Dải mây trắng đỏ dần
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,=> sương hồng lam ôm nóc nhà
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,=>
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.=> người các ấp đi chợ tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;=>họ kéo hàng
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,=>những thằng cu chạy lon ton
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,=>cụ già chống gậy bước
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.=>cô yếm che môi cười
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,=>thằng bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,=>2 người gánh lợn chạy
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.=>con bò đuổi theo sau

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,=>sương rỏ đầu cành
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,=>tia nắng nháy
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,=>núi uốn mình
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.=>đồi thoa son
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.=>người mua bán ra vào
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,=>con trâu vờ rim hai mắt
Để lắng nghe người khách nói bô bô.=>trâu nghe người khách nói
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,=>anh hàng tranh quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.=>anh hàng tranh tìm chỗ ngồi bán
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,=>thầy khóa gò lưng trên phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.=>thầy hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,=>cụ đồ vuốt râu
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.=>cụ nhẩm đọc câu đối
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,=>bà cụ bán hàng
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.=>thời gian giội tóc trắng phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,=>
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.=>chú hoa man xếp vàng trên chiếu
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,=>áo cụ lý bị người chen sấn kéo
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.=>khăn trên đầu bung ra
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,=>lũ trẻ ngắm tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.=>quên chị bên đường đứng gọi
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,=>mấy cô ôm cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.=>anh bán pháo
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.=>người cầm cẳng dốc lên xem

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.=>người quê ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )

Câu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa 

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,_nhân hóa
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,_nhân hóa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,_nhân hóa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,_nhân hóa(cùng câu nha)
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh._nhân hóa
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau._nhân hóa
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha._so sánh
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,_so sánh
Con gà trống mào thâm như cục tiết,_so sánh
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

                          ( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )

Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào 
 

-Ngày xưa,chợ tết đông vui nhộn nhịp .Hình ảnh những người gọi nhau  í ới đi chợ,những em bé đuổi nhau những cụ già móm mém tóc bạc cười hiền hậu.Ai cũng vui vẻ,ai cũng biết nhau mà chào nhau bằng nụ cười tươi rói.Chợ quê mua bán chân thật,cũng có cả tình thương nữa.Người bán hàng thấy cậu bé kháu khỉnh mà cho cái bánh bọc trong lá chuối lá đa...

-Còn ngày nay,chợ quê đã không còn như xưa nữa.Những mái tôn mái sắt thi nhau dựng lên.Cảnh vẫn nhộn nhịp nhưng chỉ là những câu mặc cả .Hình ảnh người bán hàng cãi nhau ỏm tỏi với khách .Không có bóng dáng con trẻ.Ai cũng đăm đăm nét mặt cáu kỉnh vì người bán điêu .Người ta không còn niềm nở với nhau như trước.Có khi biết nhau nhưng lướt qua nhau như người lạ

Dù có vậy đi nữa,chợ quê hay chợ phố vẫn chào đón những người dân Việt Nam ....

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau. a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ...
Đọc tiếp

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam ) b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại. (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất. Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.