K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2018

Thông qua nghệ thuật nhân hóa, so sánh, Tô Hoài đã gán cho Dế Mèn một tính cách, một cá tính riêng. Dế Mèn trở thành một chàng dế cường tráng và tự nhìn nhận mình nổi trội hơn tất cả mọi người. Chính bởi hình tượng Dế Mèn mà Tô Hoài đã xây dựng được câu chuyện đồng thoại về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi, nhẹ nhàng gửi gắm vào đó những thông điệp và bài học cho trẻ em.

18 tháng 7 2018

Nhận xét:Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật tiêu biểu với đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường tình của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thìa những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.

đọc hiểu văn bản Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua....
Đọc tiếp

đọc hiểu văn bản
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã
a)em hãy đặt nhan đề cho đoạn văn trên
b)trong đoạn trích tác giả sử dung ngôi kể thứ mấy ? vì sao em biết?
c) từ đoạn văn trên em có suy nghĩ gì khi sử dụng ngôi kể trong văn tự sự

2
1 tháng 10 2019

phạm khánh ly...cái cuối h đọc lại,mk nghĩ nó là tác dụng chung của việc sử dụng các ngôi kể luôn đấyhaha

1 tháng 10 2019

giups mk với mk mơn trc nha yeu

18 tháng 12 2021

 - và

- như

- với

18 tháng 12 2021

cảm ơn nha :>

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

 Câu 1:Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều .Tôi dành hầu hết cho em bộ tú lơ khơ ,bài cá ngựa ,những con ốc biển và bộ chì màu .Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó mắt nó cứ giáo hoảnh nhìn vào khoảng không thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ a,Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai b, Xác định quan hệ từ ,đại từ, từ láy , từ ghép...
Đọc tiếp

 Câu 1:Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi 

Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều .Tôi dành hầu hết cho em bộ tú lơ khơ ,bài cá ngựa ,những con ốc biển và bộ chì màu .Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó mắt nó cứ giáo hoảnh nhìn vào khoảng không thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ 

a,Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai 

b, Xác định quan hệ từ ,đại từ, từ láy , từ ghép hán việt trong đoạn văn trên

Chưa, Đặt câu với từ hán việt ,từ láy vừa tìm đc

Câu 2

Chép thuộc lòng đoạn ca dao sau 

Công cha như núi ngất trời

.......'

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

a, Lời nói trong bài ca dao này là ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào 

b,Nội dung tình cảm của bài ca dao này là gì

c,Tìm những nghệ thuật độc đáo trong bài ca dao? Nêu tác dụng

0
các cao nhân trợ giúp gấp  ạMình cần vào tiết học chiều ni ạxin cảm ơn.......Dựa vào cấu tạo xác định các kiểu câu trong đoạn văn sau 1. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa gội rửa . Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, ssangs rực lên trong ánh mặt trời".2. Mùa đông , bé say sưa ngắm nhìn ngọn lửa cháy trong bếp lò. Ngọn lửa mềm mại...
Đọc tiếp

các cao nhân trợ giúp gấp  ạ

Mình cần vào tiết học chiều ni ạ

xin cảm ơn.......

Dựa vào cấu tạo xác định các kiểu câu trong đoạn văn sau 

1. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa gội rửa . Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, ssangs rực lên trong ánh mặt trời".

2. Mùa đông , bé say sưa ngắm nhìn ngọn lửa cháy trong bếp lò. Ngọn lửa mềm mại vui tươi. Ngọn lửa khi thì màu vàng rực rỡ, lúc lại màu xanh lét. Ngọn lửa liếm mãi làm nước trong nồi sôi, cơm trong nồi chín, thịt trong nồi nhừ.  Trên đời này ngọn lửa thật có ích.

3. Hoàng hôn. Bong tối nhập nhoạng khe lá xuống chầm chậm. Phía núi bắt đầu mưa. Ở bãi trú quân , mọi người đã nằm gọn trên võng. Gió mỗi lúc một mạnh. Rừng gào lên. Đêm sập xuống rất nhanh . Tất cả đều đen kịt. Gió càng dữ . Mưa gió như muốn cuốn băng mái lều mỏng mảnh.

4. Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non nếu có mưa thì lại càng tươi dịu. Ngày xuân gần hết, số hoa tăng màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhập với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang : Hè đến rồi. Khắp thành phố bỗng rực lên, như tết đến, nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa hoa phượng.

0
13 tháng 4 2022

1. Liệt kê tăng tiến

2. Liệt kê tăng tiến

3. Liệt kê không theo cặp

4. Liệt kê theo cặp

-Xác định luận điểm, luận cứ trong đoạn văn sau:           Lòng can đảmQuả thực, mỗi chúng ta như một vòng tròn bị khuyết mà cuộc sống thì luôn dung nạp những yếu tố đối nghịch nhau. Trong đó, khắc tinh của “hèn nhát” là “can đảm”. Người can đảm trước hết là người không hèn nhát, là người dám đối mặt với sự thật, là người dám đương đầu với những khó khăn, thử thách...
Đọc tiếp

-Xác định luận điểm, luận cứ trong đoạn văn sau:

           Lòng can đảm

Quả thực, mỗi chúng ta như một vòng tròn bị khuyết mà cuộc sống thì luôn dung nạp những yếu tố đối nghịch nhau. Trong đó, khắc tinh của “hèn nhát” là “can đảm”. Người can đảm trước hết là người không hèn nhát, là người dám đối mặt với sự thật, là người dám đương đầu với những khó khăn, thử thách của bản thân, đối diện với chính mình. Nếu bất ngờ được hỏi về những tấm gương tiêu biểu cho lòng can đảm, tôi chẳng ngần ngại gì mà sẽ trả lời ngay: người con gái anh hùng Võ Thị Sáu đứng trớc họng súng quân thù mà vẫn cất cao tiếng hát; chú bé loắt choắt chạy như bay trước mưa bom bão đạn của quân thù để đưa thư mật cho kháng chiến... Nói tóm lại, can đảm là một đức tính vô cùng cần thiết với mỗi con người và người can đảm là người đáng khâm phục. Khi có lòng can đảm, nghĩa là ta đa nắm giữ chiếc chìa khóa vạn năng, giúp ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn thử thách. Cần phê phán con người hèn nhát, không dám đương đầu với những thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùn bước, thấy nguy hiểm thì không dám hành động. Và sau cùng, mỗi chúng ta cần học cách đương đầu với những thử thách và hơn cả là can đảm trong trận chiến với chính bản thân mình. Đừng quên xếp “can đảm” trong chiếc túi hàng trang của mình, bạn nhé!

1

* Luận điểm : Lòng can đảm 

* Luận cứ :

-  Trong đó, khắc tinh của “hèn nhát” là “can đảm”. Người can đảm trước hết là người không hèn nhát, là người dám đối mặt với sự thật, là người dám đương đầu với những khó khăn, thử thách của bản thân, đối diện với chính mình. 

- Nói tóm lại, can đảm là một đức tính vô cùng cần thiết với mỗi con người và người can đảm là người đáng khâm phục. Khi có lòng can đảm, nghĩa là ta đa nắm giữ chiếc chìa khóa vạn năng, giúp ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn thử thách. Cần phê phán con người hèn nhát, không dám đương đầu với những thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùn bước, thấy nguy hiểm thì không dám hành động. Và sau cùng, mỗi chúng ta cần học cách đương đầu với những thử thách và hơn cả là can đảm trong trận chiến với chính bản thân mình