K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 7 2018

a)) Bầu ơi thương lấy bí cùng

=> Ẩn dụ

Hình ảnh ẩn dụ "bí - bầu" hướng đến tất cả mọi người (đồng bào). Trên thực tế bầu và bí là hai loài cây khác nhau. Qua hình ảnh ẩn dụ bầu và bí ông tra đã thầm gửi vào đó hàm ý sâu sa bầu và bí ở dây không hiểu theo nghĩa là loài cây nữa mà hai hình ảnh này thể hiện cho hai giống nòi cho những dân tộc anh em trên giải đất hình chư S. Họ cũng là những người hàng xóm không cùng máu mủ uột già với ta nhưng lại cùng ta sống trên mảnh đất việt nam vào đại gia đình dân tộc VN nên ta phải yêu thương chia sẻ với nhau.

b. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

=>Ẩn dụ

Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Một tấm vảu màu đỏ mượt, mịn và mỏng manh được phủ trên trước giá gương. Nhiễu điều đã bao bọc cho giá gương, giúp giá gương tránh khỏi những bụi bặm của năm tháng. Nhờ đó, chiếc gương bên trong mới có thể sáng hoài và sọi rọi rõ ràng. Đây là hình ảnh ẩn dụ để thể hiện tinh thần đùm bọc, che chở của dân ta. Người giàu giúp đỡ người nghèo, người nghèo hỗ trợ người khó khăn hơn mình. Có nhiều giúp nhiều, có ít giúp ít, cùng đoàn kết và yêu thương giúp đỡ nhau.

10 tháng 7 2018

a)

Bầu ơi thương lấy cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

=> Ẩn dụ

b) Ẩn dụ

Tác dụng chung"

Mượn các hình ảnh gần gũi và một hiện tượng có tính qui luật dễ thấy để biểu thị vấn đề có tính chất lớn lao, thiêng liêng => vấn đề tinh thần đoàn kết dân tộc trở nên dung dị, dẽ hiểu, thấm thía.

11 tháng 7 2018

a)) Bầu ơi thương lấy cùng

=> Ẩn dụ

Hình ảnh ẩn dụ "bí - bầu" hướng đến tất cả mọi người (đồng bào). Trên thực tế bầu và bí là hai loài cây khác nhau. Qua hình ảnh ẩn dụ bầu và bí ông tra đã thầm gửi vào đó hàm ý sâu sa bầu và bí ở dây không hiểu theo nghĩa là loài cây nữa mà hai hình ảnh này thể hiện cho hai giống nòi cho những dân tộc anh em trên giải đất hình chư S. Họ cũng là những người hàng xóm không cùng máu mủ uột già với ta nhưng lại cùng ta sống trên mảnh đất việt nam vào đại gia đình dân tộc VN nên ta phải yêu thương chia sẻ với nhau.

b. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

=>Ẩn dụ

Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Một tấm vảu màu đỏ mượt, mịn và mỏng manh được phủ trên trước giá gương. Nhiễu điều đã bao bọc cho giá gương, giúp giá gương tránh khỏi những bụi bặm của năm tháng. Nhờ đó, chiếc gương bên trong mới có thể sáng hoài và sọi rọi rõ ràng. Đây là hình ảnh ẩn dụ để thể hiện tinh thần đùm bọc, che chở của dân ta. Người giàu giúp đỡ người nghèo, người nghèo hỗ trợ người khó khăn hơn mình. Có nhiều giúp nhiều, có ít giúp ít, cùng đoàn kết và yêu thương giúp đỡ nhau.

10 tháng 7 2018

a/ so sánh

Từ so sánh : là

Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm; giúp cho việc miêu tả thêm cụ thể sinh động (trăng—cái liềm vàng) 

b/ Nhân hoá, Ẩn dụ 

Tác dụng: giúp biểu thị suy nghĩ tình cảm của con người ( thân bọc lấy thân ;tay ôm, tay níu ;gần nhau thêm), làm cho sự vật trở nên gần gũi với người; giữa người và tre có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

c/Nhân hoá, Ẩn dụ

Tác dụng: Biểu thị suy nghĩ, tình cảm của thuyền với bến như với con người( nhớ, khăng khăng, một dạ,đợi) , tăng sức gợi hình, gợi cảm

5 tháng 2 2021

B ,Biện pháp ẩn dụ

5 tháng 2 2021

B) BẰNG BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ

10 tháng 4 2021

Em tham khảo nhé !

 Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

       Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

       Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng.

       Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.

Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.

Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.

 

Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.

Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.

Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.

8 tháng 5 2022

tham khảo:

Nghĩa đen: Cây bầu và cây bí tuy khác giống nhưng lại chung điều kiện sống (một giàn). Nghĩa bóng: Con người Việt Nam luôn đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.

8 tháng 5 2022

đúng nhưng cô yêu cầu làm nguyên bài văn

 

16 tháng 5 2022

tham khảo

 

Truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam thật đáng trân trọng. Điều đó đã được ông cha ta gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Xét về nghĩa đen, cây bầu và cây bí vốn khác nhau nhưng lại có môi trường sống giống nhau. Chúng cùng thuộc giống cây thân leo, thường được người nông dân gieo trồng để leo chung một giàn. Khi mượn hình ảnh cây bầu và cây bí, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng dù có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc hay địa vị xã hội thì vẫn là người Việt Nam, cần phải biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.

Trong quá khứ, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nhưng con người Việt Nam vẫn biết nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau. Trong năm tháng chiến tranh, nhân dân cùng nhau đoàn kết đánh bại kẻ thù. Những chàng trai tuổi đời còn quá trẻ nhưng kiên quyết ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Những y bác sĩ xung phong vào chiến trường bom lửa để cứu chữa cho các thương binh. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã nuôi giấu bộ đội… Đến ngày hôm nay, tinh thần đó lại càng được phát huy mạnh mẽ. Các chương trình mang tính nhân văn đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời khó khăn như “Cặp lá yêu thương”, “Áo ấm cho em”... Những ngày tháng vừa qua, đất nước Việt Nam đã phải đương đầu với kẻ thù vô hình - đại dịch Covid-19. Nhưng trong hoàn cảnh đó, tinh thần tương thân tương ái lại càng sáng ngời hơn. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho người lao động chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Đội ngũ y bác sĩ làm việc không quản ngại ngày đêm, nguy hiểm để cứu sống bệnh nhân. Các chiến sĩ công an, bộ đội sẵn sàng giúp đỡ nhân dân. Rồi chính mỗi người dân cũng đều biết chia sẻ với nhau. Thật khó tưởng tượng được rằng chúng ta đã có những phát minh thật sáng tạo như cây ATM gạo, ATM khẩu trang. Hay việc các doanh nghiệp thu mua nông sản giúp đỡ bà con nông dân…
Bài ca dao trên đã giúp em hiểu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ đó, em biết sống sẻ chia với mọi người xung quanh hơn, lan tỏa yêu thương để cuộc sống thêm tốt đẹp.

 

Tóm lại, bài ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng” đã giúp chúng ta nhận ra một bài học đáng quý. Biết sống yêu thương để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

BN THAM KHẢO BÀI CỦA MIK Ạ!!!

undefined

CÒN NX

 

14 tháng 4 2021

đen

cây bầu và cây bí tuy là khác giống,khác loài nhưng cũng leo chung1 giàn,một cọc

bóng:

mọi ngời hãy thương yêu,đùm bọc nhau

tuy có kacs về màu da,tính cách nhưng vẫn chung1 mái nhà là mẹ trái đất(ko bt nghĩa có rộng quá ko nữa)

tham khảo bài mk nha !

Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được khái quát qua 2 câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Và: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thỳ thương nhau cùng. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận 2 câu tục ngữ này để hiểu rõ đc ý nghĩa.

II, Khai triển ý:
+ Câu tục ngữ: bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.
- Nghĩa đen: Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa.
- Nghĩa bóng: Thông qua hình ảnh của bầu và bí tác giả dân gian muốn gửi đến chúng ta một thông điệp: Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước. Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
+ Câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Nghĩa đen: Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý. Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. Trước đây gương không được treo trên tường hay bỏ trong bóp. Những hình thức gương như thế mới được chế tạo ra sau này, chứ thuở xa xưa, gương thường được làm theo hình tròn hay hình bầu dục và được đặt trên cái giá bằng gỗ. Có những cái giá được làm bằng gỗ quý, đánh bóng rất đẹp. Nhưng cũng có những cái giá chỉ được làm bằng gỗ thường thôi. Thứ gỗ này được dùng vì nó cứng, có thể mang nổi tấm gương, chứ trông nó không được đẹp, có khi còn sần sùi xấu xí là khác. Nhưng, giá không phải lo, vì trước khi đặt tấm gương lên giá, người ta đã cẩn thận lấy một tấm nhiễu đỏ phủ cái giá, khiến cho bản thân cái giá dù không được làm bằng gỗ quý, nhưng bây giờ trở nên đẹp đẽ đáng quý, xứng đáng được dùng làm vật đỡ cái gương. ===>Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo
+ Nghĩa bóng: cũng như thế mà câu tục ngữ này khuyên chúng ta đã là người trong một nước thì hay biết thương yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ... đối với nhau. Bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã biết rất rõ ý nghĩ của câu ca dao này. nhưng với một lớp nghĩ rộng hơn thì đã là con người thì ai cũng cần có một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp vì thế việc chia sẻ những gì mình có thật sự rất quan trọng trong cuộc sống để có thêm nhiều niềm vui hơn và để bớt đi những giọt nước mắt rơi xuống vì những vấn ngại của cuộc sống. Dù có là ai đi chăng nữa, dù có bị gì đi chăng nữa thì con người vẫn là con người vẫn cần có tình thương của nhân loại và vẫn cần có tình yêu. Đồ vật, con vật còn có cảm xúc, còn có tính bầy đàn, chăm sóc lẫn nhau... thì cớ gì con người lại không được như vậy. vì thế câu ca dao này còn lên

22 tháng 4 2022

TK:

Như vậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Đến vế câu thứ hai là “Người trong một nước phải thương nhau cùng” - những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

6 tháng 5 2022

tk

Dàn ý Giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương Dàn ý Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương mẫu 1

a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

-  Giải thích các khái niệm

“Nhiều điều” chính là một tấm vải lụa có màu đỏ, thường dùng để phủ lên gương, vừa để trang trí lại tránh được bụi bẩn bám vào mặt gương.“Giá gương” chính là cái giá đỡ của tấm gương, tấm nhiễu điều phủ che chắn cho giá gương.

- Giải thích ý nghĩa của câu nói

Nghĩa đen: lấy tấm nhiễu điều để làm đẹp, bảo vệ bao bọc cho giá gươngNghĩa bóng: tinh thần đoàn kết, yêu thương và tương trợ lẫn nhau

- Khẳng định mối quan hệ giữa người trong một quốc gia, dân tộc

Phải biết đoàn kết, tương trợ lẫn nhauĐoàn kết chính là sức mạnh giúp vượt qua mọi khó khăn, đánh thắng mọi kẻ thù

c. Kết bài: Khẳng định giá trị ý nghĩa của câu nói, rút ra bài học nhận thức và hành động