K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2019

Chọn đáp án A

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước với giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 40,7% cả nước (2005).

13 tháng 11 2018

Chọn đáp án A

Quan sát bảng số liệu về diện tích gieo trồng cây lúa của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014, có thể rút ra các nhận xét sau:

+ Hai vùng đồng bằng sông Hồng và Cửu Long đều là các vùng chuyên canh lương thực lớn.

+ Quy mô diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.

+ Cơ cấu mùa vụ ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có hơn Đồng bằng sông Hồng một vụ lúa (lúa hè thu).

Như vậy, nhận xét không chính xác là: Đồng bằng sông Hồng có hơn Đồng bằng sông Cửu Long một vụ lúa.

4 tháng 12 2019

Chọn đáp án B

Đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng và có mùa đông lạnh là đặc trưng của Đồng bằng sông Hồng. Có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản là đặc trưng riêng của Duyên hải Nam Trung Bộ. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản là đặc điểm chung giống nhau của hai vùng.

27 tháng 9 2018

Chọn đáp án D

Do diện tích đất nông nghiệp đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa. Biện pháp được đặt ra nhằm tăng sản lượng lương thực trên một đơn vị đất nhất định của đồng bằng đó là thâm canh tăng vụ, tăng năng suất.

8 tháng 5 2018

Chọn đáp án D

Trên cùng một dạng địa hình song trên các vùng khác nhau cũng có sự khác biệt về phân bố mật độ dân cư. Chẳng hạn, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số gấp hơn 2,9 lần ở đồng bằng sông Cửu Long. Thực trạng trên là do, Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư tập trung khá đông đúc ở đây, bên cạnh đó những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế cũng có tác động đến mật độ dân số ở khu vực này nhưng không nhiều.

3 tháng 6 2017

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí trang 186, nhóm đất chiếm tỉ trọng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn với 1,6 triệu ha chiếm 41%

30 tháng 9 2017

Chọn đáp án B

Nước ta có hai đồng bằng châu thổ lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cùng với dải đồng bằng ven biển miền Trung. Trong số ba đồng bằng đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích lớn nhất (khoảng 40 nghìn km2), hàng năm được bồi đắp và mở rộng ra biển nhiều. Vì vậy, đây được coi như vùng trọng điểm lương thực, thực phần lớn nhất nước ta.

8 tháng 10 2019

Chọn đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30 có thể thấy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, Long An và Tiền Giang là các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh còn lại thuộc vùng Đông Nam Bộ.

8 tháng 11 2017

Chọn đáp án D

Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất của nước ta. Trong đó, tuy vùng Đồng bằng sông Cửu Long luôn dẫn đầu về sản lượng do có diện tích lúa lớn hơn nhưng vùng Đồng bằng sông Hồng lại luôn cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long về năng suất. Nguyên nhân không phải do yếu tố kinh nghiệm và truyền thống của người lao đông, hàm lượng phù sa hai sông chênh lệch, nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mà là do sức ép của dân số ở vùng Đồng bằng sông Hồng mạnh hơn nên cần phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất cây trồng.

4 tháng 12 2018

Chọn đáp án D

Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản, trong đó 45% diện tích thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.