K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2016

1, Bắc Âu thuộc môi trường đới lạnh, địa hình băng hà cổ , có dạng Fio và nhiều hồ, đầm, ngoài ra còn có nhiều núi lửa và suối nước nóng 

2,

– Các vùng công nghiệp truyền thống đang gặp khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi công nghệ … – Nhiều ngành công nghiệp hiện đại đang được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao.

 công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác & tự động hoá, hàng không … nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu & các Trường Đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất & chất lượng được nâng cao, thay đổi phù hợp với thị trường 

3,Có chí tuyến Nam ( trở xuống phía Nam Bán Cầu là đới lạnh) chạy ngang qua lãnh thổ của lục địa Ô- xtrây –li –a , 1/3 diện tích lãnh thổ ở phía bắc đường chí tuyến Nam và phần còn lại kéo dài đến vĩ độ 390 nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa nằm trong khu vực áp cao chí tuyến , khó gây mưa . Phía đông lục địa lại có dãy Trường Sơn đâm sát biển chạy dài từ bắc xuống Nam , chắn gió biển thổi vào lục địa , gây mưa sườn đông Trường Sơn , nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây làm cho khí hậu của phần lớn lục địa là khô hạn . 
Nhớ là đang nói tới phần lớn lục địa Ô – xtrây – li – a , còn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” 

có thể nói ngắn gọn là: 
- Do ảnh hưởng của đường chí tuyến nam, khí hậu nóng và khô 
- Phía đông ven biển là hệ thống núi cao, ngăn ảnh hưởng của biển 
- Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-li-a chảy sát bờ 

4, 

 Phía tây do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương & gió Tây ôn đới nên khí hậu ấm & ẩm ướt hơn

Phía đông là sâu trong nội địa có dãy Xcănđinavi ngăn chặn ảnh hưởng của dòng biển nóng & gió Tây ôn đới nên mùa đông khí hậu rất lạnh

5,    

* Giống nhau : 
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến 
* Khác nhau : 
- Bắc mĩ : 
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo. 
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. 
- Nam Mĩ : 
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin 
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi 

6, Tan băng ở Nam Cực đó là do hiện tượng Trái Đất nóng lên và nó sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người: mức nước biển dâng cao sẽ khiến cho một số nơi sẽ bị chìm ngập và biến mất trên bản đồ thế giới (ở Thái Lan có một khu vực đã bị như vậy); một số loài động vật ở Nam Cực sẽ không còn nơi sinh sống như gấu trắng,...; gây ra những biến đổi về khí hậu như gió, bão tuyết, ảnh hưởng đến đời sống con người.


 

Câu 16: Vì sao châu Nam cực còn được gọi là '' cực lạnh'' và ''cực gió'' của trái đất? Câu 17; Khối băng vùng Nam cực có xu hướng thay đổi như thế nào? Câu 18: Nguyên nhân đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu đại dương được gọi là '' thiên đàng xanh '' giữa thái bình dương là gì? Câu 19: Nhiệt đọ thấp nhất ở châu nam cực mà các nhà khoa học đã đo được...
Đọc tiếp

Câu 16: Vì sao châu Nam cực còn được gọi là '' cực lạnh'' và ''cực gió'' của trái đất?

Câu 17; Khối băng vùng Nam cực có xu hướng thay đổi như thế nào?

Câu 18: Nguyên nhân đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu đại dương được gọi là '' thiên đàng xanh '' giữa thái bình dương là gì?

Câu 19: Nhiệt đọ thấp nhất ở châu nam cực mà các nhà khoa học đã đo được là?

Câu 20: lĩnh vực dịch vụ nào ở châu âu rất phát triển?

Câu 21: Ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng trong tất cả các nước ở Châu đại dương là ngành nào?

Câu 22: Châu Âu ngăn cách với châu á bởi dãy núi nào?

Câu 23: Bán đảo nào của Châu Âu không nằm trong vùng biển địa trung hải?

Câu 24: Nước nào ở Châu Âu cho đến nay vẫn chủ trương giữ vị trí độc lập, đứng ngoài các tổ chức kinh tế, quân sự, chính trị trên thế giới?

Câu 25: Nước nào ở Châu Âu đã rời khỏi liên minh châu âu EU?

Câu 26: Châu Âu có mật độ dân số như thế nào?

Câu 27: Những bán đảo nào của châu âu nằm trong vùng biển địa trung hải?

Câu 28: Dãy núi nào cao nhất châu âu?

Câu 29: Nước pháp nằm trong kiểu môi trường khí hậu nào?

Câu 30: Thẳm thực vật nào có diện tích lớn nhất châu âu?

0
7 tháng 5 2018

*Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao, làm chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, đã ảnh hưởng lớn tới đời sống sản xuất của dân cư ven biển ; tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.
* Chúc bạn thi học kì tốt!( Mik thi học kì rồi hihi )

7 tháng 11 2021

D nha bạn

7 tháng 11 2021

D

12 tháng 4 2017

Câu 2 :

Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về tôn giáo , ngôn ngữ và văn hoá.

13 tháng 5 2017

1.Sự tan băng ở châu Nam Cực có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người trên Trái đất? Liên hệ ở địa phương em?

- Sự tan băng ở châu Nam Cực gây ra những hậu quả đối với đời sống con người là:

+ Làm mực nước đại dương dâng cao, gây ra lũ lụt, nhấn chìm các vùng ven biển.

+ Khi băng bị vỡ ra, tạo thành các núi băng trôi trên biển, gây nguy hiểm cho tàu bè qua lại.

- Ở địa phương em, do không phải là vùng ven biển, nên ít chịu ảnh hưởng của sự tan băng ở châu Nam Cực.

18 tháng 5 2017

- Thiên nhiên Châu Âu chịu nhiều ảnh hưởng của biển là vì:

+ Châu Âu có ba mặt giáp với biển và đại dương;

+ Đường bờ biển bị cắt xe mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo thành những bán đảo, vịnh,...

- Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các khu vực ven biển.

Vì miền ven biển là nơi tiếp nhận gió từ biển hay các dòng biển nóng, dòng biển lạnh,... Còn sâu trong lục địa sẽ chịu ảnh hưởng từ biển ít hơn.

Chúc bạn học tốt!ok

18 tháng 5 2017

Thankshihi

13 tháng 5 2017

- Thiên nhiên châu Âu chịu nhiều ảnh hưởng của biển là vì:

+ Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương.

+ Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo thành những bán đảo, vũng vịnh.

- Các khu vực ven biển chịu ảnh hưởng từ biển nhiều nhất. Vì miền ven biển là nơi tiếp nhận gió từ biển hay các dòng biển nóng, dòng biển lạnh,... Còn sâu trong nội địa thì ít chịu ảnh hưởng từ biển.

13 tháng 5 2017

* Thiên nhiên châu Âu chịu nhiều ảnh hưởng của biển là vì:

- Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương.

- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo thành những bán đảo, vũng vịnh.

* Các khu vực ven biển chịu ảnh hưởng từ biển nhiều nhất. Vì miền ven biển là nơi tiếp nhận gió từ biển hay các dòng biển nóng, dòng biển lạnh,... Còn sâu trong nội địa thì ít chịu ảnh hưởng từ biển.

9 tháng 4 2017

Đêm trắng hay bạch dạ là những ngày với khoảng thời gian ban đêm (tại địa phương) có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời, nghĩa là khoảng thời gian ban đêm chỉ có thể coi như là bao gồm mỗi hiện tượng tranh tối tranh sáng (hoàng hôn hay rạng đông). Tại các vĩ độ gần với các vòng cực (bao gồm vòng Bắc cực và vòng Nam cực) và ở phía ngoài của nó người ta quan sát được hiện tượng này gần sát với thời điểm hạ chí tại mỗi bán cầu.

Đêm trắng tại Sankt Peterburg lúc 23 giờ 00 phút (giờ địa phương) ngày 28 tháng 6 năm 2006.

Sự xác định các đêm trắng phụ thuộc vào định nghĩa về tranh tối tranh sáng. Nếu coi tranh tối tranh sáng như là tranh tối tranh sáng dân dụng, thì các đêm trắng chỉ có thể quan sát được tại các vĩ độ không thấp hơn 60°, mặc dù người ta vẫn nói tới đêm trắng tại các vĩ độ thấp hơn thế một chút; tuy rằng định nghĩa chung được đồng thuận là hoàn toàn không có. Tại các vĩ độ cao hơn vòng cực, đêm trắng có thể quan sát thấy trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần trước và sau hiện tượng ban ngày vùng cực. Ở những nơi có đêm trắng nhưng không có ban ngày vùng cực thì hiện tượng đêm trắng xuất hiện gần với thời điểm hạ chí, trong đó nếu địa điểm càng gần với vòng cực bao nhiêu thì số lượng ngày có đêm trắng lại càng tăng lên với độ chiếu sáng cao nhất diễn ra trong đêm của ngày hạ chí.

9 tháng 4 2017

Đêm trắng hay bạch dạ là những ngày với khoảng thời gian ban đêm (tại địa phương) có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời, nghĩa là khoảng thời gian ban đêm chỉ có thể coi như là bao gồm mỗi hiện tượng tranh tối tranh sáng (hoàng hôn hay rạng đông). Tại các vĩ độ gần với các vòng cực (bao gồm vòng Bắc cực và vòng Nam cực) và ở phía ngoài của nó người ta quan sát được hiện tượng này gần sát với thời điểm hạ chí tại mỗi bán cầu.

Sự xác định các đêm trắng phụ thuộc vào định nghĩa về tranh tối tranh sáng. Nếu coi tranh tối tranh sáng như là tranh tối tranh sáng dân dụng, thì các đêm trắng chỉ có thể quan sát được tại các vĩ độ không thấp hơn 60°, mặc dù người ta vẫn nói tới đêm trắng tại các vĩ độ thấp hơn thế một chút; tuy rằng định nghĩa chung được đồng thuận là hoàn toàn không có. Tại các vĩ độ cao hơn vòng cực, đêm trắng có thể quan sát thấy trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần trước và sau hiện tượng ban ngày vùng cực. Ở những nơi có đêm trắng nhưng không có ban ngày vùng cực thì hiện tượng đêm trắng xuất hiện gần với thời điểm hạ chí, trong đó nếu địa điểm càng gần với vòng cực bao nhiêu thì số lượng ngày có đêm trắng lại càng tăng lên với độ chiếu sáng cao nhất diễn ra trong đêm của ngày hạ chí.