K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2021

VD: Đồi cỏ xanh, Núi xanh........

Miễn nó có màu xanh là đc

23 tháng 10 2021

oki cảm ơn bn nhiều

Đoạn Văn Miêu Tả Cảnh Sông Nước

Dưới chân Tháp Bà Ponaga, dòng sông Cái hiền hoà chảy ra biển. Hai bên bờ sông, nhà cửa lô nhô. Lác đác, vài cụm dừa mọc choài ra sông, tàu lá lao xao trong gió. Giữa sông, cù lao Hải Đảo rợp bóng dừa như một ốc đảo xanh lục giữa làn nước xanh lam. Cầu Bóng bắc qua sông nườm nượp xe cộ. Dưới chân cầu, nơi con sông đổ ra biển là cầu Cá. Thuyền đi biển sơn hai màu xanh đỏ, đậu san sát gần một mỏm đá nối lên như hòn non bộ. Vài chiếc tàu máy chạy trên sông. Tiếng còi ô tô gay gắt lẫn tiếng ghe máy chạy ì ầm làm dòng sông ồn ã lên. Nắng trưa bàng bạc lên dòng sông, mặt nước sông như dát một thứ ánh kim xanh biếc màu trời. Con sông, cửa biển và bến thuyền gắn bó bao đời là một trong những cảnh đẹp của thành phố Nha Trang được nhiều người biết đến.

12 tháng 3 2020

cảm ơn bạn nha >.<

Con gà trống của nhà em rất đẹp. Nó to và nặng gần bốn cân, chân cứng cáp có cựa nhon hoắt, mào đỏ tươi, khoác bộ lông màu vàng sẫm pha màu nâu và đen mịn. Chiếc mỏ ngà cứng như thép, cái đuôi rực rỡ uốn cong vồng lên làm cho chú ta mang vẻ đẹp hùng dũng. Chú gà trống, chính là người bạn thân thiết của em. Hằng ngày, vào mỗi sáng, chú gáy ò ó o gọi:' cậu chủ ơi, mau dậy đi học nào". Em vui mừng lắm, bật dậy chào gà trống, và chuẩn bị đi học. Mong rằng tình bạn của em và gà trống mãi luôn thân thiết.

30 tháng 6 2018

Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở và là mùa mọi thứ được bước sang một trang mới. Mọi người ai ai cũng có những ước muốn cho bản thân, gia đình và người thân. Không khí cũng trở nên ấm áp và rộn rã từ khắp mọi nẻo đường. Vạn vật đều vui vẻ đón một năm mới với bao điều đang chờ đón. Vui sướng nhất là các bạn nhỏ được nghỉ Tết, được đi chơi, được lì xì. Ai cũng luôn mong là mọi người sẽ có một mùa xuân hạnh phúc bên gia đình và người thân của mình.

Còn nhiều từ mà mình chưa gạch chân nha

30 tháng 6 2018

Nhung là môt người ban thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻcòm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoai cả.

từ láy:còm nhom,đầy đặn

từ ghép:dễ thương,xinh đẹp

Học tốt nha bạn !

9 tháng 10 2018

Trong bài thơ, những chi tiết gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch:

            Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

            Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

            Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

Tuy tĩnh mịch, nhưng đêm trăng vẫn rất sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và những sự vật đưa tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

2. Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?

Trả lời:

Một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên trong đêm trăng sông Đà là:

            Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

            Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà

Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông chẳng khác nào một dòng trăng lấp loáng trên sông.

3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa?

Trả lời:

Những câu thơ trong bài sử dụng biện pháp nhân hóa là:

          Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

          Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

          Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

          .................

          Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên

          Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

9 tháng 10 2018

Chép mạng kìa Trương Lan Anh :))))

1 tháng 5 2018

C .

Tích mk đi

đáp án A

12 tháng 8 2021

TÌM HAI TỪ ĐỒNG NGHĨA VỚI TỪ CHIM NON 

=> chim con

TÌM HAI TỪ ĐỒNG NGHĨA VỚI TỪ TRẮNG MUỐT 

=> trắng nuột 

/ Xinloi, mik chỉ tìm được 1 từ thôi ạ /

Hc tốt

12 tháng 8 2021

MIK NHẦM TỪ THỨ 1 NHA LÀ CHĂM NON MỚI ĐÚNG

20 tháng 8 2021

Tham khảo ạ:

Muôn vàn cảnh đẹp với nhiều sắc màu rực rỡ. Trong những sắc màu ấy, em thích nhất là màu xanh. Vì nó là màu của đồng bằng phì nhiêu lúa xanh mơn mởn, cây ăn quả tươi tốt báo hiệu một mùa bội thu. Mảng xanh thẫm của rừng núi mang đến cho ta không khí trong lành. Cạnh bên, đại dương mênh mông xanh thẳm của thiên nhiên ban tặng thật nhiều cá tôm, hải sản quý hiếm. Màu xanh đất nước là màu xanh vô tận dưới bầu trời cao vợi.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/viet-doan-van-mieu-ta-mau-sac-ma-em-yeu-thich-h1993

20 tháng 8 2021

đây nha bn tham khảo:

Cuộc sống xung quanh ta có nhiều sắc màu kì diệu nào là xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, chàm, tím... Mỗi màu đều có những vẻ đẹp riêng của nó. Với em, màu xanh vẫn là màu em thích nhất. Đó là màu xanh của đồng bằng, rừng núi, màu của biển cả mênh mang và cũng là màu của bầu trời trong xanh vời vợi trên kia. Hơn nữa, màu xanh còn là màu của những ước mơ, những hi vọng về những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
 

20 tháng 2 2018

có mình

20 tháng 2 2018

nói thẳng luôn, ai là otaku vs mik thì giơ tay đê('-')

13 tháng 11 2021

Tháp Nhạn là một di tích duy nhất còn tương đối nguyên vẹn của người Chăm trên đất Phú Yên và hiện vẫn bảo tồn những giá trị của nó. Mặc dù, đã qua nhiều đợt trùng tu, tu sửa.

Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12 trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn. Chung quanh việc xây dựng ngọn tháp trên núi Nhạn, có truyền thuyết kể rằng, thuở ấy quân của ông Lương Phù Già (tức Lương Văn Chánh) giao tranh với quân Chăm (Chiêm Thành). Chiến trường diễn ra ở phần đất thành phố Tuy Hoà ngày nay. Quân của ông Phù Già đóng ở núi Nựu, quân Chiêm đóng ở núi Nhạn để cố thủ. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt không phân thắng bại. Để tránh thiệt hại về người và của cho lương dân, hai bên giao ước với nhau sẽ cùng xây tháp, bên nào hoàn thành trước thì thắng cuộc, còn bên thua cuộc sẽ phải tự động rút quân khỏi Phú Yên. Hai địa điểm được hai bên lựa chọn là: quân Chăm trên núi Nhạn, quân ông Phù Già trên núi Cổ Rùa, một phần nhô ra của núi Nựu.

Quân Chăm dốc toàn sức lực ngày đêm xây đắp cho đến khi sắp hoàn thành thì ngọn tháp của ông Phù Già đã xây xong, đứng sừng sững một góc trời. Quân Chăm đành phải chấp nhận thua cuộc. Sau đó, quân ông Phù Già thách Chiêm Thành đốt tháp, tháp bên nào cháy trước thì bên đó thắng cuộc và bên kia phải rút binh. Tháp của ông Phù Già chỉ sau một đêm đã cháy sạch trong khi ngọn tháp bên núi Nhạn vẫn đứng vững. Lương Văn Chánh mang đại quân đến chân núi Nhạn buộc quân Chăm phải rút quân qua khỏi bên kia đèo Cả.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào cuối năm 1960, dưới chính quyền Ngụy, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp.

Vật liệu xây dựng tháp đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên dưới cho đến khi khép kín vòm. Tháp Nhạn có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Pô Nagar ở Nha Trang, đó là xây dựng theo hình thức tầng cao. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m.

Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên tảng có hình búp sen cân đều. Đó là biểu tượng Linga của người Chăm. Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và tầng dưới. Cửa chính ở hướng đông, phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, trụ và xà ngang của cửa là khối đá vôi mềm, dễ đẽo gọt, đục chạm.

Bên trong tháp, tường xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân. Càng lên cao, tường càng thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí, chỉ có một vài họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài góc tháp. Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng, chỉ có một am nhỏ phía trước để thờ bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê.

Đặc biệt, dưới chân núi Nhạn về phía tây nam, ven bờ sông Chùa có một tảng đá cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m, dưới chân có chạm hình cánh sen, trên khắc 3 chữ cổ (dạng chữ Phạn) thường gặp ở các tấm bia trụ cột trong các tháp Chăm. Chữ khắc ở 1/3 tảng đá. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp còn lưu lại đến nay.

Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 16/11/1988.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Phú Yên - Bài tham khảo 2

Thuyết minh về núi Nhạn

Mở bài:

Phú Yên không có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như những miền đất khác. Trong quá khứ, đây là vùng đất tranh chấp của các tập đoàn phong kiến, chiến tranh sảy ra liên miên, thật khó định hình một nền văn hóa địa phương đậm nét. Nổi bậc trong các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh Núi Nhạn sừng sững bên sông Đà Rằng được xem là biểu tượng của Phú Yên. Nét cổ kính, uy nghiêm của dáng núi như ngọn bút dựng giữa sông dài biển rộng, tạo nên sự quyến rũ, điệu đà của mảnh đất nhiều nắng gió này.

Thân bài:

Vị trí:

Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc địa phận phường 1, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Nhạn còn có tên gọi khác là núi Bảo Tháp, Nhạn Tháp, Tháp Dinh, núi Khỉ. Người Pháp gọi núi Nhạn là núi Khỉ (Montagne des Singes) vì không chỉ trên núi có nhiều khỉ mà chúng còn rất khôn, sống thành bầy đàn đông đảo.

Nguồn gốc lịch sử:

Về tên gọi chính thức (núi Nhạn), có ba giả thuyết. Một là, do núi có hình thế như con chim nhạn xòe đôi cánh, với phần đầu là chỗ giao nhau giữa Quốc lộ 1A và sông Chùa, cổ thon nhỏ lại rồi phình to ra như đôi cánh chim ở phần đường Tản Đà. Hai là, vì ngày xưa núi này có loài nhạn đến ở. Cũng có người cho rằng, ngày xưa núi này như một cù lao nhỏ nằm trong vịnh Tuy Hòa, là nơi để loài chim nhạn làm tổ, trú ẩn. Sau này, vịnh dần dần được bồi lấp tạo nên đồng bằng rộng lớn nối liền cù lao Nhạn với đất liền.

Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa vùng đất Tuy Hòa là một vùng đầm lầy trũng thấp, là nơi cư trú của các loài thủy quái hung dữ. Chúng thường quấy nhiễu dân lành. Để bảo vệ con người, một ngày kia, Trời sai một thiên thần khổng lồ xuống trần, gánh đất lấp đầy vùng trũng. Thần còn đuổi các loài thủy quái ra tận biển khơi, tạo thành một cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng và trù phú.

Tuy nhiên, đến khi gánh đá lấp biển, do vội muốn trở về trời, người khổng lồ đã gánh nhiều gấp 3,4 lần. Trong một lần gánh, chiếc đòn oằn nặng gãy đôi, làm rơi hai gánh đá xuống đất. Một gánh hình thành núi Chóp Chài, một gánh tọa nên núi Nhạn. Quá mệt mỏi, vị thần bỏ về trời. Từ đó, miền đất bằng phẳng này có hai ngọn núi cao sừng sững như bây giờ.

Đặc điểm cảnh quan và kiến trúc:

Núi Nhạn có chiều cao 60m so với mực nước biển. Đường chu vi quanh núi khoảng trên 1km. Trên đỉnh núi có Tháp Nhạn vươn cao sừng sững. Ở mạn Đông Nam, chân núi có một ngôi chùa Hàm Long nằm khuất sau chòm cây cổ thụ. Lưng chùa tựa vào vách núi dựng đứng cao ngất, mặt hướng ra sông xanh. Chùa Hàm Long sau đổi tên thành Kim Long Tự và được vua Bảo Đại ban sắc tứ vào năm thứ 5.

Dưới chân vách đá cạnh chùa Hàm Long có một cái hang ăn xuyên vào núi thông ra phía bờ sông. Người xưa cho rằng đó là hàm của con rồng lửa nên mới đặt tên chùa là Hàm Long. Trải qua thời gian, đất đá bồi lấp dần cửa hang.

Năm 2007, một đài tưởng niệm ác anh hùng liệt sĩ được xây dựng phía Đông Nam ngọn núi. Nổi bậc nhất trên đỉnh núi là ngôi tháp Chăm cổ kính có tên là Tháp Nhạn. Đó là một công trình tôn giáo của người Champa. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 11, đầu thế kỉ 12, theo kiểu kiến trúc chùa Champa. Đây là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm, đến bây giờ người Việt vẫn còn tiếp tục duy trì.

Vươn lên những tầng cây, ngôi tháp hiện ra đồ sộ, cổ kính trong khuôn viên khoảng 1000 mét vuông, xung quanh có tường bao, sân được lát gạch rất sạch sẽ. Tháp Nhạn cao khoảng 25 mét, bao gồm 3 phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp.

Đế tháp hình vuông, được xây dựng phân tầng vững chắc, chịu sức nặng của toàn bộ thân tháp và đỉnh tháp. Thân tháp cũng có hình khối vuông, to ở phần chân và nhỏ dần ở phần đỉnh. Thân tháp Nhạn uy nguy, tráng lệ. Tuy đã bị phai mòn bởi thời gian và sự tàn phá của mưa gió nhưng vân còn giữ được vẻ đẹp bề thế của nó.

Nóc tháp, hay còn gọi là mái tháp là một tảng đá hình búp sen nhọn được đẽo khắc tỉ mỉ, cấn đối. Đó là biểu tượng của sinh thực khí, sức mạnh sinh thành trong văn hóa Chăm. Đỉnh tháp chính là điểm nhấn mạnh mẽ nhất của ngọn tháp này, biểu dương của niềm tin và tính thẩm mỹ của con người. Nhưng đáng tiếc, trong thời kì chiến tranh, tảng đá đã bị rơi xuống, khiến cho đỉnh tháp có hình dáng bằng phẳng.

Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ, tách biệt giữa phần trên và phần dưới. Cửa chính ở hướng đông đón ánh nắng bình minh. Phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, càng lên cao càng lùi vào cho đến khi khép kín.

Bên trong tháp tường gạch xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân tháp. Phần chóp mái thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón, tạo nên một khoảng không kì bí, linh thiêng. Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng, duy chỉ có những họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc biến thể cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài ở 4 góc tháp.

Vật liệu xây dựng tháp đều làm bằng gạch nung đặc trưng của kiểu tháp Chăm với nhiều kích cỡ khác nhau. Từng viên gạch được xếp chồng khép kín, vững chắc tuyệt đối không tìm thấy một vết mạch hồ nào. Bốn mặt thân tháp có những cọt xây áp vào thân có vai trò gia cố cho thân tháp được vững chắc. Nhìn đâu cũng thấy sự tỉ mỉ, công phu của con người trong từng vết chạm khắc, không một khe hở, đường mòn nào, đến nỗi rêu móc cũng rất khó bám vào. Những họa tiết đơn sơ nhưng hết sức điêu luyện, đạt đến trình độ bậc thầy kiến trúc của thời bấy giờ và mãi mãi về sau.

Trên núi Nhạn có rất nhiều cây cối rậm rạp, đặc biệt là mai rừng nở vàng vào mùa xuân và mùa hạ, ở phía Đông-Nam gần sông Chùa có một trảng sim nhỏ, đến mùa hoa sim nở tím cả một vùng. Trước đây, trên núi có nhiều loài chim như nhạn, cò và đặc biệt là rất nhiều khỉ. Trải qua thời gian chiến tranh ác liệt, đàn khỉ và các loài chim cư trú đã rời bỏ chỗ ở này.

Giá trị văn hóa, lịch sử:

Ngày nay, cụm thắng cảnh “Núi Nhạn – Sông Đà” đã trở thành biểu tượng của Phú Yên và Tháp Nhạn đã được công nhận là Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Quốc gia. Hàng năm vào dịp lễ, Tết, trên núi Nhạn có tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí… Đặc biệt vào rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm, nơi đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa. Sông Đà – Núi nhạn từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút biết bao du khách gần xa ghé về chiêm ngưỡng.

Trải nghiệm không chỉ là thú vui làm tăng cường hiểu biết mà còn kiểm chứng bản lĩnh của con người. Phải một lần đến với miền đất phú trời yên, phải đắm mình trong biển xanh thơ mộng, dịu dàng và leo lên những đại sơn kì vĩ, bạn mới cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp hùng tráng và thiêng liêng của mảnh đất lạ lẫm này.

Kết bài:

Trải qua nghìn năm, Núi Nhạn Phú Yên vẫn sừng sững với thời gian. Tuy có nhiều hư tổn nhưng dáng tháp vẫn uy nghi, cổ kính giữa đất trời. Đến Phú Yên mà không ghé thăm Núi Nhạn-sông Đà quả thực đã đánh mất cơ hội hiểu hơn và yêu mến vùng đất này.

“Trông lên hòn núi Nhạn
Đến bên hữu ngạn sông Đà,
Chuông chiều đổi tiếng ngân nga,
Chợt thấy ông Hạng Vũ vịn nhánh đa mà chuyền.
Cô gái đò nhìn xuống nước cười duyên,
Tưởng nàng Ngu Cơ đứng đợi ở miền Ô Giang”.

ói ói ói có chó tả bài văn về chó 10 câu chở lên undefined