K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2017

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Chắc hẳn Ngài cũng biết tình hình thế giới của chúng ta trong những năm gần đây đang có những biến động đáng kể: Sự liều lĩnh của các tổ chức khủng bố, căng thẳng trên Biển Đông, sự leo thang của các chiến dịch quân sự và các bệnh dịch, thiên tai đang kéo đến với những tần suất liên tục khiến con người chúng ta phải đối mặt với bao hệ lụy.

Biết bao nhiêu người mất nhà, mất cửa, phải di cư; biết bao trẻ em tị nạn hàng ngày sống “vật vờ” quanh các bến xe, các khu chợ chỉ để chờ “bố thí” một miếng ăn. Điều ấy báo động sự bùng nổ của các cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Ngài có biết, ở Nam Sudan kể từ tháng 12/2013, hơn 2 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa của họ. Khoảng 1,6 triệu người đã phải đi lánh nạn ở trong nước, trong khi có hơn 900.000 người đã phải đi tị nạn tại các quốc gia láng giềng.

Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn kể từ khi xảy ra các vụ đụng độ hôm 7/7 tại Juba, giữa các lực lượng ủng hộ Tổng thống Salva Kiir và các lực lượng ủng hộ ông Riek Machar. Chỉ riêng trong tháng 7/2016, khoảng 70.000 người Nam Sudan đã vượt qua biên giới để sang Uganda xin tị nạn.

Trong khi đó, khoảng 4,8 triệu người trên khắp cả nước vẫn đang phải đối mặt với an ninh lương thực trầm trọng và có tới 250.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng. Bên cạnh đó, Nam Sudan cũng phải đang chống chọi với sự bùng phát của dịch tả. Chính những điều này đã khiến cho cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Nam Sudan ngày càng trầm trọng hơn.

Hiện nay, các chiến dịch quân sự và các cuộc tấn công của lực lượng khủng bố khiến cho nguy cơ khủng hoảng nhân đạo xảy ra ngày càng cao. Ngày 17/10 Liên Hợp Quốc cảnh báo cuộc tổng tấn công của các lực lượng Chính phủ Iraq nhằm giành lại thành phố Mosul từ Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, với hàng trăm nghìn dân thường phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. 

Trong khi trước đó, 1,5 triệu người vẫn đang mắc kẹt tại Mosul và giao tranh có thể khiến 1 triệu người phải đi sơ tán. Đó là chưa kể, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính khoảng 100.000 người Iraq sẽ tới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các cuộc giao tranh tại thành phố Mosul.

Một trong những hệ quả rõ ràng nhất từ các cuộc xung đột trên thế giới là số lượng người dân tại các nước bất ổn buộc phải liều mạng vượt biển đang tăng cao. Ít nhất 2.000 người thiệt mạng khi tìm cách vượt qua Địa Trung Hải để tới các nước châu Âu trong năm 2015.

Nếu đến những vùng tôi kể trên hay bất cứ nơi nào đang có giao tranh về quân sự trên thế giới, Ngài sẽ chẳng khó khăn gì để nhìn thấy những đoàn người lê từng bước mệt mỏi, trên tay cầm tất cả những gì quý giá nhất với họ. Có thể, chỉ là một cái bánh hay vài bộ quần áo. Và đương nhiên, trong con đường đi tị nạn ấy cũng chẳng thiếu gì người già hay trẻ nhỏ.

Để tìm kiếm sự sống họ sẵn sàng liều mình vượt biển, vượt đại dương nhưng lại chẳng thể nào biết được cuộc đời mình sẽ về đâu trong những ngày tháng tiếp theo.

Họ ngủ giữa đường cao tốc, gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lênh đênh trên xuồng quá tải và kiệt sức khi tới bờ là vấn đề mà bất cứ người tị nạn vượt biển nào cũng phải đối mặt. Có thể đất nước mà họ đã phải vất vả đi hàng trăm kilomet để tới nó cũng chẳng sáng sủa gì với cái nơi mà họ đã rời đi để bảo vệ sự sống.

Tôi còn nhớ như in hình ảnh một ông bố Syria bế con cố bơi về đảo Lesbos khi xuồng của họ hỏng động cơ lúc vượt qua biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/9. Khi đưa con vào bờ thành công, dù sự lo lắng và mệt mỏi thể hiện rõ trên khuôn mặt nhưng ông bố ấy đã nói một câu khiến tôi ám ảnh mãi cho tới tận giờ: "Bạn không cần quá nhiều để có thể cảm thấy hạnh phúc. Đôi khi, những điều giản đơn nhất lại đem đến niềm hạnh phúc lớn hơn cả".  

Có thể với những người như tôi, như Ngài thì sự giàu sang phú quý, có con đường danh vọng xán lạn, có nhiều người nể phục là hạnh phúc. Nhưng với những người tị nạn, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo có nguy cơ bùng nổ cao hơn thì được sống mới là hạnh phúc của họ.

Tôi hi vọng rằng với sự sáng suốt của ngài Tổng thư ký LHQ António Guterres ngài sẽ tìm cách để cộng đồng thế giới cần phải thay đổi hẳn tư duy về công tác cứu trợ để giải quyết tận gốc sự khủng hoảng nhân đạo.

Bên cạnh đó quyết tâm chính trị phải đi kèm với hành động cụ thể. Trong đó, những quốc gia phát triển giàu có thể hiện hành động cụ thể đối với vấn đề nhân đạo.

Tôi tin rằng, với sự quyết liệt của Ngài trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng nhân đạo thì một tương lai không xa, thế giới của chúng ta sẽ được mang tên “Thế giới hạnh phúc”. 

Việt Nam, ngày 29 tháng 12 năm 2017

18 tháng 12 2017

Thiên đàng, ngày 18/12/2017

Xin gửi lời chào tới anh bạn tương lai của tôi!

Vậy là gần bốn tháng kể từ ngày tôi rời xa dương thế. Có lẽ sự từ giã trần thế quá sớm khiến tôi trưởng thành hơn để hôm nay tôi viết bức thư này cho anh. Tôi – bé Aylan Kurdi, 3 tuổi, người Syria – được cả thế giới biết đến với giấc ngủ vĩnh hằng trên bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, viết cho anh – là tôi của tổi 45 còn sống nơi trần thế. Nghe có vẻ vô lý anh nhỉ? Tôi đã chết thì làm gì có anh! Nhưng tại sao lại không thể khi mọi thứ đều trong một giấc mơ – cả tôi và anh. Những thiên thần sẽ giúp tôi gửi bức thư này đến anh!

Anh bạn thân yêu! Giờ đây tôi đang ở trên thiên đàng – một thế giới kỳ diệu và lung linh biết mấy. Nơi này chẳng có ngày hay đêm. Mặt trời, vầng trăng và cả những vì sao lấp lánh cùng nhau tỏa sáng, không gian lúc nào cũng trong veo như pha lê. Mẹ và anh trai tôi đang mỉm cười cùng những linh hồn khác. Chúng tôi không có quốc gia, … không phải di cư, không phân biệt tôn giáo, không có khủng bố hay bạo lực…. Tất cả đều như nhau – những linh hồn bay nhẹ nhõm, thanh thành và bình yên.

Giờ đang là giao thừa. Từ trên đây, chúng tôi  có thể ngắm nhìn cả trái đất. Ngắm nhìn những chùm pháo hoa lộng lẫy bùng nổ trong màn đêm và lắng nghe tiếng chuông ngân vang. Dưới đó là những mảng màu  tương phản. Có những nơi rực rỡ trong ánh sáng, lại có những mảng màu tương phản. Có những nơi rực rỡ trong ánh sáng, lại có những mảng tối im lìm đâu đó. Tiếng chuông lẫn trong tiếng sóng, hạnh phúc ở cùng với bất hạnh, thù hận đi liền với tình yêu… Chao ơi, cuộc sống nơi trần thế! Giờ tất cả đã quá xa vời…

 Anh bạn tuổi 45 ơi, anh còn nhớ chứ! Chúng ta theo cha mẹ chạy trốn khỏi chiến tranh và bạo lực đẫm máu nơi quê nhà Kobani với giấc mơ về “miền đất hứa” ở trời Âu. Vậy mà, giấc mơ ấy chấm dứt chỉ 20 phút sau khi chiếc thuyền khởi hành. Biển dậy sóng, thuyền lật úp, bàn tay bé nhỏ của tôi buông rời tay mẹ. Tôi đã vật lộn với những con sóng, đã cố bấu víu lấy sự sống mong manh, đã vẫy vùng trong tuyệt vọng. Nhưng đứa bé 3 tuổi thì có thể làm được gì giữa biển cả mênh mông trong đêm tối mịt mù? Và rồi… biển cả rộng mở đón tôi vào lòng. Biển cả cũng rất khoan dung khi thay vì nhấn chìm tôi đã đưa tôi vào bờ, nằm yên trên cát. Hẳn anh còn nhớ hình ảnh của tôi khi ấy. Bé bỏng. Áo màu đỏ và quần xanh lam. Chân đi giày. Hai tay xuôi theo chiều chân. Tôi nằm trên bãi biển. Mặt úp xuống bờ cát hiền hòa như đang say ngủ. Xung quanh, những con sóng vỗ về. Một giấc ngủ dài. Vĩnh viễn.

Hình ảnh tôi được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông. Họ đã nói những gì? “Thảm họa nhân đạo mang tính toàn cầu”, “Biểu tượng của nỗi đau mà người dân Syria phải hứng chịu cũng như nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi nỗi đau ấy” rồi “khiến thế giới câm lặng” hay “thức tỉnh lương tri”… Và đây không phải là cách người ta “cường điệu hóa” hay “thi vị hóa” một cái chết. Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Đứa trẻ mãi mãi tuổi lên 3. Tôi và gia đình đã sống sót qua mưa bom bão đạn ở Syria bất ổn, nhưng lại bỏ mạng khi đang trên đường tìm một nơi bình yên khác để sống. Cái chết quá sức đau đớn và quá sức vô lý. Chao ôi, 3 năm – một cuộc đời! Giá không có chiến tranh và bạo lực, giá tôi được đi trên chiếc thuyền chắc chắn hơn; giá bố mua được cho tôi chiếc áo phao, giá các nước châu Âu mở rộng đường biên giới; giá như… thì có lẽ tôi đã không phải chết!

Giờ thì thân xác tôi đã được trở về nơi quê nhà. Một hành trình trở về đất mẹ gian truân, nhọc nhằn. Nhưng là trở về sau khi đã chết. Trở về cái nơi mà tôi đã tháo chạy. Trở về chỉ đề nằm dưới lòng đất. Đúng là một kiếp người dạt trôi, một phận người bèo bọt!

Nhưng anh ạ, dù sao thì tôi cũng được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí còn hàng triệu cái chết khác thì sao? Hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chết vì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được. Một người đồng hương Syria của tôi đã viết thế này trước khi chết chìm anh ạ. “Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa… mà không hỏi tôn giáo của tôi là gì….”. Thế đấy, có những cái chết được người ta xoa dịu. Có những cái chết được người ta tưởng nhớ. Nhưng cũng có những cái chết bị bỏ rơi, quên lãng. Chao ôi, chỉ có chết mới hết bất công sao? Hay đến chết cũng chưa hết bất công?

Và từ nơi đây, từ trong đau đớn tột cùng của một đứa trẻ đã chết từ trong yên bình, nhẹ nhõm nơi thiên đàng, tôi viết thư cho anh – là tôi, 45 tuổi còn sống nơi trần thế. Anh sẽ hỏi sao không phải một độ tuổi nào khác? Anh bạn, tôi chọn anh – tuổi 45 – là bởi khi ấy ta đã định vị được bản thân trong cuộc đời. Khi tôi 45 tuổi, còn sống – là anh – ta sẽ thế nào nhỉ? Một ông bố? Một công chức bình dân? Hay một nhân vật có khả năng thay đổi thế giới? Anh biết đấy, Steve Jobs của Apple cũng là một người di cư. Và ta sẽ sống ở đâu? Trở về quê hương Syria hay ở miền đất hứa trời Âu? Thế giới khi ấy sẽ ra sao/ Có như thiên đàng tôi đang sống? Tuổi 45 ngỡ sẽ đến như một lẽ tự nhiên ư? Không! Có những tuổi 45 mãi mãi chỉ là ước mơ không thành hiện thực. Ai sẽ cho tôi và những đứa trẻ như tôi tuổi 45? Ai sẽ cho chúng tôi cuộc đời? Làm sao để tất cả mọi người đều có tuổi 45, tuổi 55 và hơn thế nữa? Câu hỏi ấy ai sẽ trả lời cho tôi, thưa anh!

Thân ái!

Tôi – là em từ trên thiên đàng

18 tháng 12 2017

Mình xin tự giới thiệu mình là Trunks – nhân vật quen thuộc trong truyền thuyết về “Bảy viên ngọc rồng” người nắm trong tay cỗ máy xuyên thời gian.

Hiện tại, mình đang sống ở thế kỷ 35 nhưng mình vẫn muốn nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi tới các bạn lá thư này.

Chắc hẳn các bạn cũng đã biết, theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển), tính đến tháng 1/2015, Nga và Mỹ còn sở hữu hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân ở mỗi nước, chiếm 90% kho vũ khí hạt nhân của thế giới.

Nhiều chuyên gia cảnh báo về nguy cơ một cuộc chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân.

Hơn nữa, Nga đang phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có khả năng mang 4 đầu đạn hạt nhân thu nhỏ.

Trước đó, truyền thông Nga đã vô tình để lộ thiết kế tàu ngầm không người lái có thể mang đầu đạn hạt nhân. Vũ khí này sẽ tạo ra một vụ nổ hạt nhân dưới nước, phá hủy các mục tiêu quan trọng ở khu vực ven biển của đối phương.

Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển và thử nghiệm tên lửa siêu thanh với tốc độ hàng chục nghìn kilomet mỗi giờ. Vũ khí này được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy tầm xa, sau đó, đầu đạn sẽ tách ra khỏi tên lửa và lao xuống trái đất với tốc độ không thể đánh chặn.

Đó là chưa kể Mỹ là quốc gia đầu tiên thử nghiệm vũ khí siêu thanh. Vụ thử năm 2014 tuy thất bại nhưng cuộc thử nghiệm tiếp theo đã được lên kế hoạch vào năm 2017.

Không chỉ châu Âu đang đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, theo phân tích của một số chuyên gia, khu vực Đông Bắc Á cũng đang đứng trước nguy cơ này bởi chương trình vũ khí hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên.

Nỗi sợ hãi về các loại vũ khí mới dẫn đến những lo lắng về “sự hủy diệt lẫn nhau” trong học thuyết Chiến tranh Lạnh. Bất kỳ cuộc tấn công nào cũng sẽ dẫn đến sự trả đũa ồ ạt và cuối cùng là sự tiêu diệt lẫn nhau. Tôi đang hết sức lo ngại về sự chính xác và quy mô phá hủy của vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng “sự cám dỗ để sử dụng chúng”.

Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an về ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình vừa qua, Ngài cũng đã nhấn mạnh: “Chiến tranh là điều không phải là không thể tránh được. Đây chỉ là vấn đề của sự lựa chọn, lựa chọn để ngăn chặn, để sử dụng đến nó, để tối thiểu hóa, hay đó chỉ là một trong những phương thức để sử dụng trong trường hợp bạo lực. Bằng cách phục hồi lòng tin giữa các Chính phủ, người dân và các quốc gia thành viên, chúng ta có thể ngăn ngừa và tránh được xung đột”.

Khi cả mình, bạn và nhiều người khác nữa đều nhận định được nguy cơ chiến tranh đang đe dọa thế giới thì chúng ta, bằng những hành động của mình hãy phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa vì lợi ích của một số người ích kỷ.

Qua hai cuộc thế chiến đã xảy ra trước đó, chắc hẳn ai cũng thừa hiểu nếu chiến tranh thế giới thứ 3 xảy đến thì mức độ thương vong của nó sẽ khủng khiếp tới nhường nào. Nạn nhân của những cuộc chiến ấy sẽ lại là những người dân vô tội, những đứa bé nhem nhuốc, đờ đẫn lê từng bước đi tìm cái ăn; những thành phố, những làng mạc đổ nát và đâu đâu người ta cũng nhìn thấy sự thương vong….

Mình hi vọng, với lá thư này, các bạn có thể thấy được hậu quả khủng khiếp nếu xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 để từ đó sẽ đẩy lùi được nguy cơ chiến tranh vì một thế giới đầy ắp tiếng cười.

Thư cũng đã dài, mình xin dừng bút tại đây!

Ký tên:

Trunks

13 tháng 5 2018

Thư gửi cho thầy cô giáo

Đà Nắng, ngày 20 tháng 11 năm 2016

Cô Dung kính mến! 

Đã lâu không có dịp đến thăm cô, hôm nay nhân ngày 20 tháng 11, em viết thư gửi thăm cô.

Thưa cô, dạo này cô có khỏe không? Cô đang dạy lớp mấy? Học trò của cô có ngoan không? Năm nay em đang học lớp Ba, em luôn nhớ lời cô dạy bảo nên tháng nào em cũng được xếp vào bảng danh dự. Ba mẹ em rất vui và em nghĩ cô cũng hài lòng khi biết tin này.

ô kính mến! Hình ảnh cô em không bao giờ quên được. Ngay từ buổi đầu tiên bước chân vào lớp Một, khi mẹ đưa em tới trường, lạ bạn, lạ thầy, ngồi trong lớp một mình, nước mắt em như muốn trào ra. Bỗng cô xuất hiện nhẹ nhàng ngồi cạnh em dỗ dành và đưa em xem những tranh vẽ lớp Một. Cô bày cả lớp hát và chơi trò chơi. Từ đó bạn nào cũng thích học. Em nhớ có lần đến lớp, cô bị cảm, mặt đỏ bừng mà vẫn cố gắng giảng bài cho chúng em'. Không hiểu chứng nhức đầu của cô có thuyên giảm chút nào không? Bé Lan, con cô chắc năm nay đã vào mẫu giáo rồi, cô nhỉ?

Mỗi lần lười học, nhớ đến những lời khuyên của cô, em vội ngồi vào bàn học bài, làm bài. Hình ảnh cô, giọng nói, cử chỉ dịu dàng làm cho em thích thú và nhớ mãi.

Thôi thư đã dài, em xin ngừng bút. Em chúc cô và gia đình sức khỏe. Em xin hứa sẽ là một học sinh giỏi và đứa con ngoan để cô vui lòng.

Học sinh của cô Nguyễn Vĩnh Anh

13 tháng 5 2018

Vĩnh Phúc , ngày 13 tháng 5 năm 2018

Ngọc thân mến!

Lúc chia tay ở Sầm Sơn, cậu hứa với mình, về nhà, cậu sẽ viết thư cho mình ngay. Thế mà đến giờ mình vẫn không nhận được một lời hỏi thăm của cậu. Không biết cậu đã làm mất địa chỉ của mình hay vì mấy cuốn truyện “Giỏ trái cây” làm cậu bận bịu đến quên hết cả bạn bè? Thôi thì, mình đến thăm cậu trước vậy.

Cậu vẫn khỏe đấy chứ? Đầu năm đến giờ được mấy điểm mười rồi? Hai mươi hay ba mươi? Còn mình, vừa mới tăng thêm được một kí, chiều cao vẫn như cũ. Thế mới bực chứ. Riêng việc học hành thì luôn được cô giáo khen là tiến bộ hơn trước. Từ đầu năm đến giờ, mình đã có hai mươi lăm điểm mười, nhưng lại bị một điểm bốn môn Toán, vì ham thả diều, quên không làm bài tập. Đến lớp, cô gọi lên bảng chữa bài tập, hai bài sai một. Mình xấu hổ lắm. Mình hứa với cậu từ nay về sau mình quyết không để bất kỳ môn nào bị điểm yếu nữa. Mình với cậu cùng bắt tay thi đua nhé! Thôi, mình đi học bài đây, chúc cậu vui vẻ. Nhớ ghi thư cho mình nhé!

Bạn thân

(kí tên)

Vũ Hà Khánh Linh

30 tháng 3 2019

.........., ngày .../ ..../ .......

Các chú chiến sĩ Hải quân thân mến!

Lời đầu thư, cháu xin chúc các chú dồi dào sức khoẻ và gửi tới các chú những gì tốt đẹp nhất. Hi vọng rằng cánh thư nhỏ bé này sẽ là chiếc cầu nối gắn kết những con người chưa từng gặp mặt.

Chắc hẳn, nơi đảo xa, các chú đang băn khoăn người viết lá thư này. Xin tự giới thiệu, cháu tên là Linh là học sinh Trường THCS Thạch Hoá.

Các chú Hải quân yêu quý!

Qua các bài giảng của thầy cô cũng như qua sách báo, TV, cháu đã hiểu rất nhiều về nhiệm vụ cao cả và sự hi sinh thầm lặng của các chú cho Mẹ hiền Tổ quốc. Sinh sống ở đất liền, nỗi băn khoăn của cháu là ở nơi xa ấy, cuộc sống của các chú như thế  nào? Điều kiện sinh sống trên đảo ra sao? Ước mong có một ngày được đặt chân ra đảo để hỏi thăm các chú dường như là thường trực trong mỗi chúng cháu.

Thưa các chú!

Ngày nay được sống trong hoà bình, hơn ai hết, cháu hiểu rằng: “ Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” cả, vì vậy các chú vẫn phải ngày đêm cầm chắc tay súng bảo vệ vững bền chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Các chú là những người giữ nước anh hùng, vĩ đại. Cháu tự hào, khâm phục và kính yêu các chú, những người âm thầm cống hiến cuộc đời mình ở nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên lãnh thổ chữ “S” thân thương. Đất nước chúng ta có rừng vàng, biển bạc, đó là điều không gì chối cãi được, phải không các chú? Theo cháu được biết thì hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện những kế hoạch leo thang tại Biển Đông. Cháu cũng như tất cả mọi người luôn mong muốn đất nước chúng ta luôn giữ toàn vẹn chủ quyền biển đảo, cháu mong nuốn đát nước chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, ước mong ấy không phải chỉ riêng ai các chú nhỉ? Và các chú chính là nơi để cháu và các bạn trẻ Thạch Hoá gửi gắm niềm tin khát vọng.

Các chú ạ!

Cháu biết là lính biển các chú phải xa nhà, xa gia đình, xa quê hương, có lẽ các chú cũng rất buồn. Nhưng cháu tin lòng yêu nước, yêu Tổ quốc sẽ chiến thắng tất cả. Cháu tin là như vậy. Cháu tin ở các chú. Nơi đất liền, cuộc sống của chúng cháu là rất tốt. Cháu ước sau này sẽ trở thành một nữ cảnh sát để truy lùng tội phạm, để giữ bình yên nơi đất liền, để các chú nơi đảo xa yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Cháu tự hứa sẽ học tập thật tốt, cố gắng đạt được ước mơ của mình. Sẽ cùng nhau đoàn kết, cùng phấn đấu vì tương lai tươi sang. Những trái tim nhỏ bé chốn đất liền luôn hướng về Trường Sa.

Cuối thư, cháu chúc các chú luôn khoẻ mạnh, vững chắc tay súng hoàn thanh tốt nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. Tuổi trẻ Thạch Hoá luôn tự hào về các chú - “người giữ nước” chốn hải đảo xa xôi. Mong sớm gặp mặt các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa yêu dấu. Tạm biệt các chú.

Cháu.

.................

30 tháng 3 2019

Nghĩa Xuân, ngày 30 tháng 03 năm 2019

Các chú bộ đội chiến sĩ Trường Sa kính mến!Từ thành phố Nha Trang thân thiện và mến khách, cháu là Vũ Thị Lan Anh - học sinh Trường THCS Nghĩa Xuân. Hôm nay cháu viết thư này nhằm gửi đến các chú những tình cảm chân thành tự sâu trái tim mỗi học sinh chúng cháu và đặc biệt là gửi đến các chú những lời chúc sức khỏe, mong các chú thật khỏe mạnh để cầm chắc tay súng bảo vệ một phần máu thịt của quê hương, đất nước.

Theo chúng cháu được biết, hiện nay các chú rất vất vả và căng thẳng đối với việc bảo vệ vùng biển đảo Tổ Quốc. Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi, quanh năm chập chùng sóng vỗ ấy, chúng cháu biết các chú phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn: sự khắc nghiệt khí hậu, sự thiếu thốn về vật chất tinh thần, sự cô đơn buồn bã giữa đêm khuya thanh vắng....rất nhiều và rất nhiều, vì lẽ đó chúng cháu rất cảm phục, ngưỡng mộ sự hi sinh thầm lặng của các chú - những người con của tổ Quốc. Từ sự cảm phục đó, từ nơi hậu phương đất liền của chúng cháu đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực để thi đua cùng các chú như thi đua học tốt đạt nhiều điểm mười tặng các cô chú, ở các buổi chào cờ thì chúng cháu được nghe thầy cô giáo nói về ý nghĩa ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, được tìm hiểu về chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo Trường Sa, chúng cháu được nghe về các chiến công của Quân Đội nhân dân Việt Nam nói chung và của các chú nói riêng....Và trường chúng cháu cũng đã phát động nhiều phong trào như quyên góp quỹ ủng hộ vì Trường Sa, quyên góp mua máy rađio, mua ti vi, mua đàn ghitar, mua banh bóng chuyền ...để gửi tặng các chú phần nào làm cho mọi người vơi đi nỗi nhớ đất liền.

Các chú kính mến! Ở nơi đầu sóng ngọn gió ấy, bốn bề vây quanh là nước, các chú có buồn không? Sau một ngày vất vả, gian lao với những nhiệm vụ thì khi màn đêm buông xuống, các chú có lẽ rất nhớ nhà, nhớ người mẹ từng ngày mong con, nhớ người vợ với nỗi nhớ chồng không nguôi, nhớ con thơ từng ngày đợi cha,...Nhưng chúng cháu thật khâm phục khi các chú đã kiên cường vượt qua tất cả những điều đó vì sứ mạng thiêng liêng của Tổ qốc đã giao cho. Các chú đã hãy yên tâm về nơi hậu phương này, vì ở đây mọi người luôn cố gắng sống và làm việc thật tốt để các chú vững tâm thực hiện nhiệm vụ, mọi người ở đất liền luôn hướng về vùng đất Anh hùng - nơi các chú đang làm việc vì sự bình yên của Tổ quốc. Chúng cháu ước ao một ngày nào đó sẽ được đặt chân đến vùng đất thiêng liêng này, được thực hiện sứ mạng vinh quang ấy ... Và bây giờ chúng cháu thật thấm thía những lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên và đó ắt hẳn cũng là nỗi lòng của các chú:

"Ôi Tổ Quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

Cuối cùng cháu đại diện cho những bạn học sinh nơi đất liền gửi tới các chú ngàn lời yêu thương, mong các chú thật khỏe mạnh để giữ vững tay súng bảo vệ, vùng trời Tổ Quốc ... chúc các chú hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua các chú, cháu và các bạn gửi lời thăm các bạn học sinh đang sinh sống và học tập trên đảo Trường Sa xa xôi, những công dân đặc biệt của tổ quốc Việt Nam .

Cháu mong thư các chú và các bạn học sinh trên Đảo!

Vũ Thị Lan Anh.

5 tháng 3 2018

có mk nè.Nhưng dài lắm không viết được bạn thông cảm

5 tháng 3 2018

Không

14 tháng 3 2018

Bài làm:

Nhà em có rất nhiều cây leo như: bầu, bí,…Nhưng em vẫn thích nhất là giàn mướp hương mà bố em trồng ở sau vườn.

Khung giàn mướp được làm bằng tre dài năm mét, rộng hai mét. Mới hôm nào, cây mướp còn nhỏ xíu. Chỉ mấy hôm sau, ngọn mướp đã bò khắp giàn. Tay mướp chỉ nhỏ bằng que tăm, mới chiều hôm nay tay mướp chỉ dài khoảng năm phân mà sáng mai tay đã dài mười năm phân quấn chặt vào giàn. Thật là kì lạ phải không các bạn!

Chẳng mấy chốc một màu xanh tươi đã phủ kín mặt giàn. Khi đã leo khắp giàn thì mướp bắt đầu ra hoa. Hoa mướp màu vàng tươi như mời gọi ong bướm đến hút mật. Rồi quả mướp bé xíu thi nhau chồi ra như muốn mở lời chào ngày mới. Quả bằng ngón tay, bằng con chuột, bằng con cá chuối to. Quả thì thẳng, quả thì cong như vầng trăng gần giữa tháng. Quả này chen với quả kia lúc lỉu khắp giàn. Sáng nào, em cũng ra vườn hái mướp về ăn. Mướp nhiều quá, mẹ sai em cắt mang biếu họ hàng, hàng xóm mỗi người vài quả. Ai cũng khen mướp nhà em ngon và thơm.

Cây mướp nhà em rất nhiều tác dụng, vào mùa hè mà có bát canh cua hoa mướp thì thật là tuyệt! Lá mướp tươi để lau nhựa mít. Ai bị nước ăn chân thì dùng lá mướp khô sẽ khỏi. Em sẽ chăm sóc cây mướp thật tốt để cây cho nhiều quả.



 



 

14 tháng 3 2018

Bài văn tả giàn cây leo lớp 5:
Vườn nhà ông em được mệnh danh là xứ sở của các loài cây, nó xuất phát từ sự đa dạng trong các loài cây mà ông trồng, từ cây ăn quả đến cây rau. Trong số tất cả các loài cây ấy, em thích nhất là giàn cây lá mơ của ông.

Cây lá mơ là loại cây thuộc nhóm thân leo, vậy nên giàn lá mơ nhà ông em lúc nào cũng um tùm lá. Giàn cây không quá to mà chỉ nhỏ một góc vườn, từ gốc cây trở lên, những cành cây nhỏ đua nhau mọc ra, quấn lấy từng thanh tre nứa trên giàn như cuộc chạy đua không có hồi kết . Vậy nên, trên giàn, thanh tre nào thanh tre nấy đêu chi chít những sợi cành uốn chặt lấy. Lá mơ nở um tùm, chen nhau đón ánh sáng mặt trời, lấp kín những khoảng trống trên giàn . Từng chiếc lá vừa nhỏ, vừa to, chi chít nhau, tạo thành những khóm cây lớn đung đưa trong gió. Ông em kể rằng, ngày ông mới trồng cây lá mơ này, nó còn bé lắm, ban đầu chỉ lưa thưa một vài lá nhỏ, rồi dần dần phát triển đến ngày hôm nay. Giàn cây lá mơ ấy có thể nói chính là niềm tự hào của ông em.

Lá mơ mềm mại, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trước có màu xanh ngắt, mặt sau lại có màu đỏ thẫm, trên mặt lá có lớp bông mỏng mềm mại và những đường gân lá nổi lên rõ nét như những chiếc xương cá. Lá mơ có mùi thơm nhè nhẹ, do đó mà khi đứng dưới giàn cây ấy, ta có thể dễ dàng ngửi thấy hương thơm thoang thoảng, dễ chịu trong không gian. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng ra, mùi hương ấy lại càng tỏa ra xung quanh, khiến người ta dù ở cách đó cũng ngửi thấy. Đã bao năm qua, ngày ngày lúc nào cây lá mơ cũng um tùm lá. Ông em thường nói lá mơ nhiều quá nên ông ăn không xuể, chỉ biết để đó coi như tạo không gian , đôi khi ông lại hái một ít đem đi biếu hàng xóm xung quanh.

Giàn lá mơ ấy giờ đây như một cái mái hiên nhỏ nơi góc vườn của ông em, để tận dụng sự thuận lợi của giàn lá mơ ấy, ông đã đặt một bộ bàn ghế ngay dưới giàn cây. Do đó, bây giờ nó là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, để che nắng, che mưa, đặc biệt vào những ngày hè oi ả, ngồi dưới bóng râm của giàn cây lá mơ, tận hưởng những cơn gió mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn. Cây cứ ngày một lớn hơn, ngày một nhiều lá hơn, nó không chỉ mang đến nguồn thực phẩm bổ ích mà còn tạo một không gian lí tưởng cho vườn nhà ông em.

Bất kì một loài cây nào cũng vậy, chúng đều có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp riêng. Giàn cây lá mơ nhà ông em cũng vậy, nó đẹp mà đặc biệt. Em mong cây sẽ luôn phát triển tươi tốt để ngày một to lớn hơn, um tùm hơn.
 

23 tháng 4 2018

Trong thời cắp sách đến trường, thì ai cũng một người bạn thân để đi cùng, để tám chuyện và đặc biệt là để chia sẻ mọi chuyện vui buồn. và tôi cũng thế, tôi có một người bạn thân từ khi chúng tôi còn là học sinh mẫu giáo. Chúng tôi lớn lên cùng nhau, đi học cùng nhau, ăn cùng nhau, chơi cùng nhau,…. Bạn tôi là một người rất tốt bụng và dễ thương, bạn ấy luôn chia sẻ mọi ngọt bùi với tôi, lúc tôi buồn hay lúc tôi vui, người đầu tiên tôi tìm đến là bạn ấy. Người bạn thân ấy của tôi là (bn nêu tên ng đó ra nhé)

23 tháng 4 2018

Mở bài:

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

24 tháng 9 2020

Mỗi sáng sớm ông bà nội em vẫn thường ra công viên tập thể dục để thư giãn đầu óc cũng như xương cốt. Hôm đó em cũng dậy thật sớm và cùng ông bà ra công viên. Không khí buổi sáng ở công viên thật trong lành và mát dịu. Nó khiến cho tâm trạng của con người trở nên nhẹ nhàng và an lành hơn.

Buổi sáng là khoảnh khắc trong lành nhất để bắt đầu một ngày mới. Công viên vào buổi sáng và buổi tối là đông vui nhất. Tuy nhiên không khí hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng luôn có cái gì đó trong lành và dịu mát.

Công viên buổi sáng sớm có những tia nắng nhẹ nhàng len lỏi qua từng tán lá ở trên cao. Nhưng chưa kịp đậu xuống mặt đất. Từng đợt gió khẽ khàng làm rung chuyển những tán cây và những cây hoa ven đường đi.

Mặt hồ buổi sáng tĩnh lặng đến lạ kì, thi thoảng mới có một vài gợn sóng lăn tăn và những đàn cá tung tăng dạo mát buổi sáng mai. Nhìn mặt hồ như vậy, lòng người cũng trở nên nhẹ nhõm và yên ả hơn bao giờ hết.

Buổi sáng, có rất nhiều người đi thể dục, đặc biệt là các cụ già thong dong bước đi bên cạnh nhau và nói chuyện rất vui vẻ. Bởi vì người già thường thức dậy sớm hơn đối với những người còn trẻ. Có thể họ bận thời gian đi làm nên buổi sáng không đi thể dục được.

Tiếng bước chân nhẹ nhàng đi bộ của nhiều người chen lẫn vào tiếng thình thịch chạy bộ của những người khác tạo nên âm thanh hỗn độn, vui tai. Những hàng cây cổ thụ trong công viên như vươn mình thức dậy đón ánh bình mình. Ở những khu vực trồng hoa, nhưng đóa hoa đang tỏa ngát hương thơm. Trên những cánh hoa còn vương lại giọt sương từ đêm hôm qua, khi nắng chiếu vào khiến nó trở nên lấp lánh và long lanh rất đẹp mắt.

Tiếng cười nói râm ran, tiếng chim hót líu lo như tạo nên một bản hợp xướng trong lành và dịu mát nhất đón chào một ngày mới. Ai cũng tràn đầy năng lượng và khí thể để chuẩn bị bước vào ngày mới.

Nắng mỗi lúc một lên cao và bầu trời như xanh hơn, công viên cũng trở nên đông đúc hơn. Và em nghe có chen lẫn tiếng còi xe inh ỏi ở ngoài phố. Có lẽ trời đã thực sự nắng thật rồi. Một ngày mới lại bắt đầu.

Em rất thích thời tiết mát lành ở công viên mỗi khi trời bừng sáng, vì nó khiến em thích thú và hài lòng.

24 tháng 9 2020

Thông thường, thời khóa biểu vào mỗi buổi sáng của em là thức dậy sớm, chuẩn bị đầy đủ trang phục, giày dép, đầu tóc và xem xét lại đồ dùng học tập mình một để sẵn sàng đến trường. Sau đó em sẽ ăn sáng và theo xe bố đến lớp. Trong tuần, ngày em yêu thích nhất là ngày chủ nhật, bởi vào chủ nhật thì em có thể ngủ nướng cho thỏa thích mà không phải dậy sớm như mọi ngày. Hôm ngày chủ nhật hôm nay rất đặc biệt, dù không phải đến trường nhưng em vẫn dậy thì rất sớm. Bởi lẽ tối hôm qua em đã hứa với mẹ là sẽ cùng mẹ dậy sớm để ra công viên tập thể dục. Vì vậy mà hôm nay, cũng bằng giờ của mọi ngày, em đã thức dậy và chuẩn bị tươm tất mọi thứ, từ quần áo thể dục đến đôi giày thể thao. Mọi thứ đều sẵn sàng cho một buổi tập thể dục đầy thú vị ở công viên.

Nhà em rất gần công viên Cầu Giấy. Từ nhà em đến công viên chỉ khoảng một trăm mét. Tuy em đã ra công viên chơi rất nhiều lần, mọi thứ ở công viên đều trở nên vô cùng thân thuộc đối với em. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em đến công viên vào buổi sáng sớm ở đây, không khí nhộn nhịp buổi sáng này thật mới lạ, nó mang lại cho tôi rất nhiều bất ngờ. Khung cảnh thiên nhiên vào buổi sáng dường như cũng sáng hơn, rộng hơn và tươi đẹp hơn rất nhiều. Những giọt sương đêm vẫn đọng trên những tán lá, trên những đám cỏ, ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho nó trở lên long lanh đến lạ kì, khung cảnh buổi sáng có hơi ướt át song lại tràn đầy sức sống.

Không khí của sáng sớm cũng vô cùng trong lành, trong công viên có trồng rất nhiều cây xanh, cũng có lẽ vì vậy mà không khí thoáng đãng hơn ngoài đường phố rất nhiều. Tiết trời cũng mát mẻ, dễ chịu chứ không nóng nắng như bầu trời vào giữa trưa. Em cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu, nếu ở nhà em còn cảm thấy hơi buồn ngủ thì đi ra đến công viên em đã tỉnh hẳn ngủ, tinh thần cũng thoải mái, phấn chấn hơn rất nhiều. Điều đặc biệt nhất ở công viên Cầu Giấy buổi sáng không chỉ có sự mát mẻ của thời tiết, sự trong lành, dễ chịu của không khí mà còn bởi không khí nhộn nhịp, tấp nập ở nơi đây. Trong công viên tập trung rất nhiều người, từ già trẻ, lớn bé, trai gái, nói chung là có mọi độ tuổi.

Mọi người cùng nhau ra công viên buổi sáng để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe cho một ngày mới. Vì khuôn viên của công viên Cầu Giấy khá rộng lớn nên mọi người có thể thoải mái lựa chọn những hình thức thể dục mà mình yêu thích, từ chạy bộ, ngồi thiền, tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền, nâng tạ, tập erobic…. Trong đó, ở khu vực xung quanh hồ lớn, các anh chị trẻ tuổi đang chạy bộ xung quanh hồ, các anh chị mặc quần áo thể thao vô cùng khỏe khoắn, có anh còn đeo thêm tai nghe, vừa nghe và vừa chạy theo những nhịp điệu đều đều. Ở khu vực trung tâm của công viên, mà cụ thể là ở quảng trường của công viên là các cô, các bác, có cả các chị rất trẻ tuổi đang tập erobic.

Họ tập erobic theo nhạc nên khu vực trung tâm là khu vực nhộn nhịp, vui vẻ nhất. Bài tập erobic này thu hút rất nhiều các cô, các bác tham gia, đủ mọi lứa tuổi, có chị rất trẻ, có các cô, các bác khoảng bằng tuổi của mẹ em, cũng có những các bà khá lớn tuổi, mọi người cùng nhau tham gia, hòa mình vào những động tác nhịp nhàng, những giai điệu vui tươi, rộn rã nhất. Nhìn từ phía xa, những động tác đều được mọi người tập rất đồng đều, uyển chuyển. Dù là bài tập thể dục buổi sáng nhưng mọi người tham gia đều rất nhiệt tình, nghiêm túc. Nhưng trái lại với sự nghiêm túc của động tác thì thái độ của mọi người rất hào hứng, vui vẻ, trên môi ai cũng nở những nụ cười rất tươi. Nhìn vào những nụ cười ấy em cũng thấy vui theo.

Mẹ em cũng rất muốn tham gia vào bài tập thể dục tập thể này, nhưng vì công việc cũng khá bận rộn, lại phải lo cho chúng em ăn uống đến trường nên mẹ em cũng không thường xuyên ra công viên tập cùng các cô, các bác mỗi sáng được. Chỉ vào những ngày nghỉ như hôm nay thì mẹ em mới có thể ra công viên vào buổi sáng. Hôm nay, em và mẹ chỉ đi bộ vòng quanh hồ cùng mọi người, vừa đi vừa thả lỏng cơ thể và hưởng thụ không khí trong lành vào buổi sáng. Ngoài ra, trong công viên còn rất nhiều các hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe khác, như phía cổng vào có các bạn nhỏ đang tập võ, những động tác khỏe khoắn, đồng đều cùng những bộ võ phục màu trắng trông thật đẹp mắt.

Ngay phía bên cạnh cổng ra vào của công viên là các bà đang tập dưỡng sinh, những động tác vô cùng mềm dẻo và linh hoạt. Đặc biệt các bà còn sử dụng thêm đạo cụ, đó chính là những chiếc quạt màu đỏ, vì vậy nhìn những động tác lại càng thêm đẹp mắt, đồng đều. Phía xa xa kia là các ông đang tập thái cực quyền, những động tác chậm dãi nhưng cũng rất uyển chuyển, những động tác này giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, vô cùng thần kì và bắt mắt. Còn các chú các bác trai thì đang cố gắng nâng những quả tạ, khi nâng những thớ cơ ở tay của các bác, các chú nổi lên cuồn cuộn.

Không khí ở công viên vào buổi sáng vô cùng tuyệt vời, không chỉ thoáng đãng, trong lành mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Mà buổi sáng ở công viên cũng tấp nập, nhộn nhịp khác hẳn với những thời khắc sáng trong ngày. Mọi người ở khu vực em sinh sống đều tập trung đông đúc ở công viên và cùng nhau tập những bài tập thể dục rất vui vẻ. Như vậy, không chỉ rèn luyện sức khỏe mà ra công viên vào buổi sáng còn được hưởng thụ không khí trong lành, vui tươi, bổ sung thêm nguồn cảm hứng cho một ngày mới tốt lành.

25 tháng 12 2017

Như bao đứa trẻ khác, tôi cũng có một gia đình. Một gia đình luôn tràn đầy hạnh phúc. Trong ngôi nhà ấy luôn vọng ra những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng những lời hát ru ngọt ngào tình cảm. Và cũng ở ngôi nhà ấy, tôi và em được sống cùng bố mẹ. Mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời nhất.

Bài văn tả mẹ của em hay nhất

Bài văn tả mẹ của em hay nhất

Năm nay, mẹ đã ngoài 30 tuổi, nhưng trong cái tuổi ấy, mẹ vẫn còn đẹp và duyên dáng. Không cao như các cô người mẫu, dáng mẹ vừa và cân đối. Thường ngày mẹ hay bận chiếc quần âu và chiếc áo sơ mi ngắn tay kẻ ô để đi chợ hay đưa bé Thảo đi học…. Còn những giờ lên lóp mẹ mặc những chiếc áo dàu thật mềm mại và duyên dáng. Những chiếc áo dài màu mây, màu ngọc bích, màu cà vàng, màu tím cà, tím huế… làm cho mẹ trẻ hẳn ra đến chục tuổi. Mái tóc đen buông xõa đến ngang lưng rất phù hợp với khuôn mặt mẹ. Đôi mắt bồ câu long lanh luôn chan chứa một tình yêu thương vô hạn. Đặc biệt nụ cười của mẹ tươi như đóa hoa hồng nở buổi sớm mai, để lộ hàm răng trắng đều. Các cô trong trường thường trêu mẹ có nụ người chết người và làn da trắng mịn đên mê hồn. Mỗi lần ngôi bên mẹ tôi vẫn thường mân mê bàn tay của mẹ. Năm ngón tay thon dài như búp măng, mềm mại và mỏng manh không khác gì ngón tay của các cô gái mười tám đôi mươi. Bàn tay trăng trảo xinh ấy đã chăm sóc dìu dắt chị tôi trong một tình thương bao la không bờ bến. Có lần bố tôi hỏi nửa đùa nửa thật “Sao em không làm nghề khác mà lại chọn làm nghề giáo?” Mẹ mỉm cười rồi nhìn thẳng vào mắt bố “Bởi em yêu nghề giáo, yêu anh và yêu hai đứa con của em”. Quả thật mẹ rất yêu nghề, tận tâm với nghề và rất thương yêu chồng con. Trong quan hệ với mọi người, mẹ cư xử rất đúng mực. Đối với đồng nghiệp mẹ sống chan hòa, trung thực và khiêm tốn. Mẹ luôn học hỏi những kinh nghiệm hay của các thầy cô đi trước và luôn rộng lượng bao dung với những thầy cô trẻ. Chính vì vậy mà các thầy cô trong trường ai cũng đều yêu quý mẹ. Đối với con cái mẹ rất yêu thương và ân cần chăm sóc những đêm tôi hay bé Thảo sốt mẹ cứ thao thức hết sờ tay lại sờ trán, lại phe phẩy chiếc quạt nan, thay khăn đắp trán… đến lúc tình dậy vẫn thấy mẹ ngồi đó… Còn đối với bố, mẹ quan tâm nhiều lắm, những ngày bố về trễ chả thiết ăn uống gì vào giường đi ngủ. Mẹ tôi bưng cơm vào đỡ bố dậy, năm nỉ bố ăn. Ông bà tôi đã già, trong cái tuổi như đèn treo trước gió, vẫn luôn tự hào vì có một người con hiếu thảo như mẹ. Quả thật vậy mẹ rất quan tâm, cố gắng đền đáp phần nào công thức nuôi dạy của ông bà nội từ nhỏ. Từ nhỏ, bó tôi hay công tác xa nhà vì vậy chị em tôi một bàn tay mẹ nuôi nấng, chăm sóc.

Từng ngày, từng giờ chúng tôi sống trong sự ân cần chăm sóc của mẹ. Mẹ đối với chị em tôi là tất cả.

.

25 tháng 12 2017

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!