K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2017

Nha Trang, ngày... tháng... năm...

Hồng Nhung thân mến

Có lẽ đã hơn hai tháng rồi chúng mình bặt tin nhau. Chẳng phải Hồng Nhung lười viết thư hay tại mình không siêng năng thư từ mà sợi dây liên lạc bị gián đoạn. Chúng mình chẳng ai có lỗi cả, đứa nào cũng đang vùi đầu vào học chuẩn bị cho kì thi giữa kì sắp tới đây thôi, phải không Nhung? Đêm nay, sau khi học bài xong, mình dành cho cậu toàn bộ thời gian tối nay đấy nhé, thích không nào?

Hồng Nhung ơi! Gia đình cậu vẫn bình thường đấy chứ? Cậu có khỏe không? Vui nhiều không? Chiếc răng sâu vẫn hay hành hạ cậu, cậu đã nhổ đi chưa? Anh Toàn đi bộ đội lâu nay có về phép không? Bé Phương Như hết khóc nhè rồi chứ? Cây mận sau vườn nhà cậu mùa này có sai quả không? Nhớ gửi một bọc thật to vào cho tụi này đấy nhé. Thèm hết chỗ nói!

Nhung ạ! Từ lúc Nhung đi rồi lớp mình ai cũng nhắc đến cậu. Chúng mình nhớ nhất là tài kể chuyện tiếu lâm của cậu. Cười vỡ bụng mà cái mặt của cậu vẫn tỉnh queo như không có chuyện gì xảy ra. À này, cậu còn nhớ cô Mĩ Hằng chứ? Cô vẫn dạy lớp Ba, cô hỏi thăm cậu luôn đấy còn thằng Trung "tồ" nó học tiến bộ lắm. Học kì vừa qua, cậu ta xếp thứ mười lăm, cu cậu mừng quýnh. Nó đã hết bệnh ngủ gật trong lớp rồi. Hương "tóc vàng" học vẫn chăm và luôn dẫn đầu lớp. Mình ráng dữ lắm mà cũng đành phải ngậm bồ hòn đứng sau nó một bậc, thế mới tức chứ! Còn này nữa. Vừa rồi hội diễn văn nghệ toàn trường, lớp mình có ba tiết mục: một kể chuyện, một đơn ca và một tiết múa. Đơn ca và múa đạt giải nhất, còn kể chuyện đạt giải ba. Giá như có Hồng Nhung thì giải nhất kể chuyện đã thuộc về lớp mình rồi. Tháng này, lớp mình nhận cờ đỏ. Các bạn mừng lắm. Bố mình bảo, cuối năm mình đạt học sinh giỏi, bố sẽ mua cho một cái máy vi tính vừa học vừa giải trí. Mình đang cố gắng đây. Khi nào có tin vui mình sẽ báo tin liền cho cậu. Cậu cũng phải tranh thủ thì giờ viết thư về kẻo chúng nó mong lắm đấy.

Thư đã dài, mình dừng bút đây. Cho mình gửi lời chúc sức khỏe hai bác và bé Phương Như.

Bạn thân

Trần Ngọc Bích

Bạn có thể tìm hiểu hêm ở: https://vndoc.com/bai-tap-lam-van-lop-4-viet-thu-cho-ban-ke-ve-hoc-tap/download

10 tháng 10 2021

Bà ngoại yêu quý của cháu!

Cháu là Thùy Linh đây. Đứa cháu ngoại bé bỏng của bà đã gần một năm nay chưa về với bà đây. Bà ơi, thời gian nàỵ bố hay đi công tác, mẹ cháu lại bận lu bu công chuyện cơ quan lại thêm đường sá xa xôi quá nên dù rất nhớ bà, chúng cháu đành phải hẹn bà vào một dịp khác. Bà đừng trách bố mẹ cháu, bà nhé!

Bà ơi! Nhân dịp đầu năm mới – năm ...... cháu xin kính chúc sức khỏe bà chúc bà sống lâu thật với chúng cháu.

Bà ơi! Bà có được khỏe không? Bà phải ăn cơm nhiều nhiều vào bà nhé! Bác Thái, anh Bình, chị An có hay về thăm bà luôn không? Các anh chị sướng thật ở gần muốn về thăm bà lúc nào cũng được. Còn chúng cháu thì… Chao ôi! Sao mà xa xôi đến thế. Nhớ lại kỳ nghỉ hè năm ngoái, bà chống gậy dẫn cháu và bé Thảo Linh ra vườn hái những quả dổi, mãng cầu rồi ngồi dưới gốc cây vừa ăn, vừa hóng mát.

Những chùm dổi có vị ngọt thanh xứ Nam bộ, bà bóc từng trái một cho cháu và bé Thảo Linh sao mà ngon đến thế! Bà bảo: “Bao giờ bà cũng dành những chùm ngon nhất cho hai đứa cháu gái ở xa? Bà thương chúng cháu vài năm mới về được một lần. Ước gì cháu có đôi cánh để bay về bên bà cho thỏa nỗi nhớ thương.

Giờ thì cháu chỉ mong đến ngày nghỉ hè thôi vì chỉ có nghỉ hè, chúng cháu mới có thể về thăm bà được. Cháu nói gì huyên thuyên nhiều quá phải không bà?

Cho cháu dừng bút ở đây bà nhé. Cháu hôn bà nhiều.

Cháu gái của Bà

Thùy Linh

thích thì lên google mà tra ok , ko rảnh 

23 tháng 1 2018

Vũ trụ năm 3000

Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 3000. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo về những nguy cơ sẽ xảy ra trong tương lai.

Có lẽ ai cũng biết, hiện nay mất cân bằng giới tính đang trong tình trạng báo động khi mỗi năm số lượng bé trai chào đời lớn hơn số lượng bé gái rất nhiều.

Cụ thể, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) thống kê, tỷ lệ chào đời của bé trai và bé gái được ghi nhận ở con số 115,9:100 tại Trung Quốc năm 2014 (cứ khoảng 100 bé gái chào đời thì có 115,9 bé trai ra đời trong cùng thời gian), tại Ấn Độ là 110,01:100 của giai đoạn năm 2011-2013, tại Singapore là tỷ lệ 105,6:100, tại Việt Nam khá cao với tỷ lệ hơn 110:100 của năm 2014…

Mất cân bằng giới tính, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động xã hội theo chiều hướng tiêu cực bởi đây không chỉ là vấn đề về dân số mà còn là vấn đề của xã hội.

Tình trạng mất cân bằng giới tính hay tỷ lệ chào đời của bé trai nhiều hơn bé gái đang gia tăng khiến cho các quốc gia đều rất lo lắng. Quan niệm “trọng nam kinh nữ”, nhiều tập quán xấu tồn tại, nhất là sự can thiệp của y khoa là những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng “thừa trai thiếu gái” đang được báo động trên toàn cầu.

Ở đó, hệ lụy rõ nhất được nhắc đến là tình trạng hôn nhân của những bé trai sau này lớn lên, được cho là ít cơ hội. Do đó, hiện có rất nhiều thiếu nữ, nhất là ở các vùng quê nghèo tại Ấn Độ hay Trung Quốc bị bắt cóc, bị bán đi với mục đích kết hôn. Trong khi đó, nhiều thanh niên sau này buộc phải vất vả tìm vợ ở các nước khác.

Có thể thấy, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh không nằm ở việc lựa chọn giới tính thai nhi, mà chính là do sự bất bình đẳng giới và xem thường giá trị của phụ nữ.

Hiện tượng lựa chọn giới tính trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn bởi các giá trị truyền thống gia trưởng trong gia đình, đặc biệt là hệ thống gia đình phụ hệ cũng như thiếu quyền tự chủ của người phụ nữ về mặt tài chính và xã hội.

Do đó, giải pháp của vấn đề là đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em. Khi mà phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới, thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm, thậm chí họ có thể làm tốt hơn.

Có thể thấy phân biệt đối xử đối với trẻ em gái dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm quyền con người, cần phải được chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình. Tôi nghĩ bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Vì vậy, chúng ta hãy chung tay góp phần giải quyết tốt vấn đề bất bình đẳng về giới tính vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Thân ái chào tạm biệt!

Anh Thư

23 tháng 1 2018

Vũ trụ năm 3000

Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 3000. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo về những nguy cơ sẽ xảy ra trong tương lai.

Có lẽ ai cũng biết, hiện nay mất cân bằng giới tính đang trong tình trạng báo động khi mỗi năm số lượng bé trai chào đời lớn hơn số lượng bé gái rất nhiều.

Cụ thể, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) thống kê, tỷ lệ chào đời của bé trai và bé gái được ghi nhận ở con số 115,9:100 tại Trung Quốc năm 2014 (cứ khoảng 100 bé gái chào đời thì có 115,9 bé trai ra đời trong cùng thời gian), tại Ấn Độ là 110,01:100 của giai đoạn năm 2011-2013, tại Singapore là tỷ lệ 105,6:100, tại Việt Nam khá cao với tỷ lệ hơn 110:100 của năm 2014…

Mất cân bằng giới tính, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động xã hội theo chiều hướng tiêu cực bởi đây không chỉ là vấn đề về dân số mà còn là vấn đề của xã hội.

Tình trạng mất cân bằng giới tính hay tỷ lệ chào đời của bé trai nhiều hơn bé gái đang gia tăng khiến cho các quốc gia đều rất lo lắng. Quan niệm “trọng nam kinh nữ”, nhiều tập quán xấu tồn tại, nhất là sự can thiệp của y khoa là những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng “thừa trai thiếu gái” đang được báo động trên toàn cầu.

Ở đó, hệ lụy rõ nhất được nhắc đến là tình trạng hôn nhân của những bé trai sau này lớn lên, được cho là ít cơ hội. Do đó, hiện có rất nhiều thiếu nữ, nhất là ở các vùng quê nghèo tại Ấn Độ hay Trung Quốc bị bắt cóc, bị bán đi với mục đích kết hôn. Trong khi đó, nhiều thanh niên sau này buộc phải vất vả tìm vợ ở các nước khác.

Có thể thấy, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh không nằm ở việc lựa chọn giới tính thai nhi, mà chính là do sự bất bình đẳng giới và xem thường giá trị của phụ nữ.

Hiện tượng lựa chọn giới tính trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn bởi các giá trị truyền thống gia trưởng trong gia đình, đặc biệt là hệ thống gia đình phụ hệ cũng như thiếu quyền tự chủ của người phụ nữ về mặt tài chính và xã hội.

Do đó, giải pháp của vấn đề là đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em. Khi mà phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới, thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm, thậm chí họ có thể làm tốt hơn.

Có thể thấy phân biệt đối xử đối với trẻ em gái dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm quyền con người, cần phải được chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình. Tôi nghĩ bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Vì vậy, chúng ta hãy chung tay góp phần giải quyết tốt vấn đề bất bình đẳng về giới tính vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Thân ái chào tạm biệt!

8 tháng 3 2018

tham khảo nè

Vũ trụ năm 3000

Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 3000. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo về những nguy cơ sẽ xảy ra trong tương lai.

Có lẽ ai cũng biết, hiện nay mất cân bằng giới tính đang trong tình trạng báo động khi mỗi năm số lượng bé trai chào đời lớn hơn số lượng bé gái rất nhiều.

Cụ thể, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) thống kê, tỷ lệ chào đời của bé trai và bé gái được ghi nhận ở con số 115,9:100 tại Trung Quốc năm 2014 (cứ khoảng 100 bé gái chào đời thì có 115,9 bé trai ra đời trong cùng thời gian), tại Ấn Độ là 110,01:100 của giai đoạn năm 2011-2013, tại Singapore là tỷ lệ 105,6:100, tại Việt Nam khá cao với tỷ lệ hơn 110:100 của năm 2014…

Mất cân bằng giới tính, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động xã hội theo chiều hướng tiêu cực bởi đây không chỉ là vấn đề về dân số mà còn là vấn đề của xã hội.

Tình trạng mất cân bằng giới tính hay tỷ lệ chào đời của bé trai nhiều hơn bé gái đang gia tăng khiến cho các quốc gia đều rất lo lắng. Quan niệm “trọng nam kinh nữ”, nhiều tập quán xấu tồn tại, nhất là sự can thiệp của y khoa là những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng “thừa trai thiếu gái” đang được báo động trên toàn cầu.

Ở đó, hệ lụy rõ nhất được nhắc đến là tình trạng hôn nhân của những bé trai sau này lớn lên, được cho là ít cơ hội. Do đó, hiện có rất nhiều thiếu nữ, nhất là ở các vùng quê nghèo tại Ấn Độ hay Trung Quốc bị bắt cóc, bị bán đi với mục đích kết hôn. Trong khi đó, nhiều thanh niên sau này buộc phải vất vả tìm vợ ở các nước khác.

Có thể thấy, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh không nằm ở việc lựa chọn giới tính thai nhi, mà chính là do sự bất bình đẳng giới và xem thường giá trị của phụ nữ.

Hiện tượng lựa chọn giới tính trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn bởi các giá trị truyền thống gia trưởng trong gia đình, đặc biệt là hệ thống gia đình phụ hệ cũng như thiếu quyền tự chủ của người phụ nữ về mặt tài chính và xã hội.

Do đó, giải pháp của vấn đề là đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em. Khi mà phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới, thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm, thậm chí họ có thể làm tốt hơn. 

Có thể thấy phân biệt đối xử đối với trẻ em gái dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm quyền con người, cần phải được chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình. Tôi nghĩ bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Vì vậy, chúng ta hãy chung tay góp phần giải quyết tốt vấn đề bất bình đẳng về giới tính vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Thân ái chào tạm biệt!

k mình nha

8 tháng 3 2018

Chào bạn, mình xin tự giới thiệu, mình là công chúa của nữ thần Tekmor  (Nữ thần của sự giới hạn, kết thúc của cuộc sống). Hiện tại mình và mẹ đang sống ở thế kỷ 30, mình đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để viết và gửi lá thư từ thế kỷ 30 đến thế kỷ 21 của các bạn đấy.

Mình muốn thông báo với các bạn rằng, đến thế kỷ 25, thế giới của các bạn sẽ toàn là những cảnh bệnh tật, chết chóc và  bị hủy diệt hoàn toàn tất cả sẽ về với cát bụi. Vì sao ư?

Có lẽ các bạn cũng biết, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Ô nhiễm môi trường sẽ làm xuất hiện những chất độc gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Nhất là khi hiện nay môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người.

Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm môi trường đất. Do con người quá lạm dụng và do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác.

Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.

Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do con người thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ.

29 tháng 12 2021

2

Sáng ra, em thức dậy khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.

Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì?

29 tháng 12 2021

mình chị 

23 tháng 9 2021

Đợi mk tí nha

23 tháng 9 2021

Bạn tham khảo ạ:

                                                                                                   Hà Nội, Ngày .... Tháng .... Năm 2021

Diệu Linh thân mến!

Vậy là chúng mình xa nhau hơn một học kì rồi đấy phải không? Cả mình và Linh đều lười viết thư cho nhau. Không một lý do nào có thể “biện hộ” cho sự lười biếng ấy của chúng ta. Hôm gặp Kim Ngân ở cửa hàng bách hóa tổng hợp thị trấn, Kim Ngân chuyển lời thăm sức khỏe của Thảo Linh đến mình. Thú thực mình vừa vui lại vừa buồn. Vì vậy mà mình phải viết thư ngày cho cậu.

Thảo Linh à, giờ thì mình sẽ kể vài nét tình hình lớp mình cho Linh biết. Phong trào học tập vẫn như hồi nào Linh ở đây: chăm ngoan, sôi nổi nhưng nghịch ngợm vào loại nhất nhì trường. Ngay từ đầu học kì I, tụi mình đã tự động tổ chức học thêm một tuần ba buổi, nhờ cô giao Hoàng Yến - cô chủ nhiệm lớp 4A của mình dạy tại nhà bạn Phượng đấy. Còn lại hai buổi trong tuần thì học theo nhóm. Chất lượng học kì I của lớp mình đều rất tốt. Dẫn đầu toàn trường về tỉ lệ học sinh xuất sắc và giỏi đấy.

Linh thấy có vui mừng không? Chắc Linh còn nhớ bạn Phi Hùng và Lệ Thủy chứ. Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, cả hai đều phải một buổi đi bán vé số kiếm tiền phụ giúp gia đình. Phi Hùng thì bố mất sớm, sau Hùng còn hai em định bỏ học. Cô giáo chủ nhiệm và tụi mình đã đến tận nhà vừa động viên hai bạn, vừa giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần. Hàng tháng chúng mình tiết kiệm tiền ba mẹ cho ăn sáng để mua quần áo, mua sách tặng cho hai bạn. Cả lớp chúng mình là một tập thể yêu thương gắn bó với nhau như anh em trong một nhà. Các thầy cô đều khen lớp 4A là một tập thể điển hình về tinh thần học tập, về ý thức tổ chức kỷ luật và nhất là tinh thần đoàn kết tương thân tương ái đấy Linh ạ.

Thôi, cho mình tạm dừng ở đây. Chúc Linh và những người bạn mới của Linh luôn được khỏe và học giỏi. Nhớ hôn hộ mình bé Phương Thảo nhiều nhiều nhé!

                                                                                                                                   Bạn thân của cậu

                                                                                                                                        ..................

Học tốt ạ;-;

1 tháng 2 2017

a,Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi thông tin.

Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung sau:

   + Nêu lí do và mục đích viết thư.

   + Thăm hỏi sức khỏe, tình hình của người nhận thư.

Một bức thư thường mở đầu bằng việc ghi địa điểm, thời gian gửi thư và lời thăm hỏi.

* Thư gửi: Đối với người nhận. Kết thúc lá thư bằng việc ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư.

* Nhận thư

- Thông báo tình hình của người viết thư.

- Nêu những vấn đề cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.

 
12 tháng 11 2021

kể ước mơ thì phải ghi cả dàn ý

9 tháng 6 2018

..Nam Trung., ngày .9.. tháng ..6. năm .2018..
Thanh xa nhớ!
Thanh ơi, đã lâu lắm rồi, mình chưa có dịp viết thư cho bạn. Hôm nay, mình nhớ đến bạn quá. Mình tranh thủ viết mấy dòng ngắn ngủi để hỏi thăm sức khỏe và kể cho bạn nghe về tình hình học tập của mình trong thời gian vừa qua. Thanh ơi, bạn dạo này thế nào? Bạn học vẫn tốt chứ? Bố mẹ bạn bây giờ có bận việc không? Bé Linh chắc đã học lớp 1 rồi nhỉ?  Khi trái gió giở giời, bà bạn còn đau lưng nữa không? 

Trường bạn năm nay có gì thay đổi không ? Lớp bạn chắc nhiều bạn học giỏi lắm nhỉ ? Bạn có tham dự thi Violympic tuổi thơ Cấp Trường và Cấp Huyện không ? Năm nay mình đạt giải Nhất đó bạn à !

Thanh ơi, bây giờ mình xin kể về tình hình học tập của mình vừa qua. Năm nay, chữ mình viết tiến bộ hơn rồi đấy. Từ đầu đến giờ, mình nhiều điểm tốt rồi. Mình thích học môn Toán nhất vì môn học này giúp mình có suy luận sáng tạo. Lớp mình được học máy chiếu thích lắm Thanh ạ. 

Buổi học nào, chúng mình cũng được chơi trò chơi, có những tiết học lí thú. À, mình quên, trường mình có cô hiệu trưởng mới. Cô ấy còn trẻ và hiền lắm. Cô còn cho xây rất nhiều phòng học đẹp. Cả lớp mình được tham dự thi Violympic nữa đấy. Mình đã qua vòng 4 rồi Thanh ạ. Thanh ơi, mình và bạn hứa với nhau xem ai đứng đầu lớp nhé. Thanh có kinh nghiệm gì về viết văn hay không, Thanh giúp cho mình với vì môn học này mình học chưa tốt lắm.

Thôi, thư mình viết đã dài, mình xin dừng bút tại đây. Cuối thư mình chúc bạn chăm ngoan học giỏi. Mình tin rằng cuối năm Thanh sẽ có được thành tích học tập tốt nhất. Mình rất tự hào vì có người bạn như Thanh. À, Thanh nhớ viết thư cho mình nhé. Mình chờ thư Thanh.
                                                                                                                                               Bạn thân của Thanh.

                                                                                                                                                        \(Anh\)

                                                                                                                                                     Hà Đức Anh

9 tháng 6 2018

Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2018

      Nhật Linh thân mến!

      Tớ đã rất mừng khi nhận được thư của cậu và biết cậu vẫn ổn. Nhưng vì bận quá nên hôm nay tớ mới viết thư hồi âm cậu được. Tớ sẽ kể cho cậu nghe tình hình học tập của tớ nhé.

      Lớp tớ đang ôn thi học kì II nên tớ phải làm khá nhiều bài tập. Mấy bài toán rút về đơn vị khó quá cậu nhỉ? Tớ hay bị nhầm dạng bài ngược lắm. Tớ lại rất thích học môn Tiếng Việt nhé. Nhất là mấy câu chuyện ở bài tập đọc hay quá. À, tháng ba vừa rồi, trường tớ thi viết chữ đẹp. Tớ đã đoạt giải Nhì đấy. Lên lớp 4, tớ nhất định phải giành giải Nhất mới được.

      Bây giờ, trời đã xuất hiện những cơn mưa rào. Tớ hi vọng mùa mưa này không còn nhiều trận lũ như năm ngoái để miền Trung của cậu sẽ an vui làm ăn và học tập. Chúng mình cùng cố gắng học tập để thực hiện ước mơ nhé. Tớ xin dừng bút tại đây. Tớ luôn mong nhận được hồi âm của cậu và mong sẽ có ngày được gặp cậu.

      

Bạn phương xa,

Kiều Hoa