K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Chữ: phương tiện để tác giả kí thác những tư tưởng, tình cảm truyền tải đến bạn đọc. 

- "Nằm thẳng đơ trên trang giấy": đó là những con chữ "chết", sáo rỗng và không thể hiện được tư tưởng của người viết. Đó là những con chữ chỉ xuất hiện trên những trang sách nhưng không có sự sống trong trái tim người đọc.

=> Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải tư tưởng. Chính vì vậy, câu từ sử dụng cần phải có sự trau chuốt, tỉ mỉ. Ngôn từ đẹp nhưng không sáo rỗng, đủ sâu sắc để tạo ra những ngân vang trong tâm hồn người đọc.

- Chữ: phương tiện để tác giả kí thác những tư tưởng, tình cảm truyền tải đến bạn đọc. 

- "Nằm thẳng đơ trên trang giấy": đó là những con chữ "chết", sáo rỗng và không thể hiện được tư tưởng của người viết. Đó là những con chữ chỉ xuất hiện trên những trang sách nhưng không có sự sống trong trái tim người đọc.

=> Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải tư tưởng. Chính vì vậy, câu từ sử dụng cần phải có sự trau chuốt, tỉ mỉ. Ngôn từ đẹp nhưng không sáo rỗng, đủ sâu sắc để tạo ra những ngân vang trong tâm hồn người đọc.

28 tháng 9 2023

Trong viết văn, chữ chữ không chỉ đơn thuần là những dòng chữ được viết trên trang giấy mà nó còn mang trong mình ý nghĩa sâu xa. Chữ chữ là ngôn ngữ của tác giả, là cách để tác giả thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình. Việc đặt chữ lên trang giấy theo thứ tự và hình thức nhất định có ý nghĩa quan trọng trong việc gửi gắm thông điệp cho người đọc. Nếu các từ và câu được sắp xếp hỗn loạn, không tuân thủ quy tắc, người đọc sẽ khó hiểu ý tưởng của tác giả. Do đó, việc "tất cả thơ văn, chữ chữ phải đứng trên trang giấy chứ không được nằm dơ trên trang giấy" là rất cần thiết để bảo đảm tính logic và sự hiểu rõ cho người đọc.

3 tháng 2 2022

Tham khảo :

Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm từng nhận định: "Học vấn  không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn". Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.

       Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra  sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa, giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, đọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách  qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.

 

Văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta một bài học thấm thía về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức, nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kỹ, ta phải có sự suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu... thì mới hiểu thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường thức rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trong mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách.

4 tháng 2 2022

Tham khảo :

Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm từng nhận định: "Học vấn  không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn". Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.

       Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra  sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa, giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, đọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách  qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.

 

Văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta một bài học thấm thía về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức, nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kỹ, ta phải có sự suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu... thì mới hiểu thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường thức rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trong mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách.

Học tốt !

6 tháng 12 2021

Tham khảo nhé 

Mỗi con người tồn tại trên quả đất đều đang nhận về mình rất nhiều, từ tia nắng ấm áp của ngày mới đến giọt nước ngọt mát lành, từ khí trời trong veo đến cơn gió dịu nhẹ. Chúng ta nhận nhiều từ tự nhiên và cũng nhận nhiều từ những người khác. Nhưng đến khi cho đi, thì lại rất khó khăn.
Con người bản năng luôn nghĩ đến mình trước nhất, như lời một bài hát “cuộc đời khi có cho không, rồi khi túng thiếu, hỏi người có đòi được không?”. Dân gian xưa thậm chí còn nhắc nhở nhau đừng vội giúp đỡ kẻ khác, vì con người là giống bội bạc, “cứu vật, vật trả ân – cứu nhân, nhân trả oán”. Hay tư tưởng “người không vì mình, trời tru đất diệt” nên cả đời chỉ vì bản thân mình.
Nhưng tôi tin rằng lúc thốt lên lời cay đắng như vậy chắc ông bà ta cũng chỉ giận lẫy nhất thời thôi, vì rồi ông bà lại nhắn nhủ nhau phải biết sống vì người khác, phải “thương người như thể thương thân”, phải biết cho đi, “làm phúc cũng như làm giàu”.
Tại sao chúng ta lại phải biết quảng đại, chia sẻ, cho đi?
Bởi vì “không có ai nghèo vì cho đi cả” (Anne Frank). Ngày chúng ta cất tiếng khóc chào đời để đến trái đất này, chúng ta chỉ là một đứa bé không có gì. Ngày nhắm mắt ra đi, chúng ta cũng vậy. Kể cả nếu người được ta giúp có vô ơn, bội bạc thì ta cũng chẳng nên phiền muộn, hãy xem như ta có thêm bài học, để sau này ta biết phân biệt được đâu thật sự là người ta nên giúp, cần giúp (street smart). Đã làm từ thiện thì không tính toán chi cho đầu óc nó hẹp hòi. Một khi đã chọn tin một nơi để gửi tiền, gửi công, gửi sức vào, thì không nên theo dõi “họ dùng tiền có đúng mục đích không, chạy theo dò xét, nghi ngờ”. Bạn có quyền từ chối. Một khi đã làm rồi, thì phải có lòng tin. Hãy “quên” khi “cho” để được an nhiên, vui vẻ. Đó là sự hào sảng mà người đẳng cấp mới có.
Tới đây, tôi xin chuyển hướng kể lại một câu chuyện đọc được hồi bé
Có một tên cướp đi vào một ngôi làng nọ. Nó ẩn vào nhà vị bác sĩ duy nhất trong làng, (người mà nó tin rằng rất giàu có), dự định đến khuya sẽ nắm đầu ông bác sĩ và bắt ông nói ra chỗ cất những của cải quý giá, rồi sẽ giết ông để giữ bí mật. Đêm ấy, đột nhiên có điện thoại từ người thân của một đứa trẻ đang bệnh rất nặng từ làng bên cạnh cầu cứu bác sĩ. Lúc ấy là vào mùa đông, trời đổ tuyết rất lớn, mưa gió bão bùng, làng đứa trẻ bị bệnh lại cách xa một quả núi, đi đến đó nhiều nguy hiểm trên đường, mà trời đã quá khuya, trong khi ông đã có một ngày quá mệt mỏi.
Gác điện thoại, ông bác sĩ thở dài đi đến giường nghỉ. Nhưng rồi ông lẩm bẩm mình không đi bây giờ lỡ đứa trẻ có thể chết thì làm sao. Vậy là lấy lại tinh thần, ông mặc thêm áo, cầm theo cây đèn bão. Rồi ông mở cửa, ra đi. Dáng ông liêu xiêu trong gió tuyết. Sáng hôm sau khi ông bác sĩ trở về, tên cướp đón ông ngay trước cửa nhà, sụp xuống dưới chân ông: “Ông có biết tôi chờ ông suốt từ đêm qua tới giờ không?”
“Xin ông vào nhà để tôi khám bệnh cho ông.” – Bác sĩ đáp lại.
Tên cướp nói: “Không phải thế. Tôi là một tên cướp. Đêm qua tôi đã ẩn nấp trong nhà ông. Tôi muốn bắt ông khai ra chỗ giấu của cải và sẽ giết ông. Nhưng hôm qua giữa trời gió tuyết ông đã bất chấp nguy hiểm đi chữa bệnh cho người ta. Tôi đã rất xấu hổ vì định làm hại một người như ông. Khi ông ra đi trong đêm, ông không chỉ cứu đứa trẻ làng bên kia, mà còn cứu chính bản thân ông. Và ông biết không, ông còn cứu cả tôi nữa”.
Thật may cho ông bác sĩ và ông Thượng vì cả tên cướp trong câu chuyện trên và anh thanh niên được kể trong đề bài đều “không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình”. Sự may mắn ấy của một con người không phải đến một cách tình cờ mà nó được tích lũy bởi lòng chân thành và tình thương của họ. Tình yêu thương thì có thể lay động cả đất trời.
Chúng ta bất kể giàu nghèo, sang hèn đều gắn kết với nhau chính nhờ sự cho đi. Sự cho đi của những Bill Gates, Warren Buffet thường vĩ đại và có thể thay đổi thế giới. Chúng ta có thể không (hoặc chưa) làm được những điều lớn lao như họ, nhưng chúng ta vẫn có thể cho đi bằng những điều nhỏ bé hằng ngày. Đó có thể đơn giản là nụ cười với người bán hàng, một lời cám ơn chân thành với người lao công trên phố, là biết chia sẻ công việc nhà, là biết xếp hàng, biết bỏ rác vào thùng, biết xách hộ cái giỏ nặng của phụ nữ mang bầu, biết nhường ghế cho một cụ già trên xe buýt…Những khi có thể, chúng ta nên làm những việc rất nhỏ, vậy thôi. Nếu tất cả mọi người đều biết sống cho đi, ắt hẳn tất cả sẽ nhận lại thiên đường, ngay giữa thế gian này.
Người ta sẽ nói tôi trẻ con. Đời cứ đâu phải màu hồng. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Bút màu trong tay, ai cũng có quyền tự tô màu cho cuộc đời của riêng họ.
Kết thúc bài viết, tôi xin kể về câu chuyện hai cái hồ ở Palestine.
“Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ. Biển thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…
Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.
Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình .“Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết”.

6 tháng 12 2021

thanks