K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020

à ngoại mình là giáo viên dạy Ngữ văn, bà là người rất thích đọc và sưu tầm nhiều loại sách. Chính bà là người đã truyền cảm hứng đọc sách cho mình ngay từ khi mình bắt đầu biết đọc. Bà có tặng mình một cuốn sách vừa đẹp vừa hay. Mình sẽ tả lại nó cho mọi người cùng nghe.

Cuốn sách bà tặng mình khá dày, có hơn hai trăm trang sách. Kích thước của nó bằng với các loại sách thông thường, khoảng 24 x 17cm. Được in với chất liệu giấy rất đẹp. Cầm quyển sách rất chắc chắn. Bìa trước và sau của của cuốn sách được làm bằng loại giấy dày và cứng, mặt trên nhẵn bóng có lẽ vì được in cùng với một lớp ni-lông mỏng. Ở bìa trước của cuốn sách mình thấy nó được trang trí rất đẹp và bắt mắt. Ở bốn góc là đường nét hoa văn tinh tế giống như những đám mây đang bồng bềnh trôi trên bầu trời. Phía gần trên cùng là dòng chữ ghi tên cuốn sách được in đậm bằng mực màu đen: KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM. Chính giữa bìa sách là một bức tranh rất sinh động với những cô tiên xinh đẹp đang bay lượn giữa bầu trời, có cô cầm đàn đang ca hát, có cô lại cầm giỏ với những loài hoa thơm cỏ lạ… Bên cạnh các cô là những đám mây trắng vờn nhẹ xung quanh. Bên dưới bầu trời các cô tiên đang bay lượn là hình ảnh một làng quê yên bình với những con đường làng trải đầy rơm rạ vàng óng. Một vài người dân đang gặt lúa trên cánh đồng. Phía xa xa, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Ở dưới cùng là hàng chữ in nhỏ, màu đen NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC. Khi mở sách ra, mình thấy thơm phức mùi giấy mới. Từng dòng chữ màu đen in trên nền trang giấy trắng tinh mang đến cho mình bao nhiêu câu chuyện hay và bổ ích. Nào là chuyện chàng Sọ Dừa thông minh, tài giỏi, chuyện nàng Ba tảo tần, hiền dịu, chuyện cô Tấm chịu thương chịu khó, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm thật thà và tên Lí Thông gian ác cuối cùng cũng bị trừng trị. Mỗi câu chuyện đều đã mang lại cho mình những bài học hay, ý nghĩa. Rằng ở hiền thì lại gặp hiền và kẻ làm điều ác nhất định sẽ gặp báo ứng. Có lẽ, khi bà tặng cho mình cuốn sách này, bà muốn nhắc nhở mình phải luôn học hỏi và làm theo những điều tốt lành, phải tránh xa và biết phê phán cái ác. Ở gáy sách còn gắn một dải ruy băng bằng lụa, màu đỏ để có thể dễ dàng đánh số trang khi mình đang đọc dở.

mình yêu bà ngoại và vô cùng thích quyển sách mà bà tặng. Mình đã đọc nó nhiều lần tới nỗi có thể thuộc lòng những câu chuyện trong đó nhưng mình chưa bao giờ chán. Mỗi lúc có thời gian, mình lại kể những câu chuyện hấp dẫn ấy cho em gái nhỏ của mình nghe. Em tuy còn bé nhưng rất chăm chú nghe mình kể chuyện nên mình đã rất vui.

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ có những cuốn sách yêu thích của mình. Còn đối với tôi cuốn sách yêu thích là một cuốn truyện của nhà văn Nhật Bản "Totto-chan Cô bé bên cửa". Cuốn sách này là cuốn sách dành cho thiếu nhi, chắc hẳn ai cũng từng trong hoàn cảnh giống cô bé vậy. Truyện về cô bé Totochan hiếu động, nghịch ngợm nhưng vô cùng đáng yêu. Bạn đọc sẽ cùng cười, cùng khóc với những kỉ niệm của Totochan qua những tình huống hài hước nhưng không kém phần nhân văn cảm động. Tottochan khác biệt với phần còn lại lớp học. Em gây ra một mớ rắc rối khiến cả lớp hỗn loạn. Những rắc rối khiến người đọc cười không ngớt với giọng văn hóm hỉnh của Kuroyanagi Tetsuko. Không thể trừng phạt Totochan bằng kỉ luật, đòn roi bình thường, nhà trường buộc thôi học em. Totochan đã may mắn khi học ở ngôi trường mới lý tưởng, giúp em phát triển bản thân một cách tự nhiên. Ngôi trường Tomoe dạy em nhiều điều, những gì em làm không còn đáng lo ngại. Xuyên suốt cả cuốn sách là những bài học về sự sẻ chia, tình bạn, tình thầy trò, tình yêu, ước mơ và hoài bão xoay quanh Tottochan. Thời gian thơ ấu của em cứ như vậy trôi qua rực rỡ. Đó là nền tảng cho một tương lai vô cùng tươi sáng, một Tottochan dũng cảm, thành công, giàu lòng yêu thương. Điều quan trọng nhất em vẫn là chính mình, được sống như em mong muốn, không trộn lẫn với bất kì ai. Ôi ! Câu chuyện " Totochan Cô bé bên cửa sổ" là một câu chuyện hay và để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm không chỉ cho những lớp thiếu nhi và kể những người lớp trong chúng ta về phương pháp giáo dục hiện nay.

10 tháng 3 2022

tham khảo

Trong khung cảnh  trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, người người tụ họp đi lại nườm nượp đông vui.  Dân làng “tấp nập” đón tiếp những ” chiến binh” trở về đất liền.Và  niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những ghe, thuyền đầy ắp “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Huy Cận đã thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Ôi, màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài, thật sung sướng mà cũng rất xót xa!( biểu cả. Nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Tại sao tác giả lại sử dụng từ “nghe” để miêu tả dáng vẻ con thuyền nằm nghỉ? (nghi vấn).Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành. 

20 tháng 1 2022

Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố.

Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.

Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động. Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ.

Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thưởng thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục.

Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thưởng thức cái đẹp. Cả đoạn thơ như khúc hát ru ta, đưa bạn đọc đến với những cảm nhận tuyệt vời nhất về ông đồ.

21 tháng 6 2021

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

22 tháng 6 2021

thank you bạn 

24 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Lão Hạc là(Trợ từ) một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Chao ôi!(Câu cảm thán) Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.