K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2018

Rừng là tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban lại cho con người. Tuy thế, rừng cũng là tài nguyên có hạn nên chúng ta phải biết cách khai thác rừng một cách hợp lí. Rừng có nhiều vai trò quan trọng đối với con người, cung cấp bóng mát, ôxi, là nơi giữ nước, phòng chống lũ lụt. Khi ta khai thác đi một cây rừng cũng là lúc ta phải lập tức trồng ngay vào đó một cây rừng mới để nó phát triển và phát huy vai trò của mình. Nếu không làm được như thế, con người ta cứ phá rừng thì chắc hẳn một ngày nào đó chúng ta sẽ phải trả giá đắt.

31 tháng 10 2016

Rừng là tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Tuy thế, rừng cũng là tài nguyên có hạn nên chúng ta phải biết cách khai thác rừng 1 cách hợp lí. Rừng có nhiều vai trò quan trọng đối với con người, cung cấp bóng mát, oxi, là nơi giữ nước, phòng chống lũ lụt. Khi ta khai thác đi một cây rừng thì cũng là lúc ta phải trồng ngay vào đó một cây rừng mới để nó phát triển và phát huy vai trò của mình. Nêu không làm được như thế, con người ta cứ thế phá rừng thì chắc hẳn 1 ngày nào dó chúng ta sẽ phả trả giá đắt.

14 tháng 3 2017
Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.

Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.

Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.

Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.

Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc hiệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.

Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.

Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.

Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.
15 tháng 3 2017

mk cg lấy bài này, ở tên mạng đung hơm

1 tháng 3 2019

-Không được khai thác trắng
Vì: ở nơi có độ dốc lớn hơn 15 độ, rừng phòng hộ khi khai thác trắng có tác hại : làm đất bị xói mòn, rửa trôi, thoái hoá về mùa mưa dòng chảy có khối lượng và tốc độ lớn nên gây lũ lụt
-Đất bị xói mòn khi mưa lớn, gây ra lũ lụt , hạn hán ; đất bị thoái hóa dẫn đến việc trồng lại rừng gặo nhiều khó khăn.

1 tháng 3 2019

ko khai thác được

Câu 1: Tình hình rừng ở nước ta hiện này là:A. Diện tích đang tăngB. Đang bị tàn phá nghiêm trọngC. Diện tích rừng giảm không đáng kểD. Không tăng không giảmCâu2: Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam là:A. Chỉ được khai thác dần C. Chỉ được khai thác trắngB. Chỉ được khai thác chọn D. Cả 3 loại khai thácCâu 3: Rừng cần được bảo vệ vì:A. Là nơi cư trú cho các loài sinh vật, nơi nghiên cứu...
Đọc tiếp

Câu 1: Tình hình rừng ở nước ta hiện này là:

A. Diện tích đang tăng

B. Đang bị tàn phá nghiêm trọng

C. Diện tích rừng giảm không đáng kể

D. Không tăng không giảm

Câu2: Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam là:

A. Chỉ được khai thác dần C. Chỉ được khai thác trắng

B. Chỉ được khai thác chọn D. Cả 3 loại khai thác

Câu 3: Rừng cần được bảo vệ vì:

A. Là nơi cư trú cho các loài sinh vật, nơi nghiên cứu môi trường.

B. Cải biến khí hậu, tạo cân bằng sinh thái, tham gia vào các chu trình sống.

C. Là nguồn tài nguyên quý giá cho đất nước.

D. Cả 3 câu a, b, c.

Câu 4: Mục đích của việc khoanh nuôi phục hồi rừng:

A. Giữ gìn tài nguyên rừng hiện có.

B. Tạo điều kiện phục hồi những rừng bị mất, phát triển thành rừng có sản lượng cao.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, tỉ lệ sống cao.

D. Cả 3 câu a,b,c.

Câu 5. Khai thác rừng có các loại sau:

A. Khai thác trắng và khai thác dần.

B. Khai thác dần và khai thác chọn.

C. Khai thác trắng, khai thác dần và khai thác chọn.

D. Khai thác chọn và khai thác toàn bộ.

Câu 6. Khi tiến hành khai thác rừng thì chúng ta phải:

A. Chọn cây còn non để chặt.

B. Khai thác trắng khu vực trồng rừng.

C. Chặt hết toàn bộ cây gỗ quý hiếm.

D. Phục hồi rừng sau khi khai thác.

Câu 7. Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới là:

A. Khai thác rừng phòng hộ.

B. Khai thác rừng ở nơi đất dốc.

C. Khai thác trắng sau đó trồng lại.

D. Tham gia phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.

Câu 8: Vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế gồm:

A. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm.

C. Sản xuất vắc-xin.

D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Giống vật nuôi quyết định đến

A. năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi .

B.lượng thịt.

C. lượng mỡ.

D.lượng sữa

Câu 10: Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi là:

A. Cung cấp thực phẩm cho ngành sản xuất.

B. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

C. Cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng trong nước.

D. Cung cấp sức kéo và phân bón.

Câu 11: Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau là cách phân loại nào sau đây:

A. Theo mức độ hoàn thiện của giống . B. Theo địa lí.

C. Theo hình thái, ngoại hình. D. Theo hướng sản xuất.

Câu 12: Vật nuôi nào sau đây được phân loại theo đặc điểm ngoại hình?

A. Bò vàng Nghệ An B. Bò lang trắng đen

C. Lợn Đại Bạch D. Lợn Móng Cái

Câu 13: Sự phát triển của vật nuôi có mối liên quan gì với sự sinh trưởng và phát dục?

A. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra cùng một lúc.

B. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, không liên quan gì nhau.

C. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 14: Sự phát dục của vật nuôi là:

A. Sự tăng lên về khối lượng các bộ phận của cơ thể.

B. Sự phát triển của hợp tử và hệ tiêu hoá.

C. Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

D. Sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể.

Câu 15: Sự sinh trưởng của vật nuôi là:

A. Sự tăng lên về khối lượng các bộ phận của cơ thể.

B. Sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.

C. Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

D. Sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể.

MN giúp mik nhé mik cảm ơn ak!!!!hihi

2
29 tháng 7 2021

Mình cảm thấy câu hỏi này nên để vào box địa hợp lí hơn ý

29 tháng 7 2021

1A

2D

3D

4D

5C

6D

7D

8D

9A

10B

11A

12B

13C

14D

15B

TK :

* Tình hình sau khai thác trắng là :

- Rừng không thể cải tạo được

- Cảnh quan và hệ sinh thái biến mất

- Mất cân bằng tự nhiên.

16 tháng 5 2021

Sau khi khai thác trắng thì :
-Rừng khó có khả  năng hồi phục và cải tạo.
-Các động thực vật rừng sẽ biến mất.
-Khí hậu sẽ dần dần biến đổi từ một địa phương đến toàn cầu.

 

9 tháng 3 2021
Tình hình sau khi khai thácBiện pháp phục hồi
- Cây gieo trồng, cây con tái sinh còn nhiều.
- Đất vẫn được tán rừng che phủ.
- Rừng có khả năng tự phục hồi.
Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để tự phục hồi.

tình hình sau khi khai thác dần

 khai thác dần là chặt toàn bộ cây trong 3-4 lần trong khoảng từ 5-10 năm . hậu quả sau khi khai thác dần là khiến cho các nhà dân sống dưới chân núi sẽ bị ảnh hưởng lớn do bị sạt lở đất và lũ lụt . hậu quả gây ra rất nghiêm trọng. 

 biện pháp phục hồi : tái sinh tự nhiên , trồng  rừng

hậu quả của viecj khai thác chọn

 khai thác chọn là khai thác những cây già yếu , sâu bệnh không còn sức sống nên , không bị ảnh hưởng tới các dân cư dưới chân núi . 

 biện pháp phục hời : tái sinh tự nhiên

18 tháng 3 2022
I. Vai trò của rừng và trồng rừng

Bảo vệ và cải tạo môi trường, điều hoà CO2 và O2, làm sạch không khí

Phòng hộ, chắn gió, chắn cát, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, lũ lụt

Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu.

Cung cấp nguyên liệu để sản xuất, làm đồ gia dụng …

Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.

Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng

II. Nhiệm vụ trồng rừng ở n­ước ta1. Tình hình rừng hiện nay

Mức độ rừng bị tàn phá từ năm 1943 đến 1995

Rừng Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng.

Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm

Diện tích đồi trọc còn quá lớn so với diện tích có thể trồng rừng, do đó độ che phủ của rừng giảm

Tác hại của sự phá rừng:

Sạt lở, xói mòn đất

Lũ lụt

Ô nhiễm không khí

Hạn hán

2. Nhiệm vụ của trồng rừng

Trồng rừng thường xuyên phủ xanh 19,8 ha đất lâm nghiệp:

Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên liệu.

Trồng rừng phòng hộ: Đầu nguồn, ven biển

Trồng rừng đặc dụng: Vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu khoa học, văn hoá, lịch sử, du lịch

Bài tập minh họaBài 1:

Em cho biết rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội ? 

Hướng dẫn giải

Làm sạch môi trường không khí.

Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …).

Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …

Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.

Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng.

Bài 2:

Em hãy cho biết nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới là gì?  

Hướng dẫn giải

Trồng rừng để phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.

Trồng rừng sản suất.

Trồng rừng phòng hộ.

Trồng rừng đặc dụng.

18 tháng 3 2022

Mai mốt cho thêm Thao khảo nhé

6 tháng 4 2019

Em cho biết rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội ?

Trả lời:

- Làm sạch môi trường không khí.

- Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …).

- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …

- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.

- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng.

Nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới:
Phủ xanh đồi trọc
Khôi phục lại rừng
Trồng thêm rừng.