K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2016

Đồng phục học sinh ngày nay đa số đều được thiết kế với kiểu dáng năng động,hiện đại, cũng rất dễ thương nên nhận được sự yêu thích của nhiều học sinh. Thậm chí, có những trường có đồng phục đẹp đến mức trở thành động lực để nhiều bạn thi vào trường đó.
Bên cạnh đó, đồng phục học sinh còn là cách tạo nên sự bình đẳng trong môi trường học đường. Khi tất cả mọi học sinh đều mặc một mẫu trang phục giống nhau đến trường sẽ giúp học sinh dễ dàng hòa nhập trong môi trường học đường hơn. Tránh được tình trạng phân biệt giàu nghèo trong môi trường học đường khiến các em có hoàn cảnh khó khăn trở nên tự ti, e dè trước các bạn học có điều kiện khá giả.

Ngoài ra, đồng phục học sinh của mỗi trường còn là cách để trường thể hiện phong cách riêng. Với một số trường có điều kiện tùy theo từng mùa sẽ có nhựng mẫu đồng phục khác nhau nhằm giúp học sinh bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bên cạnh đó, với nhiều trường việc quy định mặc đồng phục khi đi học sẽ giúp các em có một vẻ ngoài lịch sự, đồng bộ và đúng với tác phong mà một học sinh cần có. Đồng thời, đây cũng là cách để tránh việc các em học sinh ăn mặc lòe loẹt, sặc sỡ, không phù hợp với môi trường học đường. Không chỉ thế, những bộ đồng phục học sinh còn là một công cụ giúp nhà trường quản lý học sinh tốt hơn.

Bài này mk từng làm rùi, chỗ nào sai sót mong bn bỏ qua nha!

24 tháng 10 2016

uk cảm ơn nhiều lắm nha

CHÚC BẠN MỘT NGÀY TỐT LÀNH ok

Trong cuộc sống hiên đại như bây giờ, việc bạo lực học đường là quá quen thuộc với con người sống ở sài thành và một số nơi khác nữa. Và những thói quen xấu của những bạn từ 13 tuổi trở lên đã bắt đầu với những thứ ví dụ như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Ngoài ra còn đánh bạn và dọa nếu không đưa tiền hoặc nhắc bài thì...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống hiên đại như bây giờ, việc bạo lực học đường là quá quen thuộc với con người sống ở sài thành và một số nơi khác nữa. Và những thói quen xấu của những bạn từ 13 tuổi trở lên đã bắt đầu với những thứ ví dụ như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Ngoài ra còn đánh bạn và dọa nếu không đưa tiền hoặc nhắc bài thì sẽ mách bố mẹ hoặc sẽ đánh người ấy.

Trước khi tìm hiểu rõ về vấn đề này thì hãy đặt ra rằng “ bạo lực học đường là gì?” Đó là hiện tượng học sinh dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân với cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh với nhau. Diễn ra trong hoặc ngoài nhà trường, đánh nhau thường có hung khí. Ví dụ như trường mình mấy ngày đánh nhau do không đưa tiền và không nhắc bài. Và sau đó học sinh chửi thầy cô giáo, đây là học sinh sài thành. Đó là vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Phụ huynh nào cũng phải cẩn thận để con mình có thể vào một ngôi trường tốt không bạo lực. Có rất là nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: Do sự thiếu giáo dục từ phía gia đình. Do sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi. Ngoài ra, bạo lực học đường còn là do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game bạo lực; nên dẫn đến những hành xử thiếu tính người. Vậy nên người lớn cần phải sát sao bên những cô cậu từ 13 tuổi trở nên những lứa tuổi đó rất dễ bị nhiễm và các hành vi bạo lực dẫn đến những sự cố không tốt cho con mình mà còn ảnh hưởng tới tương lai sau này. Hãy quan tâm tới con mình vì trong tuổi đó dễ bị lây từ chuyện của bố mẹ mà khiến những đứa con vô tội ấy trở nên khác .

Từ đó mọi người hãy rút ra kinh nhiệm cho mình nhé! Cần quan tâm, dạy dỗ về đạo đức làm người nên tham gia vào những hoạt động lành mạnh chỉ có vậy mới khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn thôi. Vì một thế giới không bạo lực học đường hay nói “ Không ” với bạo lực học đường nhé!!

GỬI TRẦN NGHIÊN HY

16
3 tháng 8 2016

ok mk thấy r nha tks bn nhìu lắm yeu

3 tháng 8 2016

tks bn nhé

3 tháng 8 2021
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Ý thức của người dân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên. Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Mọi người đọc thông tin này nhé :Trong thời gian vừa qua, OLM đã hỗ trợ được rất nhiều các thầy cô giáo và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh của mình. Chúng tôi nhận được sự động viên, khích lệ, cảm ơn từ các thầy cô mọi miền đất nước. Chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi liên quan đến việc giao bài cho học sinh, theo dõi quá...
Đọc tiếp

Mọi người đọc thông tin này nhé :

Trong thời gian vừa qua, OLM đã hỗ trợ được rất nhiều các thầy cô giáo và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh của mình. Chúng tôi nhận được sự động viên, khích lệ, cảm ơn từ các thầy cô mọi miền đất nước. Chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi liên quan đến việc giao bài cho học sinh, theo dõi quá trình học ở nhà của các con, giao bài các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân, Tin học, Công nghệ, v.v.  Sau đây là các câu hỏi mà được nhiều thầy cô quan tâm nhất.

------

Câu 1: Tôi muốn có tài khoản giáo viên để tạo lớp học, để quản lý và giao bài cho học sinh thì làm thế nào?

Trả lời: Để có tài khoản giáo viên, Quý thầy cô cần đăng kí một tài khoản trên trang OLM. Sau khi đã có tài khoản, Quý thầy cô điền số điện thoại vào form đăng kí trong đường link dưới đây để nâng cấp lên tài khoản giáo viên.

   https://olm.vn/dk-giao-vien

   

Sau khi có tài khoản giáo viên, Quý thầy cô tạo lớp học, tạo các tài khoản học sinh, giao bài theo hướng dẫn ở đường link sau (phần hướng dẫn cho giáo viên):

       https://olm.vn/chu-de/tao-va-quan-ly-lop-hoc-1824/

------

Câu 2:  Trên OLM chỉ có nội dung các môn Toán, Ngữ Văn - Tiếng Việt, Tiếng Anh. Vậy đối với các môn khác thì lấy học liệu ở đâu để giao bài cho học sinh?

Trả lời:  Trên OLM đã có sẵn các nội dung các môn Toán, Tiếng Việt - Ngữ Văn, Tiếng Anh. Các thầy cô có thể sử dụng các nội dung này giao cho các con làm. Tuy nhiên, nếu không muốn sử dụng học liệu có sẵn trên OLM, hoặc đối với các thầy cô dạy môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, v.v. thì Quý thầy cô có thể tự tạo học liệu của mình, sau đó giao bài cho các con. Học liệu có thể là bài tập trắc nghiệm và tự luận, đề kiểm tra, video, pdf. Các thầy cô chú ý nếu giao bài tập trắc nghiệm hoặc đề kiểm tra trắc nghiệm, máy sẽ chấm tự động cho các thầy cô. Dưới đây video hướng dẫn các thầy cô tự tạo học liệu của riêng mình và giao bài cho học sinh.

    

------

Câu 3Tôi muốn sử dụng OLM cho tất cả các lớp học của trường thì làm thế nào?

Trả lời: Việc dạy và học kết hợp giữa phương thức truyền thống với phương thức trực tuyến đã được khẳng định đem lại hiệu quả rõ rệt. Rất nhiều trường đang tổ chức cho học sinh học trực tuyến trên OLM dưới sự quản lý và giám sát của giáo viên, của ban giám hiệu và phụ huynh. Để đảm bảo uy tín và thương hiệu của các trường, OLM cần kiểm soát nghiêm ngặt việc tạo tài khoản quản trị trường. Các trường phổ thông xin liên hệ trực tiếp số điện thoại/zalo 0915343532 để được hỗ trợ.

Dưới đây là video giới thiệu các chức năng tổng thể liên quan đến giáo viên, nhà trường:

 

------

Ban Quản trị OLM - Trung tâm Khoa học Tính toán

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.  

------

Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng OLM

1
7 tháng 9 2023

????????????????///

 

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

28 tháng 3 2022

then kiu

hãy tưởng tượng em là một bức tường bị vẽ bậy, em hãy viết đoạn thân bài và kết bài đầy đủ các ý sau:Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tin tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường.- Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường học- Tình cảm,...
Đọc tiếp

hãy tưởng tượng em là một bức tường bị vẽ bậy, em hãy viết đoạn thân bài và kết bài đầy đủ các ý sau:

Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tin tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường

.- Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường học

- Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với học sinh

- Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo hình thù quái dị

.• Kết bài: - Ước mơ của bức tường

- Lời nhắc nhở các bạn học sinh.

* Liên hệ thực tế của học sinh và rút ra được bài học cho bản thân

-ai giúp mình câu này mình tick điểm ngay và luôn .

giúp tớ nhévui.Thanks............................................................... nhiều

 

5
30 tháng 11 2016

bạn đồi hỏi cao quá

leu

27 tháng 11 2016

k cần đoạn mở bài nhé các bạnvui

 Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu...
Đọc tiếp

 

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.
Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười : “Chuyến đi như thế nào hả con ?”
– Thật tuyệt vời bố ạ !
– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !
– Ô, vâng.
– Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?

Đứa bé không ngần ngại:

- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tượng bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau…
Đến đây người cha không nói gì cả.

“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…” – cậu bé nói thêm.
Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những thứ gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.

2
7 tháng 11 2016

Bai van rat hay!haha

28 tháng 4 2020

Âu shịt bét bài văn

mấy bạn ơi cho tui hỏi ik, cái bài văn này được chưa, tui làm văn dở lắm nên các bạn cứ nhạn xét thoải mái giúp tui nhá! Thanks các bạn!Bài văn đây...     Ngày thứ năm hôm đó, em thức dậy rất sớm và chuẩn bị đồ đến trường dự buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở ngôi trường mới của mình-Trường Trung học Cơ sở  Lê Ngọc Hân.     Vừa đến cổng, em vội vàng chào mẹ và chạy...
Đọc tiếp

mấy bạn ơi cho tui hỏi ik, cái bài văn này được chưa, tui làm văn dở lắm nên các bạn cứ nhạn xét thoải mái giúp tui nhá! Thanks các bạn!

Bài văn đây...

     Ngày thứ năm hôm đó, em thức dậy rất sớm và chuẩn bị đồ đến trường dự buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở ngôi trường mới của mình-Trường Trung học Cơ sở  

Lê Ngọc Hân.

     Vừa đến cổng, em vội vàng chào mẹ và chạy thẳng vào trong sân trường. Lúc này thì ở trường mới chỉ có chừng chục bạn. Em đi qua căn tin mua nước, bánh và ngồi đợi, càng đợi thì sân trường càng đông. Và buổi lễ cũng đã được bắt đầu, các quý đại biểu trang trọng bước ra trong sự nồng nhiệt đón tiếp của giáo viên và học sinh toàn trường. Sau khi các vị đại biểu đã vào chỗ ngồi ngay ngắn thì nhạc tưng bừng nổi lên, mấy bạn học sinh khối sáu đi diễu hành quanh sân trường. Nhìn những gương mặt tươi cười rạng rỡ của các bạn ấy cũng khiến cho em vui theo. Thầy Phong giới thiệu từng tên lớp và từng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Các anh chị ngồi ở dưới thì vỗ tay trong tâm trạng rất vui vẻ. Tất cả những lớp khối sáu về chỗ ngồi. Mấy thầy khiêng cây đàn pi-a-nô lên sân khấu, giới thiệu bạn Hy Lạp lớp sáu mười hai biểu diễn bài hát Vui Đến Trường. Bạn ấy đánh rất hay và gương mặt thì lúc nào cũng cười tươi rõ nét. Đánh xong, Hy Lạp cúi đầu chào mọi người và dẹp đàn, sau đó là tiếng la hét, vỗ tay khen ngợi của cả trường. Thầy tổng phụ trách bước lên sân khấu, nói: “Và tiếp theo sau đây là nghi lễ chào cờ, kính mời quý đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh thân mến đứng lên làm nghi lễ chào cờ. Tất cả, Nghiêm”. Bài Quốc Ca nổi lên, quý đại biểu cùng các bạn học sinh và giáo viên toàn trường trong tư thế trang nghiêm hát Quốc Ca. Tiếng hát cất lên đều và thanh, nghe rất hay. Sau đó, thầy giới thiệu tên của các vị đại biểu mà chúng em vừa đón tiếp khi nảy rồi mời Phó Chủ tịch Phường 7 lên đọc thư chúc mừng của Chủ tịch nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giọng đọc của ông trong trẻo và dễ nghe nên khi đọc xong, ông nhận được một tràn vỗ tay rất lớn đến từ các bạn học sinh. Phó Chủ tịch Phường 7 chào mọi người rồi bước về, thầy Hiệu trưởng Lê Mạnh Cường bước lên phát biểu. Thầy sinh hoạt và nói về nội quy nhà trường. Sau khi nói xong thầy, thầy cầm cái dùi và đánh thật mạnh vào mặt trống ba hồi trống. Tiếng trống là tiếng báo hiệu năm học mới đã bắt đầu. Âm thanh “Tùng…tùng…tùng…” ngày càng nhỏ dần rồi và cuối cùng là dứt hẳn. Đánh trống xong, thầy hiểu trường cảm ơn và chào mọi người rồi về chỗ ngồi. Thầy tổng phụ trách lên mời đại diện giáo viên lên phát biểu. Cô nói về cách dạy của mình và cách học của học sinh, sau đó thì cô mời chị Liên đội Trưởng của trường- đại diện học sinh lên sân khấu sinh hoạt. Chị ấy trang nghiêm bước lên giới thiệu họ tên, lớp và sinh hoạt rằng các bạn hãy cố gắng chăm ngoan, học tập thật tốt và đừng bao giờ lười biếng. Giọng của chị ngọt ngào, rõ ràng và cực kỳ diễn cảm. Chị chào mọi người và bước về. Cả trường vỗ tay khen ngợi cho cô và chị ấy vì hai người đều nói rất hay.Thầy tổng phụ trách cầm một xấp giấy khen, học bổng và mời cô hiệu phó bước lên phát quà cho các bạn học sinh nghèo, vượt khó học tốt. Gương mặt của các bạn nhận học bổng vừa vui vừa mừng. Tiếp theo là đến phần phát thưởng cuộc thi Vẽ tranh với chủ đề “Mỹ Tho-Thành phố tôi yêu”. Các bạn học sinh được nhận giải gật đầu cảm ơn cô hiệu phó, sau đó là tiếng vỗ khen ngợi. Tiết mục văn nghệ cuối cùng và hay nhất chính là múa lân. Vì đây là tiết mục do mấy anh trong đoàn múa lân chuyên nghiệp biểu diễn chứ không phải mấy bạn trong trường. Tiếng trống “Bùm…bùm…chát…” được đánh nghe rất quyết liệt. Ông Địa cầm quạt ra và đi xung quanh mấy con lân, bọn nó ngày càng nhảy cao lên rồi thấp xuống nhìn rất đẹp và thú vị, nhưng rồi cũng hết. Thầy tổng phụ trách bước lên và nói: “Buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở trường Trung học Cơ sở Lê Ngọc Hân đến đây là kết thúc,  các em học sinh hãy dẹp ghế vào nhà kho, mời các thầy cô và quý vị đại biểu ra về”.Buổi lễ kết thúc rồi, các bạn và anh chị ùa ra trong không khí náo nhiệt của cả trường. Còn những thầy cô và đại biểu thì ở lại chụp hình lưu niệm.

     Buổi lễ khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới thật vui. Em rất thích đi dự lễ khai giảng vì nó rất sôi động và náo nhiệt.

 

3
22 tháng 10 2019

Cho mình đề bài bạn nhé nếu đây là văn kể thì ok hay!

nếu là miêu tả thì 100% là mất toàn bộ số điểm

:))

10 tháng 6 2021

mình ko bít là viieets kiểu gì

6 tháng 10 2017

Đáp án B

20 tháng 5 2021

B