K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ VĐL và thời nho học suy tàn

TB:

Phân tích các cụm từ: 

''vắng, buồn, không thắm, sầu, không ai hay, rơi, bay, không thấy, năm cũ'' 

Các tính từ được tác giả sử dụng để tái hiện sự suy tàn của thời nho học, ông đồ già vẫn ngồi trên góc phố đó nhưng người thuê viết ngày một thưa vắng, câu hỏi nghi vấn ''Người thuê viết nay đâu?'' là câu hỏi tự vấn, cho thấy sự bồi hồi nhớ đến những người từng thuê viết. Hình ảnh ''giấy đỏ'', ''mực'' được tác giả nhân hóa, ẩn dụ cho nỗi buồn của người nghệ sĩ. ''Lá vàng'', ''mưa bụi'' càng thêm tô đậm nỗi cô đơn của ông đồ. Và (Phép nối) phải chăng cuộc sống ngày một thay đổi, những giá trị truyền thống ngày càng bị mai một? 

Tác giả sử dụng nhiều tính từ buồn trái ngược với những khổ thơ đầu để nói về sự tan rã của nho học và nỗi buồn của ông đồ

KB: Bày tỏ tình cảm của em với ông đồ

Câu MRTP là gì em?

_mingnguyet.hoc24_

22 tháng 3 2022

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Nếu cảnh ra đi đã mang một khí thế, một vẻ đẹp đặc biệt thì khi trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, được dân làng “tấp nập” đón tiếp. Ôi! (Câu cảm thán) Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài không những luôn phải phơi mình dưới nắng,luôn phải ngâm mình trong nước biển mà cònluôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. Con thuyền gắn bó chặt chẽ với người đi biển. Nó cũng được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Nhà thơ như muốn thốt lên : " Ôi ! Cảnh quê mình đẹp quá!" Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về đúng là 1 đoạn thơ tuyệt hảo mang đầy những hình ảnh tươi đẹp và xúc cảm mãnh liệt in mãi trong tâm trí nhà thơ Tế Hanh. 

19 tháng 3 2022

Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài “ Ngắm trăng”, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán (gạch chân) đây ạ ai giúp em với ạ

 

1 tháng 5 2021

Giúp mk câu nầy vs mn ơi

11 tháng 3 2021

Tham khảo:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

11 tháng 3 2021

bạn tham khảo nha
Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi.Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài.Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy.Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao... tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút... Chao ôi! Đẹp đẽ quá! Rạo rực quá! Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế....Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm, các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cánh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.

thán từ: Chao ôi!

trường từ vựng:hoa phượng nở,hoa gạo đỏ