K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7 2016

 - Dòng sông La được tác giả so sánh với ánh mắt. Có thể so sánh như vậy, bởi vì nước sông trong veo, sóng gợn long lanh. Tre xanh tốt viền hai bờ sông như hai hàng mi mươn mướt. 
- Bài thơ " Bè xuôi sông La" rất hay, nhưng chỉ có mấy dòng bạn ghi làm sao cảm nhận được vẻ đẹp của sông La ? 
Tôi nói chung cả bài nhá ! 
Bài thơ nói về một con sông : sông La ( chảy qua tỉnh Hà Tĩnh, là một nhánh của sông Lam - thuộc tỉnh Nghệ An ). Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt, trên sông La, bè vẫn chở về xuôi nhiều gỗ quý. Cuộc sống của nhân dân hai bờ sông vẫn có những nét tươi vui. 
Buổi chiều trên sông gió nhẹ, sóng êm, bè trôi lặng lẽ, uốn lượn theo chiều dòng chảy, phần nổi của thân các cây gỗ ướt màu đen, trông tựa như lưng bầy trâu bơi lừ đừ trong nước lặng.

Mình vạch ý cho bạn rồi tự bạn ghép thành đoạn văn nhé

8 tháng 7 2016

 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La. Nhà thơ đã nhân hoá sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi một con người. "Sông La ơi, sông La/ Trong veo như ánh mắt". Cách so sánh dòng sông La "trong veo như ánh mắt" làm cho em thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm yêu thương. Những hàng tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hoá thành "Bờ tre xanh im mát/Mươn mướt đôi hàng mi". Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái. Đọc đoạn thơ em càng yêu mến và tự hào về thiên nhiên đất nước tươi đẹp.

25 tháng 1 2018

"Bè xuôi sông La" là một bài thơ hay. Giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến thiết tha. Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ rất đẹp, gợi lên vẻ đẹp mặn mà đáng yêu của dòng sông La và những bè gỗ quý xuôi dòng. Ý tưởng bài thơ sâu sắc, nó đem đến cho người đọc một niềm tin ngời sáng.

 mog bn tk cho mk nha

25 tháng 1 2018

Em đang ngồi trên một chiếc bè mảng trôi giữa dòng sông La lịch sử Xung quanh em, tấp nập thuyền bè xuôi ngược. Những chiếc bè lớn được ghép từ nhiều phiến gỗ, trên đó chở biết bao loại gỗ quý: táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa,... Bao nhiêu loài gỗ bấy lâu em chỉ đọc trong sách bây giờ được nhìn tận mắt, thật thú vị. Các khúc gỗ đều được pha từ các thân cây cổ thụ nên khá lớn, thịt gỗ rất rắn, mỗi loài lại mang một màu đặc trưng: màu vàng ươm, màu trắng sữa, riêng gỗ lim thì đen bóng khiến ta ngỡ là đồng đen. Các thuyền lớn thì chở nhiều loại lâm sản khác của rừng: những buồng cau lớn, những loại thảo dược như thảo quả, đinh hương,... Điều thú vị nhất là giữa dòng chảy hơi dốc của sông La còn xuất hiện nhiều thân gỗ được thả trôi. Bác lái bè giải thích rằng đó lả những thân gỗ được hạ từ mé thượng nguồn của dòng sông rồi được thả trôi về phía hạ nguồn. Mỗi thân gỗ lại có kí hiệu riêng của chủ nên không lo bị lạc. Quả thực, quan sát kĩ em thấy trên mỗi thân gỗ đều được khắc những tên riêng.
 
Chiếc bè cứ êm đềm trôi đi, biết bao bè gỗ, thuyền câu đã trôi qua trước mắt em. Gương mặt những người lái bè, lái thuyền ai cũng hăm hở, tươi tắn; Họ đều tay đẩy mái chèo khua nước, thỉnh thoảng lại dừng tay lái khẽ lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên mặt. Giữa dòng sông La này, muốn nói chuyện phải hét lên thật to để thắng được khoảng cách và tiếng rì rào của nước. Bởi thế, thỉnh thoảng lại bất chợt vang lên tiếng hú chào nhau của các bác lái. Tiếng cười giòn giã sau đó theo mặt nước mà lan ra khắp không gian. Càng đi, càng thấy trong không khí có một mùi hương gì ngọt mát, đó phải chăng là hương cây, hương nước sông La?
 
Ngồi bè trôi trên sông La còn có một cảm giác thú vị nữa là được ngắm dòng nước trong veo cùng những hàng cây rợp bóng hai bên bờ. Nước sông La chẳng những mát lành mà còn vô cùng trong trẻo. Ngồi trên bè, khẽ nghiêng mình xuống, em có thể thấy gương mặt mình in rất rõ trên mặt nước. Trên bờ sông, hai rặng tre mươn mướt bốn mùa, có lẽ đã mấy chục năm nay tre nghiêng nghiêng soi bóng xuống dòng sông. Thỉnh thoảng, dưới khóm tre lại có chú trâu nằm nhởn nhơ nhai lại có. Các chú bình thản nhìn thuyền bè qua lại trên sông như một cảnh tượng quen thuộc. Sông La như ánh mắt trẻ thơ trong vắt mà những hàng tre là những hàng mi cong vút đáng yêu...
 
Bè cứ trôi, nước sông La cứ êm đềm tuôn chảy. Và dẫu đã tỉnh cơn mơ em vẫn mong một ngày được đến với sông La để ngắm những cảnh tượng đầy hấp dẫn nơi này.

phân tích tác dụng của phép tu từ so sánh và cảm nhận đoạn thơ sau:   'Sông La ơi sông La                                                                                        Trong veo như ánh mắt                                                                                Bờ tre xanh im mát                                                                                        Mươn mướt đôi hàng mi                                                                   ...
Đọc tiếp

phân tích tác dụng của phép tu từ so sánh và cảm nhận đoạn thơ sau:

  'Sông La ơi sông La                                                                                        Trong veo như ánh mắt                                                                                Bờ tre xanh im mát                                                                                        Mươn mướt đôi hàng mi                                                                              Bè đi chiều thầm thì                                                                                      Gỗ lượn đàn thông thả                                                                                  Như đàn trâu lim dim                                                                                    Đắm mình trong yên ả

                                               ( Bè xuôi sông La - Vũ Duy Thông)

trả lời gấp giúp mình với

 

3
4 tháng 10 2023

là miêu tả sai thì thôi

 

4 tháng 10 2023

trả lời hộ mik với

 

6 tháng 5 2017

so sánh .nhân hóa

6 tháng 4 2020

bạn nào giải nhanh mình tk cho

27 tháng 3 2020
từ đc so sánhtừ dùng để so sánhtừ so sánh
Quê hươngchùm khế ngọt
Quê hươngđường đi học
Trong veonhưnước mắt
Qủa dừa-đàn lợn con nằm trên cao
Tàu dừa -chiếc lược chải vào chân mây
Anh emnhưthể chân tay
Mắt hiền sángtựa vì sao
   
   
24 tháng 5 2022

ko bt

 

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...” (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2:

a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ). 

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 4 2019

a. Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp mềm mại, xanh mướt của sông La. Đó không chỉ là dòng sông "trong veo" như ánh mắt, hiền hòa, có thể nhìn thấy cả đáy mà cảnh quan hai bên bờ sông xanh mướt, được tác giả nhân hóa, mềm mại như đôi hàng mi người con gái đẹp. Phép so sánh và nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp trong trẻo, có hồn của dòng sông La.

9 tháng 11 2022

s