K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2020

Bố cục truyện cười "Lợn cưới áo mới"

Phần 1: từ đầu...tức lắm. (Giới thiệu nhân vật Anh áo mới)

Phần 2: Còn lại (Cuộc ganh đua khoe của hai nhân vật)

Ý nghĩa: Phê phán, chế giễu thói khoe của. Nên khiêm tốn, không nên khoe khoang, hợm của

8 tháng 9 2016

Nothing

Như thế nào cũng được mà.

hehe

8 tháng 9 2016

Không có sao đâu ! Mình sẽ cố gắng giúp bạn.

15 tháng 8 2019

Thảo quả là đặc sản của núi rừng Tây Bắc, là một trong những dược liệu, hương liệu quý giá.Trong bài văn này, tác giả chỉ nói đến hương thơm hoa trái, sức sống và vẻ đẹp của thảo quả rừng Đản Khao, Lào Cai.Thảo quả khi đã vào mùa, thì ngọn gió tây “lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi...”. Lúc ấy, những thôn xóm Chin San được ướp trong hương thảo quả “ngọt lựng, thơm nồng”. Cả một không gian đất trời, núi rừng đều nồng nàn hương thảo quả: "Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”. Một cách viết tài hoa. Câu văn rất ngắn. Như nhún nhảy, điệu đà. Chữ “thơm” được điệp lại nhiều lần.Hương thảo quả không chỉ ban phát cho thiên nhiên, cho gió, cho cây cỏ, cho đất trời mà còn là tặng phẩm cho những con người đã chịu thương chịu khó gieo trồng nên cây thảo quả: “Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn”.Khi thảo quả trên rừng Đản Khao “đã chín nục” thì hương vị nó đến mê say ngây ngất kì lạ đến như thế. Phải chăng tác giả đã từng sống nhiều năm nơi núi rừng Đản Khao nên mới viết thật hay, thật say sưa về hương trái thảo quả như vậy ! Khi thảo quả chín rừng xanh được đánh thức đỏ rực lên tuyệt đẹp: “Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng”. Hình ảnh ngọn lửa trong đoạn vẫn tả trái thảo quả chín rất hay và sáng tạo. Câu kết sáng bừng ngọn lửa ấy:“Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo qua như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt”.Trong chúng ta đã mấy ai được ngắm nhìn rừng thảo quả trong mùa xuân, rừng thảo quả vào mùa ? Đọc bài văn, tả cảm thấy núi rừng Tây Bắc giàu đẹp mà thảo quả là một đặc sản quý. Ta càng hiểu hơn câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới.

Ta có thể thấy được hương thơm của loại quả này được tác giả trân trọng. Bằng cách sử dụng điêu luyện biện pháp lặp từ, sự nhấn mạnh về câu chữ làm nổi bật. Chỉ trong một đoạn văn ngắn, từ “ thơm” được lặp rất nhiều lần, nhưng là các trạng thái khác nhau tùy vào trường hợp muốn nêu bật hương thơm thanh mát, như niềm vui của người đi rừng, ẩn vào cùng với hương thơm đất trời, gió còn tác động đưa mùi hương lan tỏa lan rộng để chúng thơm mãi với thời gian. Thảo quả còn được tả là một loại cây phát triển rất nhanh từ bắt đầu với sự sống là những mầm sống hạt, rất nhiều cụm từ về sự trôi chảy của thời gian được tác giả sử dụng cùng với sự trưởng thành tạo quả của cây. Sản phẩm của cây là một loại quả rừng rất quý. Điểm đặc biệt của cây thảo quả là chỉ phát triển bình thường và cho ra quả nếu được trồng dưới những tán cây lớn trong rừng nguyên sinh. Loại quả này có màu đỏ rất ấn tượng mọc san sát nhau và chín thành từng chùm đỏ chót dưới gốc nhìn rất đẹp như là màu nắng hay màu lửa. Cả rừng bỗng như ấm hơn khi bới gốc thu hoạch những nương thảo quả đến vụ. Quả xinh chúm chím được tác giả ví như những ngọn lửa đỏ hồng. Loại quả này ăn vừa ngon miệng, từ lâu lại được sử dụng như một loại vị thuốc chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giúp chữa nhiều bệnh và có giá trị, phong phú thêm nguồn dược liệu quý của Việt Nam. Có lẽ vì vậy, cây rừng tự nhiên trong những nương thảo quả luôn được người dân tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt từ đời này sang đời khác.

Thư gửi những người lớn!

Giáo dục là chìa khóa xây dựng nên một quốc gia lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay lại có nhiều người ở nhiều quốc gia trên thế giới không biết đọc, biết viết. Điều này trở thành một thách thức đối với sự phát triển của đất nước.

Thất học cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các tệ nạn trong xã hội, bằng chứng là ở đó, các thành phần tội phạm nhiều hơn và các vấn đề về sức khỏe thì liên tục tăng vì thiếu hiểu biết.

 

Hiện nay, theo ước tính, có khoảng 40 triệu trẻ em trên toàn thế giới không được tới trường, nhất là trẻ em gái. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia châu Phi cận Sahara, nơi bùng nổ dân số và thống kê được khoảng gần 20 triệu trẻ em không được đi học.

Tại các quốc gia này, hầu hết trẻ em sẽ không bao giờ được tiếp cận với việc học tập, trong khi có những em không thể hoàn thành bậc học mà phải nghỉ giữa chừng. Hơn một phần ba trẻ em bắt đầu đi học trong năm 2012 ở khu vực này sẽ bỏ học trước khi đến năm cuối cấp tiểu học.

Đó là chưa kể, rất đông trẻ em Syria hiện đang sống trong những trại tị nạn nghèo nàn gần biên giới đất nước láng giềng Jordan, nơi đã có tới gần 640.000 người Syria tìm tới cư trú. Trẻ em sống trong những trại tị nạn này có cuộc sống rất chật vật. Các em thường không may mắn được tới những lớp học dã chiến.

Thử hỏi, không có tri thức thì làm sao quốc gia mới phát triển, quốc gia kém phát triển thì thế giới của chúng ta cũng chẳng thể nào có được những bước nhảy vọt.

Tôi rất mong, với những cảnh báo của mình, mỗi chúng ta có những hành động quyết liệt hơn để tất cả trẻ em trên thế giới của chúng ta đều được đến trường, đều được tiếp cận với những tri thức tiên tiến nhất của nhân loại vì một thế giới có những bước phát triển vượt bậc.

Thân ái và chào tạm biệt!

Ký tên:

VIệt

Phạm Phúc Việt

26 tháng 2 2020

mình cũng đang cần nè ko giúp bạn được

Còn gì tuyệt vời hơn

Mỗi sớm mai thức dậy

Trong lòng ta luôn thấy

Người nào đấy nhớ thương

Sẽ là một thiên đường

Khi người thương chờ đợi

Cho lòng vui phơi phới

Khi vừa mới bình minh

Mình sẽ dệt chữ tình

Sáng lung linh êm dịu

Từng ngày đôi tay níu

Ta không thiếu được nhau

Thu về lá thay màu

Góc chiều nào vàng rụng

Bên anh em làm nũng

Anh ơi!..Chúng mình yêu!

17 tháng 3 2019

Từ ngày con thơ bé

Đến bây giờ lớn khôn

Tiếng ru hời khe khẽ

Vẫn thấm đượm trong hồn

Qua những ngày náng cháy

Chân mẹ đã khô càn

Mùa lũ về nước chảy

Mẹ dãi dầu vai xương

Này dáng mẹ thon thon

Này bàn tay nhỏ nhán

Ủa đâu rồi mẹ nhỉ ?

Sao nhiều quá nếp nhan ?

Một đời mẹ trở tran

Lo những ngày con ốm

Mẹ tram bề thấp thỏm

Cho con giấc ngủ lành

Mẹ cát bớt tuổi xanh

Bao nhiêu mẹ cũng đành

Người hanh hao gầy guộc

Con biền biệt trời xa

Mẹ ơi tháng nam qua

Con bây giờ đã lớn

Mười mấy nam xa nhà 

Nhớ mẹ ! Lòng đâu đớn !

Con cứ hẹn xuân về 

Sẽ tham lại vườn quê

Mà bao mùa mai nở

Vẫn riêng mình thỏa thuê.

24 tháng 11 2017

Ngôi trường thân thiện của em 
Ngôi trường thân thiện của em 
Công ơn người thầy dìu dắt sớm hôm. 
Em mến yêu mái trường của em, 
Mái trường của em. 
Tháng ngày em sẽ gắng chăm học hành 
Gắng chăm học hành 
Nghĩa tình thầy cô. 
Lòng em ghi nhớ, 
Ơn cô thầy dạy dỗ chúng em.

24 tháng 11 2017

Ngôi trường thân thiện của em 
Ngôi trường thân thiện của em 
Công ơn người thầy dìu dắt sớm hôm. 
Em mến yêu mái trường của em, 
Mái trường của em. 
Tháng ngày em sẽ gắng chăm học hành 
Gắng chăm học hành 
Nghĩa tình thầy cô. 
Lòng em ghi nhớ, 
Ơn cô thầy dạy dỗ chúng em.

lời 2;

Xuân về trên mọi miền quê,Xuân về trên mọi miền quê bao nhiêu là người nô nức đón xuân.Hoa khắp nơi đón mừng mùa xuân, đón chào mùa xuân.Bao loài hoa quý ngát hương thơm lừng , ngát hương thơm lừng í rằng cầu cho cầu cho cây tốt tươi đón mờng mùa xuân 
 

lời mời của bài đi cây đó bạn

k nha

1 tháng 9 2016

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề 1ễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ỏng mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao — Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấỵ gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.

Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

2 tháng 9 2016

bạn Trân Cao Thanh Triết ơi bạn trả lời chẳng liên quan .Mình cũng muốn hỏi bài này,ai giúp mình với bucminhbucminhbucminh

1- Mở bài: 
Giới thiệu cảnh chợ hoa được tả tại thành phố em. 
2- Thân bài: 
Miêu tả chi tiết cảnh chợ hoa xuân:  
- Không khí, quang cảnh chung của chợ hoa. 
- Cảnh thiên nhiên: nắng, trời, gió… 
- Các loài hoa được trưng bày ra sao ? Đặc điểm riêng của từng loài hoa như thế nào? (màu sắc, hương thơm, dáng cây…) 
- Cảnh người đi xem hoa, chiêm ngưỡng, cảnh mua bán hoa… 
3- Kết bài 
Nêu cảm nghĩ về chợ hoa xuân vừa tả

k nha

8 tháng 2 2018

Tả theo từng góc độ nhé các bn

Tả cảnh trước tết mọi người chuẩn bị ra sao

Trong tết như thế nào

6 tháng 4 2020

Mình gợi ý thui nhé !!! Bạn cố gắng ko dựa vào quá nhiều mà tự sáng tạo cho độc đáo !!!

+)Quanh cảnh :

Trước khi mắc lỗi :trời trong xanh, gió thổi mát dịu,...

Sau khi mắc lỗi: trời đen kịt như vừa kéo rèm, mưa trút xuống,..

+)Tâm trạng:

Trước khi mắc lỗi: vui vẻ, thảnh thơi,..

Sau khi mắc lỗi:Lo sợ, hồi hộp,...

+)Sau khi nhận lỗi: Nhẹ nhõm, trời đẹp trở lại, tự nhủ ko đc làm vậy nữa,...
Mình nghĩ bạn nên miêu tả kĩ thái độ của bố mẹ khi biết mình mắc sai lầm:Tha lỗi, dịu dàng nhắc nhở ,ôm con vào lòng,..

Chăm chỉ luyện tập nhé 😘

7 tháng 4 2020

cảm ơn  bạn