K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2022

Tham khảo:
 

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

 

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

 

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.


Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

 

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

 

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

 

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

 

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

 

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

 

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

 

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

10 tháng 1 2022

Tham Khảo 
     Quãng đời học sinh là quãng thời gian vô cùng tươi đẹp. Đồng hành cùng tuổi học trò là những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước,… Và còn một người bạn không thể thiếu nữa đó chính là cặp sách. Không một học sinh nào đến trường mà có thể thiếu được chiếc cặp sách của mình.

Chiếc cặp sách đầu tiên được ra đời tại nước Mỹ vào năm 1988. Gần như ngay lập tức, chiếc cặp sách đã trở thành vật dụng quen thuộc với người học sinh. Nó không chỉ phổ biến ở Mỹ mà còn lan rộng trên toàn thế giới và được hàng triệu học sinh yêu mến.

Cấu tạo của chiếc cặp sách không hề phức tạp mà ngược lại nó đơn giản nhưng rất đẹp. Ngoài cùng của cặp sách là mặt cặp, có nắp mở, phía trên có quai xách còn phía sau có quai đeo vào lưng. Ở bên trong của cặp người ta chia nó ra thành nhiều ngăn to nhỏ để đựng những món đồ dùng học tập khác như sách vở, bút thước. Sau này, thiết kế của cặp sách có nhiều cải tiến hơn với nhiều mẫu mã khác nhau. Có cặp sách còn được thiết kế thêm ngăn đựng áo mưa, ngăn đựng chai nước.

Tuy đơn giản nhưng việc làm ra một chiếc cặp sách lại khá kì công và đòi hỏi phải có sự chỉn chu trong từng khâu. Các khâu để làm nên một chiếc cặp sách là lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may và ghép nối. Trong các khâu này, khâu lựa chọn chất liệu là vô cùng quan trọng. Có nhiều chất liệu có thể sử dụng để làm nên cặp sách như vải, nhựa, da,… Chính điều này đã làm nên sự đa dạng cho cặp sách. Tùy vào sở thích mà mỗi người học sinh sẽ còn cho mình những chiếc cặp sách có chất liệu khác nhau. Dẫu vậy, dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu đầu tiên đối với một chiếc cặp sách đó là phải chắc chắn. Việc xử lí chất liệu cũng quan trọng để loại bỏ được mùi của chất liệu. Các phần của chiếc cặp thường được ghép lại với nhau bởi máy may cho đến khi tạo ra một chiếc cặp hoàn chỉnh. Hiện tại chiếc cặp sách có nhiều phiên bản khác nhau như ba lô, cặp da, cặp táp. Kích thước của cặp cũng có sự khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Tùy vào từng loại mà giá thành của chúng cũng khác nhau.

Tuổi thọ của một chiếc cặp sách tùy thuộc vào chất lượng của nó cũng như người sử dụng. Nếu giữ gìn và bảo quản tốt thì cặp sách có thể dùng được rất lâu. Muốn vậy, khi dùng cặp sách không nên quăng quật hay ném mạnh. Cũng không nên để cặp sách bị dính nước khi trời mưa. Nơi để cặp cần đủ rộng chứ không nên để ở những nơi quá chật hẹp có thể làm cặp bị chèn ép và biến dạng. Cặp tuy rộng nhưng cũng không nên đựng quá nhiều đồ sẽ làm sức chịu đựng của cặp bị quá tải. Đeo cặp quá nặng cũng không tốt cho người học sinh.

Trong quá trình học tập của người học sinh, chiếc cặp là một vật dụng không thể thiếu. Cho dù nhiều năm sau nữa, chiếc cặp sách vẫn sẽ là người bạn đồng hành của học sinh. Mỗi chúng ta hãy yêu thương và trân trọng chiếc cặp sách của chính mình.

17 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1. 

    “Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ.  Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.

2. 

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.

15 tháng 3 2022

tham khảo 

Nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Ở độ cao 710m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên đỉnh Cấm Sơn, du khách ta có cảm giác một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế… Chính vì độ cao và địa hình như vậy, nên từ lâu Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, thu hút khách du lịch, hành hương nơi đây sẽ đến với những huyền thoại, truyền thuyết đầy vẻ kỳ thú, bí ẩn.

Về tên của ngọn núi, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, lại nhiều thú dữ, không ai dám tới, trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên thiên đình. Vì thế, một quy định bất thành văn của những người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực núi thiêng đó. Một truyền thuyết khác kể lại rằng, ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm.

Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, nhà hàng Kaolin nơi phục vụ các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi. Từ Lâm Viên theo lối mòn lên núi, du khách có thể dừng bước chân lãng du đầm mình trong dòng suối Thanh Long mát rượi, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, vừa để nghỉ dưỡng sức khoẻ. Tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba, du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”. Rẽ phải khoảng chừng 1km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong – đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, vào ngày thời tiết không mưa, nắng đẹp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn ra tận vùng biển Hà Tiên.

Giữa mênh mông, bạt ngàn màu xanh cây trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cấm Sơn hiện hữu, sừng sững đem đến cho du khách một cảm nhận mới, một khúc lãng du êm dịu giữa đồng bằng.

Bạn tham khảo nha: 

Câu 1:

Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy trở thành người có ích cho xã hội, biết vươn phía trước, sống có mục đích, ước mơ và lí tưởng. Ước mơ chính là khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó.Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người. Người sống có ước mơ là những người chăm chỉ làm việc, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang làm. Bên cạnh đó, họ cũng là những người luôn nỗ lực học tập, không bỏ qua bất cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình và biết đặt ra mục tiêu, phấn đấu vì mục tiêu đó. Người có ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân.Ngoài ra, khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được. Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hội, cho đất nước phát triển.

Câu 2: 

I. Mở bài

- Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài Việt Nam.

VD: Trên thế giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

II. Thân Bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

+ Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ

+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc

+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử.

Tiền thân của áo dài Việt Nam là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa.=> áo dài đã có từ rất lâu.

2. Hiện tại

Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

3. Hình dáng

- Cấu tạo

* Áo dài từ cổ xuống đến chân

* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.

* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.

* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.

* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.

* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.

* Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.

* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.

* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, sa tanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.

Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt. Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…

4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế

Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài

5. Tương lai của tà áo dài

III. Kết bài

Cảm nghĩ về tà áo dài, 
16 tháng 12 2016

Các p đừng chép trên mạng xuống

29 tháng 8 2017

1a)

Tôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng Tâm, tôi sẽ như thế nào?

Chúng tôi cùng lớn lên trên công trường thủy điện Sông Đà. Cảnh nhà hai đứa khác nhau. Là con út nên tôi được nuông chiều. Còn Tâm là anh của hai đứa em nhỏ nên vất vả hơn tôi nhiều.

Sáng sớm, khi tôi còn cuộn tròn trong chăn thì Tâm đã thức dậy. Bạn ấy quét nhà, cho gà ăn rồi cùng bố tưới rau. Bao nhiêu là việc, thế mà Tâm chưa bao giờ đi học muộn. Còn tôi, nhiều hôm nghe Tâm gọi đi học là vơ vội cặp sách rồi chạy theo, không kịp ăn sáng.

Bận như thế mà Tâm vẫn học giỏi hơn tôi. Từ khi cùng học với nhau, năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi, còn tôi cố gắng lắm cũng chỉ được loại khá. Đấy là tối nào hai đứa cũng học bài với nhau, nếu không, tôi chẳng được thế đâu. Nhiều tiết Toán, thầy giảng tôi chẳng hiểu gì cả vì cứ mải nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ. Tâm kiên nhẫn giải thích cho tới lúc tôi thật hiểu lí thuyết và biết vận dụng vào làm bài tập mới thôi. Nhìn Tâm say sưa nói, tôi nghĩ lớn lên bạn ấy làm nghề dạy học là hợp nhất.

Môn Văn, Tâm cũng giỏi hơn tôi. Mỗi lần làm bài ở lớp, Tâm đọc đề rất kĩ, làm dàn bài cẩn thận rồi mới cắm cúi viết. Còn tôi cứ loay hoay mãi. Tôi có để ý quan sát với suy nghĩ, nhận xét gì đâu cơ chứ! Cùng đi theo xe của bố Tâm lên đập chơi, tôi chỉ thích chạy lăng quăng đây đó rồi lấy đá ném thia lia xuống mặt nước. Tôi chẳng biết Tâm nhìn gì, nghĩ gì. Chỉ đến khi làm bài thi cuối học kì tôi mới rõ. Bài văn tả cảnh công trường của Tâm được điểm cao nhất lớp. Tâm so sánh hàng cột điện 500 ki-lô-vôn như những chàng lực sĩ khổng lồ, từng đoàn xe Benla bên sườn đồi trông như đàn trâu mộng và dãy cần cẩu giống những chú hươu cao cổ châu Phi.

Sau khi làm xong nhiệm vụ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, bố Tâm cùng gia đình được lệnh lên đường đến công trường mới.

Hôm nay, Tâm đã đi xa thật rồi. Cầm cuốn sổ nhỏ của Tâm tặng tôi trước lúc chia tay, tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Có lẽ tôi phải viết thư ngay cho Tâm để Tâm dù ở xa vẫn cảm thấy có bạn bè thân yêu bên cạnh và biết rằng tôi luôn nhớ đến Tâm.

4 tháng 12 2016
Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Nón thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau : lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón, có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ. Nón lá có nhiều loại: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ngày nay, bên cạnh các loại nón khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
27 tháng 9 2020

Không rõ từ bao giờ cả một vùng non nước kì thú phần phía Bắc Việt Nam này lại mang tên Vịnh Hạ Long chỉ biết rằng cái tên gắn liền với chủ quyền đất và thấm đẫm chất sử thi. Vâng nói đến vịnh Hạ Long thì không một con dân nào trên đất nước Việt Nam này là không biết đến. Đây chính là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam đối với bạn bè thế giới bởi cảnh vật nơi đây độc đáo đến lạ thường.

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khỏe khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hóa đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; 

Lượng mưa trên vịnh Hạ Long vào khoảng từ 2.000 mm–2.200 mm tvào mùa nóng nhất trong năm (từ tháng 6 đến tháng 8) và dưới 30 mm vào mùa khô nhất trong năm (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Hệ thủy triều tại vịnh Hạ Long rất đặc trưng với mức triều cường vào khoảng 3,5-4m/ngày. Độ mặn trong nước biển trên vùng vịnh dao động từ 31 đến 34.5 MT vào mùa khô nhưng vào mùa mưa, mức này có thể thấp hơn. Mực nước biển trong vùng vịnh khá cạn, có độ sâu chỉ khoảng 6m đến 10m và các đảo đều không lưu giữ nước bề mặt.

Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước.

4 tháng 1 2022

Tham khảo : 

Cụ Bơ men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng" là một người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương. Vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng vì bệnh tật và phó mặc cuộc đời mình cho chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân, mà cụ đã không quản gió rét để vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi, mang lại niềm tin để cô gái trẻ mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Chẳng những vậy, nó là kết quả của tình yêu thương con ng sâu sắc của cụ Bơ-men. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống của mình. Cái chết ấy đổi lại được mạng sống của một tâm hồn Giôn-xi đang tàn lụi. Nó cũng chứng minh cho ta thấy nghệ thuật chân chính luôn luôn hướng về con người, và phục vụ cho con người. Nghệ thuật không vô tri mà nó đánh thức những cảm xúc tưởng chừng như ngủ quên của con ng để ta thấy cuộc đời này thật đáng sống hơn.

4 tháng 1 2022

Này ns về kiệt tác mà đk ạ 

 

29 tháng 12 2022

Tham khảo:

 

Suốt quãng đời đi học, người học sinh luôn có rất nhiều người bạn đồng hành như sách, vở, bút, thước. Đó là những người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại không thể vắng mặt. Trong số những dụng cụ học tập thì chiếc cặp cũng là một vật dụng vô cùng gần gũi, gắn bó với người học sinh trong những năm tháng cắp sách đến trường.

Cặp sách chắc chắn là một trong những phát minh hữu ích nhất của loài người. Nước Mỹ là nước đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách vào năm 1988. Từ đó, cặp sách đã được sử dụng phổ biến ở Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới.

Chiếc cặp sách có cấu tạo rất đơn giản. Phía ngoài chỉ có mặt cặp, nắp mở, quai xách để cầm tay hoặc quai đeo để đeo trên lưng. Phía trong cặp được cấu tạo thành nhiều ngăn to nhỏ khác nhau để đựng sách vở, bút thước. Một số cặp còn có ngăn đựng áo mưa hoặc chai nước.

Để làm ra một chiếc cặp bao gồm những công đoạn chính như: lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may, ghép nối. Chất liệu cặp cũng vô cùng phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người dùng. Cặp có thể làm từ vải nỉ, vải bố hoặc da. Dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu quan trọng nhất là cặp phải chắc chắn vì nó dùng để chứa nhiều sách vở. Khâu xử lí để tái chế lại chất liệu, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. Hiện nay, thông thường các xí nghiệp thường sử dụng máy may để may các phần của cặp lại với nhau theo thiết kế. Cuối cùng, các phần được ghép nối lại thành chiếc cặp hoàn chỉnh rồi tung ra thị trường. Các loại cặp hiện nay cũng vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã và giá tiền khác nhau phù hợp với người tiêu dùng. Có cặp táp, cặp da, balo. Một số thương hiệu nổi tiếng như Hồng Hà, Thủ đô vàng, cặp của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Giá một chiếc cặp sách dao động khoảng vài trăm nghìn.

Mỗi đối tượng sẽ có cách sử dụng cặp khác nhau. Đối với học sinh nữ sẽ dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người để thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. Còn học sinh nam có xu hướng đeo chéo cặp sang một bên trông rất tự tin, năng động. Học sinh tiểu học thì thường đeo cặp trên lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng bạn bè.

Cặp sách dù tốt, dù bền như thế nào cũng sẽ hỏng nếu chúng ta không biết cách bảo quản và sử dụng. Như ông cha ta đã nói: “Của bền tại người”, để chiếc cặp sách được bền lâu, chúng ta cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh để giữ độ mới của cặp. Không nên quăng cặp quá mạnh để tránh cặp bị rách. Khi trời mưa cần tránh để cặp không bị dính nước. Nếu để cặp ở những không gian hẹp như hộc tủ, hộc bàn sẽ gây chèn ép, làm cặp bị cong và vênh. Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý khác là không nên đựng khối lượng quá nặng so với sức chứa của cặp.

Một số lời khuyên để sử dụng cặp đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Nên xếp những đồ vật nặng nhất ở phần tiếp giáp với lưng, sách vở và đồ dùng xếp sao cho không bị xô lệch. Để tránh bị cong vẹo người, hai quai nên được đeo một cách ngay ngắn, đối với loại cặp chỉ có một quai thì cần thay đổi vai đeo cho đỡ mỏi.

Chiếc cặp là một vật dụng rất hữu ích và cần thiết trong quá trình học tập và làm việc của con người. Hiện tại hay mai sau, chiếc cặp vẫn sẽ giữ nguyên vai trò và giá trị của nó, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.