K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

9 tháng 3 2018

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

9 tháng 3 2018

Nội dung của ~ câu tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất , ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội , hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

5 tháng 3 2021

Cậu tham khảo đoạn văn này nha

Qua nội dung của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", nó giúp em hiểu hơn về những giá trị của lòng yêu nước của những thế hệ đi trước mình. Là một học sinh, em thấy mình cần phải làm những hành động thiết thực để góp phần xây dựng, phát triển đất nước chẳng hạn như: em cần phải cố gắng học tập và trau dồi tri thức, để sau này trở thành công dân tốt, giúp ích cho cuộc đời hay em còn cần phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, nghe lời thầy cô, thương yêu bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ ngoài ra đó còn là tình yêu quê hương, biết giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống. Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.

Chúc cậu học tốt nha :))))))))))))

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “ Từ những ngày tiểu học, cho đến bay giờ, chúng ta luôn được học tập “ 5 điều Bác Hồ dạy”. Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình yêu cho các cháu nhi đồng. Điều đó được thể hiện qua hành động và thơ văn của Bác. Mỗi dịp khai trường, Tết Trung Thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ vẫn thường gửi cho các cháu với lời lẽ ân cần, trìu mến, chí tình. Trong những bài...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

 “ Từ những ngày tiểu học, cho đến bay giờ, chúng ta luôn được học tập “ 5 điều Bác Hồ dạy”. Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình yêu cho các cháu nhi đồng. Điều đó được thể hiện qua hành động và thơ văn của Bác. Mỗi dịp khai trường, Tết Trung Thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ vẫn thường gửi cho các cháu với lời lẽ ân cần, trìu mến, chí tình. Trong những bài phát biểu trong Đại hội Đảng, Bác vẫn luôn dề cập đến tầm quan trọng của thiếu nhi với sự phát triển đất nước. Thơ văn cũng vậy, có ai còn không biết bài thơ này được phổ nhạc “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng…” Bác có nhiều bài thơ viết chio thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết. Phải nói rằng, tình thương yêu của Bác với thiếu nhi có thể sánh như tình cảm sâu sắc của Bác với Cách mạng.

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Nêu luận điểm chính của đoạn văn trên

Câu 3. Tìm 2 câu văn mang luận điểm trên

Câu 4. Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Vậy những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

0

Câu 2 :

Những việc làm của em thể hiện tình yêu nước :

+ Kêu gọi, ủng hộ, tuyên truyền mọi người về tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay

+ Giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn

+ Cùng nhau đẩy lùi dịch COVDID19 bằng những việc làm như: ở nhà không ra ngoài để tránh tiếp xúc, đeo khẩu trang,....

Qua bài nào hả bạn

Câu 2 :

Những việc làm của em thể hiện tình yêu nước :

+ Kêu gọi, ủng hộ, tuyên truyền mọi người về tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay

+ Giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn

+ Cùng nhau đẩy lùi dịch COVDID19 bằng những việc làm như: ở nhà không ra ngoài để tránh tiếp xúc, đeo khẩu trang,....

Qua bài văn nào vậy bn???

3 tháng 7 2019

nhanh lên nha các bạn mai mình phải nộp bài rùi

huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhu

Bài làm

~ Tự làm ~

Trong văn học dân gian Việt Nam, ông cha ta đẫ để lại cho ta vô vàn những câu tục ngữ quý báu, nhưng đối với tôi, câu tục ngữ :" Có chí thì nên " để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi. " Có chí " nghĩa là có ý muốn bền bỉ nhằm theo đuổi một mục đích, một điều gì tốt đẹp. Nghĩa của câu tục ngữ " Có chí thì nên " là nếu chúng ta muốn theo đuổi một mục đích gì đó thì chúng ta phải làm cho đến cùng, không được từ bỏ. Việc này cũng giúp chúng ta có ý chí lâu bền về một mục đích gì đó. Chúng ta mà không có ý chí, quyết tâm thì cũng chả làm nên một việc gì cả, cứ làm rồi lại buông xuôi sẽ không thể nào mà làm nên việc lớn lao, cống hiến cho xã hội và đất nước. Không chỉ có câu tục ngữ " Có chí thì nên " mang nghĩ như vậy, mà còn rất nhiều câu tục ngữ khác như : " Có công mài sắt, có ngày nên kim. " , " Thua keo này, bày keo khác ", " Người có chí thì nên, nhà có nên thì vững" hay là " Hãy no bền chí câu cua - Dù ai câu Trạch câu Rùa mặc ai ",..... Ý muốn bền bỉ sẽ giúp ta vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Vì thế, nếu đã hạ quyết tâm làm một thứ gì đó thì hãy làm đến cùng. 

# Chúc bạn học tốt #

20 tháng 6 2020

Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội... Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.
Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.
Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.
Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:
Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.
Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành
Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.
Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.
Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.
Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.
Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó. Nhưng cũng có những câu tục ngữ lại được hiểu theo nghĩa bóng tức là thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương đồng, nó thể sử dụng vào một số trường hợp tế nhị, khó nói hoặc nhắc khéo để dạy bảo, khuyên răn một vấn đề, lĩnh vực nào đấykhiến người khác không bị tổn thương, xấu mặt, mất danh dự. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Có những câu tục ngữ vừa đọc ta có thể cảm nhận được nghĩa chúng ngược nhau nhưng thực chất là chúng bổ sung, nâng đỡ, tôn nhau, làm hoàn chỉnh nhau và mỗi câu tục ngữ đều khẳng định nổi bật, nâng cao tầm quan trọng vấn đề về một mặt, một lĩnh vực nào đó. Ví dụ hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và câu “Học thầy không tày học bạn”. Câu đầu tiên khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong con đường học tập của học sinh nhưng trong thực tế có một số trường hợp chúng ta ngại hỏi thầy mà khi hỏi bạn thì trạng thái sẽ được thoải mái, tự tin, xem xét kĩ mọi vấn đề mà không sợ ảnh hưởng đến những vấn đề tế nhị. Câu thứ hai đã đề cập và giải thích điều đó. Nói chung cả hai câu tục ngữ trên đều khuyên răn sự học hỏi, cần cù, hãy biết kết bạn, mở rộng quan hệ để đạt được mục đích một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy có câu “tục ngữ là túi khôn” quả không sai. Khi đọc tục ngữ, chúng ta cần thấm thía, cảm nhận từng từ, từng ý nghĩa mà nó đem lại, hãy biết tổng hợp, phân tích để có thể cảm thụ được câu tục ngữ đó một cách vĩ mô, tổng thể nhất. Có thể nói tục ngữ như một tác phẩm, một ngọn đèn chân lí của xã hội, cộng đồng mà luôn tồn tại, bất diệt, song hành cùng thời gian và trí tuệ con người.

7 tháng 7 2020

những lời khuyên quý báu của cha ông ta về những phẩm chất và lối sống đẹp đã để lại cho chúng ta từ ngàn dời qua các vần điệu ca dao , tục ngữ cho đến nay vẫn rất hữu ích . trong cuộc sống hiện đại ngày nay , dù công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ song chúng ta vẫn ko thể phủ nhận vai trò của những kinh nghiệm dân gian . thực tế đã chứng minh rằng , những câu tục ngữ cha ông để lại thể hiện vốn tri thức , vốn hiểu biết của nhân dân về nhiều mặt trong tự nhiên và xã hội 

những câu tục ngữ mà dân gian để lại đc đúc rút kinh nghiệm qua nhiều thế hệ , thể hiện tri thức của nhân dân . vì thế đến với tục ngữ ca dao là có thể để tìm thấy những lời khuyên quý báu mà cha ông ta đã giữ gìn từ ngàn đời nay . đc nhân dân tiêp thu và vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày . bản thân tên gọi văn học này đã phần nào phản ánh bản chất của thể loại ."tục" là thói quen từ lâu đời , đc mọi người công nhận ;"ngữ" là lời nói .như vậy ,"tục ngữ" là lời nói phản ánh những thói quen lâu đời , những vấn đề đã đc mọi người trải nghiệm và công nhận .

ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau 1 kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống . nhg lĩnh vực mà mọi người quan tâm nhất vẫn là những lời khuyên quý báu của cha ông về phẩm chất và lối sống đẹp mà mỗi người cần phải có . VD về thầy cco giáo :

"ko thầy đó mày làm nên"

"muốn sang thì bắc cầu kiều 

muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"

VD về bố mẹ :

"công cha như núi thái sơn 

nghĩa mẹ như nc trong nguồn chảy ra"

VD về biết ơn :

"uống nc nhớ nguồn"

"ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

- Các vấn đề khoa học viễn tưởng được nêu trong những văn bản đọc hiểu ở Bài 3 đến nay đã trở thành hiện thực: đó là tàu ngầm hiện đại; con người đã tìm ra nguyên nhân làm gỉ sắt/thép và nghiên cứu các sản phẩm chống gỉ và con người chinh phục thành công các vì Sao trên Trái Đất.

- Bài viết ngắn: “Khoa học đã biến những điều không thể thành có thể"

          Khoa học là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lí thuyết bằng các phương pháp khoa học. Các thành tựu khoa học mà chúng ta sử dụng hiện nay phải trải qua một quá trình và khoa học minh chứng một chân lí “khoa học đã biến những điều không thể thành có thể". Tại sao lại khẳng định như vậy thì mời các bạn theo dõi bài viết về sự phát triển của máy tính – một vật dụng gắn bó mật thiết với đời sống con người thời đại 4.0.

          Ngọn nguồn từ thực tế.

          Những năm cuối thế kỉ XIX, dân số ở Hoa Kì đã tăng vọt nhanh chóng, để điều tra dân số Hoa Kì phải mất 7 năm để hoàn thành. Vậy bài toán đặt ra cho Hoa Kì trong các cuộc điều tra dân số làm thế nào để điều tra nhanh, gọn và có hiệu quả. Từ vấn đề bức thiết đó, Chính phủ Hoa Kì đã tạo ra các máy tính dựa trên thẻ gỗ đục lỗ để tự động dệt các thiết kế vải. Có nghĩa là máy tính ra đời dựa trên những vấn đề bức thiết của cuộc sống.

          Động lực phát triển

          Cỗ máy đầu tiên ra đời đã có sự thuận lợi hơn nhưng vẫn còn những hạn chế, nó cồng kềnh chiếm diện tích cả căn phòng. Mơ ước một cỗ máy hoạt động nhỏ gọn, tính toán nhanh đã thúc thẩy các nhà khoa học nghiên cứu không ngừng nghỉ trên toàn thế giới. Năm 1936: Alan Turing trình bày khái niệm về một cỗ máy vạn năng, sau này được gọi là máy Turing, có khả năng tính toán bất cứ thứ gì có thể tính toán được. Khái niệm cốt lõi của máy tính hiện đại dựa trên ý tưởng này của ông. Sau đó 1 năm J.V. Atanasoff, giáo sư vật lý và toán học tại Đại học bang Iowa, cố gắng chế tạo chiếc máy tính đầu tiên không có bánh răng, dây đai hoặc trục. Và đến năm 1941: Atanasoff và sinh viên của ông, đã thiết kế một máy tính có thể giải quyết 29 phương trình đồng thời. Điều này đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một máy tính có thể lưu trữ thông tin trên bộ nhớ chính của nó. Năm 1943 - 1944: Hai giáo sư John Mauchly và J. Presper Eckert, đã xây dựng máy tính Electronic Numerical Integrator and Calculator (ENIAC). Được coi là “ông nội” của máy tính kỹ thuật số hiện đại, thân hình đồ sộ của nó chiếm hết một căn phòng với diện tích 6x12m, gồm 40 kệ cao 2,4m và có 18.000 ống chân không. Nó có khả năng xử lý 5.000 phép tính/một giây và hoạt động nhanh hơn bất cứ thiết bị nào trước đó. Năm 1958: Jack Kilby và Robert Noyce công khai mạch tích hợp, được gọi là chip máy tính. Kilby đã được trao giải thưởng Nobel Vật lý năm 2000 cho công trình của mình.

Như vậy xuất phát từ thực tế và nhu cầu của con người, từ những cỗ máy cồng kềnh khổng lồ sử dụng thẻ gỗ, con người đã sáng chế ra chiếc máy tính cơ sử dụng tính toán linh hoạt tạo nên bước nhảy vọt của ngành khoa học máy tính, tạo nền tảng cho phát triển máy cảm ứng về sau.

Động lực và nền tảng để phát triển bền vững

Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở tính toán mà còn để vui chơi, giải trí; nhu cầu về một chiếc máy nhỏ gọn, thông minh và đa chức năng là động lực cho ngành khoa học máy tính phát triển. Năm 1983: Hewlett-Packard 150 ra đời, đại diện cho bước đi đầu tiên trong việc mở rộng công nghệ hiện nay. HP 150 là chiếc máy tính đầu tiên được thương mại hóa với công nghệ màn hình cảm ứng. Màn hình cảm ứng 9-inch của sản phẩm được trang bị các bộ thu và phát hồng ngoại ở xunh quanh để phát hiện vị trí ngón tay của người dùng. Nhận thức đúng đã thúc đẩy sự hình thành và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, gắn kết nghiên cứu với ứng dụng thực tiễn trong hoạt động sản xuất máy tính, hàng loạt các thương hiệu ra đời đáp ứng nhu cầu của người dùng: HP, DELL, APPLE…

Sự ra đời của máy tính đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Không thể phủ nhận rằng, chính nhờ máy tính mà công việc, cuộc sống của con người ngày càng dễ dàng hơn. Lĩnh vực sản xuất máy tính vẫn còn rất phát triển. Tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều sản phẩm với nhiều tính năng ưu việt hơn nữa ra đời. Sự ra đời và phát triển của máy tính alf một minh chứng tiêu biểu cho khẳng định “khoa học đã biến những điều không thể thành có thể".

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 9 2023

a) 

- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.

- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:

+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.

+ Biểu cảm:

-> Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

-> Biểu cảm về con người hoặc sự việc.

+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)

+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.

- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng

b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.