K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2022

Mỗi con người khi sinh ra đều được ban quyền sống và chỉ sống một lần, không ai biết trước được tương lai sẽ ra sao, vì thế hãy tự tạo ra tương lai tốt đẹp cho bản thân bằng việc hãy sống thật hạnh phúc và trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công. Mỗi chúng ta khi mới tuổi đôi mươi thì ít ai băn khoăn về cuộc sống thế nào là hạnh phúc. Hạnh phúc đơn giản lắm chỉ là việc mỗi ngày thức dậy thấy khỏe mạnh, bình yên trong lòng, có một công việc mình thích và đủ để sống tốt, được đi du lịch, về thăm gia đình cùng cả nhà ăn uống quây quần bên nhau, có một người bạn thật sự thân và có thể vô tư chia sẻ về công việc cuộc sống, tình yêu, công việc. Hạnh phúc giúp chung ta sống ý nghĩa hơn, sống giá trị và từ đó biết vươn lên phía trước; không ngừng học hỏi, kiên trì và luôn có định hướng kế hoạch rõ ràng để đạt được thành công. Bất cứ nơi đâu cũng đều có những niềm hạnh phúc riêng. Mỗi ngày hãy tự tạo ra những niềm hạnh phúc, sự vui tươi riêng biệt của chính bản thân mình. Suy nghĩ tích cực làm việc cố gắng, luôn nỗ lực và hoàn thành các mục tiêu kế hoạch mà mình đặt ra, biết yêu thương mọi người xung quanh nhiều hơn chắc chắn hạnh phúc sẽ tìm đến với ta. Khi chúng ta biết làm bản thân mình hạnh phúc cũng như biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày của chính mình, chúng ta sẽ có được một cuộc sống ý nghĩa, tốt đẹp

12 tháng 4 2017

- Mở bài 1:

    + Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945

    + Tính tự nhiên, hấp dẫn khi trích hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mĩ, Pháp với cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam

- Mở bài 2

    + Đề tài văn bản là nội dung nghệ thuật của Tống biệt hành – Thâm Tâm

    + Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành- Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu

- Mở bài 3:

    + Đề tài: độc đáo, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

    + Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu thành tựu trước Nam Cao, tạo ra bước đệm để tôn lên tài năng của Nam Cao

25 tháng 7 2017

a, - Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng):

Những luận điểm bài viết:

Mở đầu: Luận điểm trung tâm của bài - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, tìm hiểu và đề cao hơn nữa

Trình bày nét đặc sắc cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

    + LĐ 1: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước

- LĐ 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

- LĐ 3: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lục Vân Tiên

- Phần kết bài: Tác giả khẳng định cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng

- Luận điểm phù hợp với nội dung bài viết, cách sắp xếp luận điểm khác với cách xếp thông thường khi tác giả nói tới con người, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu, rồi mới trình bày nét đặc sắc trong thơ văn của ông

b, - Mấy ý nghĩa về thơ (Nguyễn Đình Thi):

Các luận điểm được triển khai:

- Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người

- Hình ảnh, tư tưởng, tính chân thực trong thơ

- Ngôn ngữ thơ khác loại hình ngôn ngữ của kịch, truyện, kí

c, Trong bài Đô-xtôi-ép-xki

Luận điểm

Nỗi khổ vật chất, tinh thần, sự vươn lên của nhà văn

- Vinh quang, cay đắng trong cuộc đời Đô-tôi-xep-xki

- Cái chết của ông và sự yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho Đô-tôi-ep-ski

19 tháng 1 2018

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Đáp án cần chọn là: B

31 tháng 7 2023

 

Bạo lực ngôn từ trong học đường là một vấn đề đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một hành vi sử dụng ngôn ngữ để làm tổn thương người khác, có thể là bằng cách nói những lời lăng mạ, xúc phạm, đe dọa, chê bai,... Bạo lực ngôn từ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, nhưng nó thường xảy ra ở trường học, nơi các em học sinh còn đang trong độ tuổi phát triển và dễ bị tổn thương.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực ngôn từ trong học đường, trong đó có thể kể đến:

Thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường: Khi các em học sinh không được quan tâm, chăm sóc đúng mức, chúng sẽ dễ bị kích động và có những hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ.Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông: Các chương trình truyền hình, phim ảnh có nội dung bạo lực có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của các em học sinh, khiến chúng trở nên hung hãn và có những hành vi bạo lực.Thiếu kỹ năng giải quyết xung đột: Khi các em học sinh không có kỹ năng giải quyết xung đột, chúng sẽ dễ dàng sử dụng bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ để giải quyết vấn đề.

Bạo lực ngôn từ có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với cả nạn nhân và thủ phạm. Đối với nạn nhân, bạo lực ngôn từ có thể khiến họ cảm thấy bị tổn thương, xấu hổ, tự ti, thậm chí dẫn đến trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Đối với thủ phạm, bạo lực ngôn ngữ có thể khiến họ trở nên hung hãn, bạo lực và có những hành vi vi phạm pháp luật.

Để ngăn ngừa bạo lực ngôn từ trong học đường, cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột. Nhà trường cần có các chương trình giáo dục về phòng chống bạo lực học đường, đồng thời tạo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh. Xã hội cần lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.

Mỗi người chúng ta đều có thể góp phần ngăn ngừa bạo lực ngôn ngữ trong học đường bằng cách:

Tạo môi trường thân thiện, hòa đồng trong lớp học và trường học.Kiên quyết lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.Giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột và cách ứng phó với bạo lực ngôn ngữ.

Hãy chung tay xây dựng một môi trường học đường an toàn, lành mạnh cho tất cả học sinh.

6 tháng 2 2018

Ý kiến sai

Kết bài:

+ Khẳng định chung về tư tưởng đạo lí đã bàn luận ở thân bài

+ Thông điệp chung tới mọi người

9 tháng 1 2019

A. Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.

B. Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.

C. Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.

D. Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.

9 tháng 1 2019

Câu 1: Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận ?

A. Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.

B. Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.

C. Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.

D. Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.

10 tháng 12 2021

em xin lỗi, emko biết. Em mới học lớp 5 à. 

Bạn tham khảo :

I. GTVĐ
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục - đào tạo là hình thành và phát triển nhân cách con người, dạy người, dạy chữ, dạy những tri thức về tự nhiên, xã hội. Vì thế mà sách Trung Dung đã dạy rằng: “Học cho rộng. Hỏi cho thật kỹ. Suy nghĩ cho thật cẩn thận. Phân biệt cho rõ ràng. Làm việc cho hết sức. Như thế mới thành người”.
II. GQVĐ
1. Giải thích vấn đề.
- Học cho rộng: là khi học ta phải học cho thật rộng, vì kiến thức là bao la như biển cả đại dương, cho nên đã học là phải tìm hiểu thật nhiều, biết cho rộng thì mới đáp ứng được việc trở thành người hiểu biết rộng.
- Hỏi cho thật kỹ: là khi học không những cần học cho rộng mà còn phải học cho sâu sắc những điều mình biết, như thế mới là học, tránh cái gì cũng biết một cách hời hợt, chỉ biết cái bề ngoài mà không hiểu cho kỹ, cho sâu sắc cái bên trong.
- Suy nghĩ cho thật cẩn thận: là trên thinh thần học cho kỹ, cho sâu thì trong quá trình học yêu cầu phải suy nghĩ cho thật kĩ, thật cẩn thận, sâu sắc vấn đề mình học.
- Phân biệt cho rõ ràng: là ta phải biết phân biệt rõ ràng giữa đúng – sai, tốt – xấu, thiện - ác, điều gì nên nói, điều gì không cần nói, việc gì nên làm, việc gì không nên làm,...
- Làm việc cho hết sức: là khi ta đã học rộng, học kĩ, suy nghĩ cẩn thận, phân biẹt rõ ràng thì cần phải làm việc cho hết sức, cho toàn vẹn, cho chu đáo. Đem hết những hiểu biết của mình mà làm việc thì hiệu quả cộng việc sẽ cao.
=> Nếu làm được như vậy thì “Như thế mới thành người”
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
- Trên cơ sở của việc giải thích thì ta phân tích theo từng ý như trên, làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn
b. Chứng minh.
- Lấy dẫn chứng từ chính bản thân mình trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiêu và trong quá trình thực hành.
- Dẫn chứng từ những người xung quanh.
c. Bình luận.
- Trong xã hội ngày nay vẫn còn nhiều người trong qua trình học tập và thực hành (học->hành) đã: học chưa rộng, hỏi chưa thật kỹ, suy nghĩ chưa cẩn thận vì thế không phân biệt được rõ đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt, đâu là xấu, ... cho nên khi làm việc, khi hành động sẽ không hết sức, không đạt hiệu quả mong muốn. Và vì thế cũng chưa thành người. (tức là người đã trưởng thành về nhân cách, năng lực)
- Tất nhiên, cũng đã có nhiều người trong xã hội xưa-nay đã làm được như vậy.
3. Mở rộng.
III. KTVĐ
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và tác động của lời dạy trên đối với mọi người trong quá trình học tập, lao động, công tác...
- Bài học bản thân.