K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2021

Trách nhiệm của thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc | Văn mẫu 12

tham khao

12 tháng 11 2021

leu

28 tháng 10 2020

em phải trở thành thợ xây 

11 tháng 3 2022
???
6 tháng 12 2016

xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng, nhân cách, trình độ, năng lực công tác, tích cực tham gia lao đọng sản xuất, phát triển kinh tế, tiến bước mạnh mẽ và làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến đóng góp tích cực vào xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, trước những diễn biến hết sức phức tạp ở Biển Đông như hiện nay, mỗi thanh niên cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết các vấn đề trên Biển Đông, nhận rõ đúng sai, hành động có tổ chức và tuân thủ nghiêm pháp luật, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt động gây rối, biểu tình gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, kiên quyết giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để hội nhập và phát triển đất nước.Tích cực cải thiện và nâng cao hơn nữa về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ; chăm lo chu đáo đến hậu phương người lính; kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện nghĩa vụ quân sự với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương… Những việc làm đó sẽ giúp cho thanh niên luôn yên tâm, toàn tâm, toàn ý đối với chức trách, nhiệm vụ được giao, đủ tỉnh táo để đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá của các thế lực thù địch trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, mọi tình huống để giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

6 tháng 12 2016

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò của thanh niên, luôn quan tâm chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh của các thế hệ thanh niên tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cấp, các ngành và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như trong: sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, bảo vệ môi trường…

 

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đó là: “Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Trước những diễn biến phức tạp như hiện nay, đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi bức thiết đối với nhiệm vụ bảo vện Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng. Đây là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó thanh niên được xác định là lực lượng đông đảo, nòng cốt, xung kích đi đầu.

 

Tuổi trẻ An Giang giao lưu với tuổi trẻ Phòng Kỹ thuật Vùng 5 Hải quân.

 

Thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay luôn được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, điều đó đã tạo ra môi trường hết sức thuận lợi để họ có điều kiện phát triển toàn diện, nhưng cũng đặt ra trách nhiệm cho thanh niên cần tham gia tích cực hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị… bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời…”, với quyết tâm của toàn Đảng là “làm sao cho kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối thống nhất”, đòi hỏi cả dân tộc mà nhất là thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay - người chủ tương lai của đất nước cần quán triệt và thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Vì vậy, để phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay cần tập trung thực hiện tốt

25 tháng 4 2019

Đề bài quá ez. Bạn bè là 1 lũ khốns. Em yeu chúng nó. Trách nhiệm,bổn phận là cái đéo j em ko hiểu. Đay là câu thứ 5. 

25 tháng 4 2019

bạn ơi cho mk xin lỗi tí em mk hơi nghịch nên nó vt bậy lên đêy mong bạn thong cảm

6 tháng 12 2016

Những người lính cầm cây súng ra với biển khơi với quyết tâm và sự can trường. Bởi vì các anh không chỉ bảo vệ vùng biển mà còn mang trách nhiệm xây dựng cho hòn đảo của Tổ quốc được yên bình, ấm no. Sóng gió chỉ thổi bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước. Khi chiến tranh qua đi, những người lính biển vẫn tiếp tục cầm chắc cây súng bảo vệ cho vùng hải đảo được bình yên. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng cho bao lí tưởng, làm ấm thêm niềm yêu thương nơi quê nhà. Ngày hôm nay, khi biển xanh quê hương với hai quần đảo quý Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng trở thành niềm tự hào bởi những giá trị tài nguyên vô tận, khi kẻ thù vẫn còn nhăm nhe chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

 
8 tháng 12 2016

” Mong cánh thư gửi từ đảo xa nơi anh đứng canh là vùng đảo nhỏ, biển, đồng đội thân yêu chỉ thấy loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh đảo trúc san hô”. Câu hát về người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc cứ ngân nga, thiết tha trong lòng khiến chúng ta càng yêu mến, tự hào về các anh.

Trước hết nước ta là một quốc gia nằm ven biểm, lãnh thổ bằng đất liền và biển đảo là lãnh hải được coi là nơi thiêng liêng, bởi nơi đây là nơi có tiềm năng, nguồn lực lớn để phát triển ngư nghiệp, khai khoáng, vận tải biển… Từ xa xưa, ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để xác lập chủ quyền lãnh hải, trinh phục biển cả để phục vụ cuộc sống. Vậy ngày nay, ai là người có trách nhiệm bảo vệ nó? là tất cả chúng ta – trách nhiệm chung của mọi người. Xong nhiệm vụ lớn lao cao cả thiêng liêng thuộc về người chiến sĩ. Bởi để bảo vệ biển đảo quê hương các anh phải sống trong điều kiện khó khăn, xa đất liền, thiếu lương thực, thiếu sách báo… xa nhà , xa gia đình và xa người thân dài ngày, luôn sống trong lỗi nhớ nhà da diết. Cuộc sống đã khó khăn gian khổ nhưng nhiệm vụ của họ càng nặng lề hơn và nguy hiểm hơn bảo vệ biển đảo vì lợi ích kinh tế to lớn. Có nhiều kẻ thù nhòm ngó, chúng được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại, hiện nay chúng đã có dã tâm chiếm biển đảo quê hương. Tuy nhiều khó khăn nhưng không làm mềm đi ý chí bảo vệ biển đảo của Tổ quốc của người dân nhất là ngư dân trên biển cả.Đất nước ta đã được vẹn toàn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, ngày ngày đã được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, chính là nhờ phần lớn công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh, hình ảnh các anh – những người chiến sĩ bảo vệ biển đảo là hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp về sự hi sinh.

Vậy chúng ta là những học sinh – tương lai của đất nước cần phải làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo tiếp bước các anh. Trước hết chúng ta cần xác định vị trí vai trò của biển đảo đói với Tổ Quốc, hãy ra sức học tập để trở thành người chiến sĩ hạ quân tương lai để góp phần xây dựng bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.

” Không xa đâu Trường Sa nơi vẫn gần em và Trường Sa luôn bên em…” lấy lời kết của bài hát thay cho lời biết ơn sâu sắc của người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ học sinh nói riêng. Chúng em luôn tự hào, yêu quý các anh- những người chiến sĩ bảo vệ biên đảo của Tổ Quốc.

8 tháng 12 2016

. Công việc của những người chiến sĩ ở ngoài đảo xa hết sức cao cả, thiêng liêng. Họ không chỉ bảo vệ vùng trời của Tổ Quốc mà còn mang một trách nhiệm xây dựng để hòn đảo mãi mãi được thanh bình. Sóng gió chỉ thổi bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng cho bao lí tưởng, làm ấm thêm niềm yêu thương nơi quê nhà, khi kẻ thù vẫn còn nhăm nhe chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
+ Em luôn luôn tự nhủ rằng phải cố gắng học hành chăm chỉ, học hành cho xứng đáng với Tổ Quốc, với những người chiến sĩ ngoài đảo xa.

21 tháng 10 2018

rong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

21 tháng 10 2018

Cảm ơn :))))))

21 tháng 3 2021

Bạn tự làm hay sao ạ?