K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2018

dinh bo linh cuoi trau dua xe rat chuyen nghiep. ong thuong dua xe moi khi canh sat vang.luc danh giac, ong thuong cam ben minh mot cay roi de ... danh giac.ong rat pro.em rat quy ong ding.

1 tháng 5 2018

Đinh Bộ Lĩnh thường chơi với trẻ chăn trâu. Ông hay bắt bọn trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Trẻ con xứ ấy đều nể sợ, tôn làm anh.

NX : Bạn viết sai cta từ : " Đinh Bộ Lĩnh" thành Đing Bộ Lĩnh .

9 tháng 4 2018

Chúng em nhận thấy sân trường đã sạch và đẹp, vườn cây trong trường thật sự xanh tốt. Nói chung các bạn đều có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở những khu vực này. Tuy nhiên, phía sau các phòng học còn bẩn do các bạn thường vứt rác, do vậy, chúng em cần phải tiến hành dọn vệ sinh ở những nơi đó, đồng thời nhắc nhở các bạn không được vứt rác ra phía sau mà đem bỏ vào sọt rác phía trước. Những trường hợp vi phạm cần phải nhắc nhở hoặc báo lên trường để có hình thức kỉ luật. Chúng em đã phân công : bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác, bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng,... Sau khi làm xong, chúng em cứ hùa nhau ra xem thành quả : " Ôi ! Sạch quá !! "

9 tháng 4 2018

Quê em ở Nha Trang, nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình, họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

bài này tả danh lam thắng cảnh NHA TRANG.

CHÚC BẠN HOK TỐT!!!!

26 tháng 9 2021

    Năm 2019,một con virus được nghi từ Trung Quốc được phát tán và người ta gọi nó là Covid19.

Trong suốt từ lúc đó,chúng em phải học qua màn hình điện thoại,không được gặp nhau trực tiếp.Mọi thứ đều đảo lộn,từ việc nhỏ đến việc to đều phải hoãn.Bố mẹ,cô giáo và nhà nước đều vất vả.Lúc đầu mọi người hoảng loạn nhưng dần dần mọi người đã bắt đầu có quy củ.Sau bao cố gắng cuối cùng cũng đã sản xuất ra vắc-xin.Em nghĩ qua dịch này chúng ta cũng đã hiểu được sự cố gắng nỗ lực của nhân loaij chống một con quái vật.Chúng ta đã rất cố gắng để bảo vệ thế giới.Chúng ta có ý chí quyết tâm đánh bại.Mong cả thế giới sẽ chống lại Covid.

iện nay, virus Corona đã được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Trong cuộc chiến chống dich bệnh rất nguy hiểm hiện nay thì mọi người đã rất lao tâm khổ sức. Tuy ai ai cũng lo sợ, hoảng hốt nhưng không hề tỏ vẻ bỏ cuộc cũng như chán nản. Bao nhiêu mạng người đã bị thứ dịch bênh này giết hại. Ôi, thật khủng khiếp ! Các người dân cũng và đang cố gắng phòng chống, sử dụng nhiều biện pháp như là: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trạng khi ra ngoài, giữ cho cơ thể ấm áp, hạn chế đến chỗ đông người, ăn uống đầy đủ chất, ... và một số biện pháp thông dụng khác. Những người dân cũng đồng lòng với họ để có thể hạn chế việc lây lan dịch bệnh, Muốn mọi người cùng hợp tác, hạn chế ra ngoài, nắm bắt thông tin nhanh để việc phòng chống dễ dàng và mạnh mẽ hơn. 

23 tháng 5 2020

ở góc vườn nhà em có một cây bưởi sai trĩu quả. Bưởi thường có hình tròn và nặng khoảng một ki - lô - gam. Lúc bưởi còn non, chúng nhỏ bằng nắm tay và khoác trên mình chiếc áo màu xanh thẫm. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy, những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại. Em rất thích ăn bưởi vì hương vị của nó luôn làm em gợi nhớ đến quê hương.

29 tháng 3 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

29 tháng 3 2018

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các  nước phương tây theo đạo Thiên chúa  thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an. 

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người. 

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

17 tháng 12 2017

Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất caoThế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ‘‘Thế kỷ của đại dương‘‘, bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.Biển và đại dương là những kho nước vô tận, cung cấp cho các lục địa một lượng hơi nước rất lớn, sinh ra mây mưa để duy trì cuộc sống của con người, sinh vật trên Trái Đất và có tác dụng điều hoà khí hậu.Biển và đại dương còn là những kho tài nguyên, thực phẩm vô cùng quý giá.

25 tháng 12 2017

Rừng và cây trực tiếp hoặc gián tiếp đều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Càng ngày con người càng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và đã có nhiều hoạt động tác động tích cực lên hệ sinh thái rừng và cây trồng, nhưng sự suy thoái của rừng vẫn đang tiếp tục diễn ra với một tốc độ đáng lo sợ. Để góp phần bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, ở nước ta từ lâu đã có tục lệ đẹp "Mùa xuân là Tết trồng cây"...

Thực tế đã chứng minh cây có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn nước. Các khu rừng trồng làm giảm hiện tượng sụt lở và xói mòn đất. Sự che phủ của rừng và cây ở đầu nguồn góp phần tích cực bảo vệ, cân bằng nước cho sản xuất nông nghiệp. Cây cối thường được trồng trong các đô thị hoặc làng xã để làm giảm bụi, giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ các công trình xây dựng lịch sử. Nhiều loài cây cũng đã được trồng để lấy dược liệu và lá, cành, vỏ cây rừng được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Cây Nim (Agadirachta) thường được trồng gần nhà để chống muỗi. Cây Mô-rin-ga thường được trồng xen với cây khác để thanh lọc nước. Cây che bóng và là nơi ẩn nấp cho người, gia súc khi đang làm việc trên các cánh đồng. Đây là một cách làm rẻ tiền, đơn giản để làm giảm sự nóng bức trên đồng ruộng.

Không có cây thì không có rừng, nhưng rừng không phải chỉ là một tập hợp của những cây rừng. Mỗi một khu rừng là một hệ sinh thái có ảnh hưởng qua lại, chứa đựng bên trong hàng triệu sinh vật sống khác nhau, có nhiều loài trong đó cho đến nay khoa học vẫn chưa mô tả hoặc chưa khám phá được.

Rừng và cây có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng diện tích rừng bị phá hoại, sự suy thoái của rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ rất cao. Theo điều tra mới đây của Tổ chức Lương - Nông thế giới (FAO), rừng bị tàn phá là do: Thiếu lương thực và nghèo đói do tốc độ gia tăng dân số, chiến tranh, thảm hoạ khí hậu; Nhiều quốc gia thiếu trách nhiệm, không có biện pháp để bảo vệ rừng; Không quản lí được việc khai thác rừng; Không rõ ràng về quyền sử dụng đất đai, pháp luật và hệ thống thuế liên quan; Thiếu hiểu biết và ý thức trách nhiệm; Thiếu cơ chế chính sách, quyền hạn, phương pháp để thực hiện chính sách; Quan tâm quá yếu đến việc phát triển nông thôn dựa vào sự tham gia của người dân.

Để bảo vệ rừng và sự đa dạng tài nguyên rừng, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã xây dựng các chiến lược phát triển rừng, trong đó bảo vệ nghiêm ngặt rừng quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên. Bất kì khách du lịch nào đến tham quan khu vực này đều phải chấp nhận và chịu sự kiểm soát của viên chức nhà nước. Đa dạng sinh học là khía cạnh quan trọng nhất trong khu vực này với mục đích là giữ gìn hệ sinh thái cho thế hệ con cháu mai sau.

Tại Việt Nam, theo Chiến lược phát triển rừng, đến năm 2020, diện tích rừng cần phát triển là 16 triệu ha (gồm cả rừng cao su), rừng sản xuất hơn tám triệu ha và rừng phòng hộ cùng với rừng đặc dụng gần tám triệu ha. Việt Nam nằm sát biển mà hai phần ba diện tích thuộc vùng đồi núi nhiều và lại trong vùng nhiệt đới nên không thể xây dựng lâm phận quốc gia bằng khoảng gần 70% diện tích như Nhật Bản hiện nay. Nguyên nhân bởi nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và mật độ số dân của Việt Nam hiện rất cao. Quỹ đất quốc gia còn phải ưu tiên để làm nhiều việc khác, như xây dựng đô thị, sản xuất lương thực,... và xây dựng khu công nghiệp. Nếu chỉ dừng lại như vậy thì không thể tạo được đột phá trong việc xây dựng lâm phận quốc gia. Vấn đề quan trọng là hơn tám triệu ha rừng sản xuất ấy sẽ làm thâm canh khoảng bốn triệu ha (hơn hai triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng thâm canh) ở vùng trọng điểm để cung cấp gỗ, tre,... làm hàng xuất khẩu, sản xuất bột, giấy,... và tạo ra một số mặt hàng đặc sản rừng. Trong gần tám triệu ha rừng còn lại, thì sẽ có khoảng sáu triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường và khoảng hai triệu ha rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu di tích lịch sử.

Theo ý kiến của các nhà khoa học lâm nghiệp, cần tập trung xây dựng các khu rừng phòng hộ trọng điểm quốc gia (khoảng ba triệu ha), như rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện. Trong hai triệu ha rừng đặc dụng thì tập trung xây dựng hệ thống vườn quốc gia (Tam Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng,...), các khu bảo tồn có đặc trưng nhiệt đới cao và khu di tích lịch sử trọng điểm, không dàn trải. Đây chính là điểm đột phá, tránh lãng phí trong đầu tư lâm nghiệp và là con đường hợp lí để nâng cao năng suất lao động, năng suất rừng,...

Đối với công tác xây dựng rừng, cần phải làm có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả, vì hiện nay chúng ta không còn ở giai đoạn phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nữa. Cần khẩn trương xây dựng các khu rừng công nghiệp thâm canh gồm cả rừng tự nhiên có năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng mục tiêu sản xuất đồ gỗ và làm nguyên liệu để chế biến ván nhân tạo, giấy, bột giấy. Hàng hóa đặc sản rừng thì trồng, tạo ra và chế biến, tìm thị trường cho sản phẩm quế, hồi, sa nhân, thảo quả, trầm, mật rắn, mật ong,… Ai cũng biết rừng là ngôi nhà tự nhiên của các loài chim muông. Thiếu đi rừng, muông thú sẽ lang thang để rồi rơi vào tay những người thợ săn. Theo báo cáo mới nhất của UICN, có 16.306 loài bị đe dọa biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16.118 loài công bố năm ngoái. Loài khỉ Orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng Đông - Nam đảo Maurice. Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này. Hay ngay như trong đất nước ta, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chú voi trên tivi, sách báo hay trong các vườn thú, vườn quốc gia. Nhưng bạn có biết, Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 100 - 110 con voi? Tất nhiên, có những con số ở đây bạn thấy còn nó rất lớn. Nhưng hãy thử nghĩ lại một chút. Đó là con số của cả một quốc gia, thậm chí của cả một thế giới thì có còn lớn nữa không? Đây là những con số thật sự đáng tiếc!

Mà không chỉ với các loài động thực vật, nếu mất đi rừng, sẽ xảy ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, xói lở đất. Người nông dân vất vả cả năm trời được có hai vụ lúa. Vậy mà chỉ một lần lũ về là cuốn sạch mất một vụ rồi. Thử hỏi nỗi khổ tâm ấy ai thấu? Hay dải đất miền Trung thân thương của Tổ quốc năm nào cũng phải chịu khổ vì nước lũ, các hộ dân khó mà tạo được cuộc sống ổn định. Như thế có thiệt thòi hay không? Vâng, xin nói lại rằng tôi và rất nhiều người ở đây chưa từng tham gia chặt phá rừng. Nhưng chúng ta có dám chắc rằng chúng ta chưa từng dùng những sản phẩm của rừng xanh? Có những nhu cầu cơ bản quan trọng, nhưng lại có những nhu cầu chỉ để thoả mãn mục đích cá nhân. Hầu hết mọi người đều ưa dùng đồ gỗ hơn, nhất là những loại gỗ quý. Vậy thì tại sao không từ bỏ một chút lợi ích cá nhân mà cứu lấy môi trường này - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?

Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Trong mỗi chúng ta, có ai có thể sống thiếu phổi? Cũng như vậy, chúng ta không thể sống thiếu rừng, thiếu cây xanh

19 tháng 12 2017

Nếu như có ai hỏi tôi quý cái gì nhất thì tôi sẽ không ngần ngại và trả lời rằng:"Tôi yêu ngôi nhà của mình nhất" bởi vì nó luôn che chở cho gia đình tôi khỏi bị mưa nắng. Nó đã được xậy cách đây rất lâu, tôi không biết rõ là bao nhiêu năm nhưng theo lời ông tôi kể thì ngay khi ông tôi mới vừa sinh ra thì đã được sống trong căn nhà cổ kính này rồi. Và có lẽ nó cũng đã chứng kiến tất cả những kỉ niệm vui buồn xảy ra trong gia đình tôi. Nhớ có lần tôi đã vô tình làm đổ mực lên tường, làm bẩn một mảng tường lớn. Tôi rất ân hận vì hành động của mình đã làm mất đi nét đẹp của nó. Nhưng ngôi nhà vẫn khoan dung rộng lượng, ngày đêm che chở cho gia đình tôi mặc cho mái ngói đã bị ngả màu vì trải qua nhiều năm tháng sương gió. Tôi yêu ngôi nhà của mình lắm, tôi hứa sẽ học thật giỏi để sau này sửa chửa lại ngôi nhà thêm vững chãi

Các bạn của em mỗi năm học đều mua bút mới. Riêng em, em vẫn dùng cây bút cũ từ hồi học lớp một. Theo năm tháng, cây bút máy của em có cũ đi đôi chút, nhưng ngòi bút vẫn viết rất êm và ra mực đều. Em dùng bút để ghi chép bài học, làm bài kiểm tra. Cây bút máy còn giúp em đắc lực trong việc ghi điểm thi đua của các lớp khi em trực Sao Đỏ. Bài văn nào của em cũng được cô giáo cho điểm cộng chữ viết đẹp một phần cũng nhờ vào cây bút máy. Em rất thích cây bút của em và luôn tự hào mình là người giữ gìn bút cẩn thận nhất lớp.

2 tháng 3 2022

xin lỗi cô nhà em ko có laptop :<<<

Ngày 17.1, thầy trò HLV Park Hang-seo đã viết tiếp câu chuyện lịch sử khi cầm hòa thành công U23 Syria qua đó chính thức giành vé vào chơi trận tứ kết giải U23 châu Á. Đây là lần đầu tiên bóng đá Việt Nam lọt vào top 8 đội mạnh nhất châu Á lứa U23.

Việc U23 Việt Nam tiến vào vòng tứ kết khiến người hâm mộ trong nước như muốn bùng nổ. Hòa chung cảm xúc với NHM, cựu thủ quân ĐT Việt Nam - Lê Công Vinh cũng đã có những chia sẻ đầy tự hào về chiến tích của các đàn em U23 Việt Nam.

Cụ thể, Lê Công Vinh bày tỏ niềm vui lớn về thành tích vào tứ kết U23 châu Á của thầy trò HLV Park Hang-seo. Tuy nhiên, quyền chủ tịch CLB TP.HCM cho rằng cần nhìn nhận đúng là dù tạo địa chấn lớn nhưng khoảng cách giữa bóng đá Việt Nam và châu lục vẫn rất xa.

"Lứa Quang Hải, Công Phượng quá khác biệt với lứa trước đây"

Trả lời báo Sao Star, Công Vinh nói: "Đó thực sự là mốc son của bóng đá Việt Nam. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ tạo ra hiệu ứng lớn để giúp cho bóng đá Việt Nam gây tiếng vang về phương diện đào tạo trẻ. Hơn hết, thành tích của U23 Việt Nam sẽ giúp nhiều người quan tâm hơn đến bóng đá. Qua đó, giải vô địch quốc gia sẽ tốt lên, khán giả đến sân nhiều hơn.

Tuy nhiên, tôi cho rằng việc này chỉ là thành tích trước mắt thôi, bóng đá Việt Nam vẫn còn có khoảng cách xa so với các đội ở châu lục. U23 Việt Nam có thành tích thì chúng ta phải vui mừng nhưng cần nhìn nhận đúng thực tế của bóng đá Việt Nam. Trên niềm vui hôm nay, chúng ta cần nhìn ra những gì thiếu sót, yếu kém so với các đội bóng tầm châu lục để khắc phục. Qua đó, bóng đá Việt Nam cần làm tốt hơn và đi đúng hướng. Đây mới là điều quan trọng sau mốc son của U23 Việt Nam".

Đối thủ tiếp theo của U23 Việt Nam trong trận tứ kết là U23 Iraq. Đây là thử thách khó khăn nhất cho thầy trò HLV Park Hang-seo bởi Iraq là đội bóng giàu thành tích nhất sân chơi này. Họ vô địch năm 2013 và đoạt hạng 3 cách đây 2 năm. Tại vòng bảng, Iraq dẫn đầu bảng C sau khi thắng Malaysia 4-1, hòa Saudi Arabia 0-0 và thắng Jordan 1-0.

Thống kê sau 3 trận đấu vòng bảng, Iraq tung ra 1.116 đường chuyền thành công, 10 cú dứt điểm trúng mục tiêu, có 4 pha kiến tạo, 5 bàn thắng và tỷ lệ đi bóng qua người thành công lên đến 63,9%. Mọi chỉ số họ đều vượt trội thầy trò HLV Park Hang-seo

10 tháng 4 2018

…Cũng đã gần mười năm, người hâm mộ Việt Nam mới có dịp được sống trong cảm giác hạnh phúc đến tột cùng như thế này. Lần này không phải trước Thái Lan mà ở một vị thế khác: Một trong bốn đội tuyển U23 xuất sắc nhất châu Á. Có lẽ cũng như tôi, chẳng ai tin rằng U23 Việt Nam sẽ làm được điều tưởng như không tưởng thế này… Kỳ tích, lịch sử hay cú đột phá ngoạn mục. Tất cả đều đúng. Và dù một ngày trôi qua nhưng trong tôi vẫn lâng lâng niềm vui khó tả. Tôi cảm thấy thật may mắn khi có thể theo dõi gần trọn vẹn 150 phút thi đấu của đội tuyển Việt Nam tối thứ 7. Ba giờ đồng hồ đã đưa tôi khám phá hành trình đỉnh cao của bóng đá với bao cảm xúc lẫn lộn: có vui mừng, có hụt hẫng và tiếc nuối, có hi vọng và hồi hộp để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.