K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tố Hữu - một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng Văn học cách mạng kháng chiến Việt Nam. Người đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn - rạo rực hăm hở tâm huyết của người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố Hữu dường như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng, khi bắt gặp lí tưởng Đảng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

 

Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu (1937 - 1947). Đây là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là muôn năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam.

Có thể nói với Từ ấy đã đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu, đây là sự khẳng định lí tưởng của một chiến sĩ trẻ khi đã có Đảng dẫn lối soi đường.

Bài thơ này Tố Hữu đã bày tỏ cảm xúc mãnh liệt đột ngột, cảm xúc thực của một trái tim đang khao khát được giác ngộ, để đi theo chân lí của cách mạng, để tìm ra một hướng đi cho tương lai. Mở đầu bài thơ, tác giả đã dùng từ Từ ấy rất độc đáo - không hiểu là từ khi nào, thói quen không được xác định rõ ràng, cũng không phải là dạo ấy, dạo đó, hay là từ ngày đó... mà người chỉ dùng một cụm từ từ ấy, để diễn tả tâm trạng của mình khi bắt gặp lí tưởng cho cuộc đời. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - là câu thơ như chợt tỉnh giấc sau một đêm dài mộng mị, qua từ bừng câu thơ như trỏ nên có hồn hơn, trở đầy tầm trạng khi xao xuyến, khi thì rạo rực băn khoăn hớn hở. Tố Hữu đã rất tinh tế khi dùng câu thơ này để diễn tả một cái tôi bản ngã của một chàng thanh niên 19 tuổi đang băn khoăn đứng giữa cuộc đời: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước - Chọn một dòng hay để nước trôi đi. Thì cùng lúc đó người đã giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ánh sáng lí tưởng đã chiếu rọi vào tâm hồn trẻ làm bùng nổ một thế giới đầy hương sắc, tràn trề sức sống và niềm vui. Sự gặp gỡ lí tưởng đã dẫn đến sự đổi thay cơ bản mốỉ quan hệ con người với toàn bộ thế giới, đem lại sự gắn bó ruột thịt với muôn người lao khổ để tạo thành sức mạnh to lớn của cách mạng. Sự gặp gỡ lí tưởng cũng đã tạo nên một cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ: Cái tôi tự ý thức sâu sắc về mình đồng thời là cái tôi gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người. Cái tôi ấy đã hòa chung vào với cộng đồng khi đã thấy:

 

Mặt trời chân lí chói qua tim.

Mặt trời - là một biện pháp tu từ ẩn dụ, để chiếu ánh sáng lí tưởng cách mạng, mặt trời ấy có đủ sức mạnh và ánh sáng chân lí để soi rọi bao con người, bao chiến sĩ trẻ, bao thanh niên trí thức chưa được giác ngộ. Chỉ có mặt trời ấy mới đủ chân lí vĩnh cửu để soi rọi bao nẻo đường, chiếu sáng mọi ngõ ngách trong sâu thẳm của trái tim.

Niềm vui tràn trề của một tâm hồn hòa vào niềm hân hoan của cả một thế hệ thanh niên cách mạng cũng đã tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê, trong bài Hi vọng, Tố Hữu đã viết :

Ôi vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo

Bốn phương trời vào theo dấu muôn chân

Cũng như tôi, tất cả tuổi đương xuân

Chen bước nhẹ trong giỏ dầy ánh sáng.

Tố Hữu đã bộc lộ một cảm xúc, một niềm tin vào tương lai: Người thanh niên cách mạng tự cảm thấy:

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tâm hồn của cái tôi trữ tình lúc này đã được mở rộng, để đón nhận những chân lí tuyệt vời mà Đảng đã đem lại, những hương vị tuyệt vời của cuộc sống đang nô nức reo vui vào một niềm vui mới, niềm vui khi đã có Đảng dẫn đường. Tố Hữu đã dùng biện pháp so sánh vì hồn tôi lúc này như là một vườn hoa lá - lại có cả hương thơm và rộn rã tiếng chim. Hương vị ngọt ngào của cuộc đời thực đã phai màu trong suy nghĩ của người thanh niên cách mạng, niềm tin của người thanh niên cách mạng mặc dầu mang màu sắc lí tưởng hóa, nhưng lại rất chân thành và trong trẻo là tâm huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ.

Từ ấy đã thể hiện được bầu nhiệt huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ, của một cái tôi trữ tình buổi đầu nặng trĩu những ưu tư, ưu phiền của cuộc đời. Song đã bắt gặp được lí tưởng cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của con người đối với cuộc đời, của niềm tin vào một tương lai sáng huy hoàng, vào chân lí của cách mạng.

30 tháng 8 2021
Tham khảo:

I. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề: lựa chọn lối sống là vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn trẻ.

- Giải thích mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi của nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.

II. Thân bài

1. Sống đẹp là như thế nào ?

- Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.

- Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa

- Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.

- Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

2. Ý nghĩa của việc sống đẹp

- Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.

- Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác.

- Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.

3. Bàn luận, mở rộng

- Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, ...

- Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở những hành động nhỏ nhất trong suốt đời người.

4. Liên hệ bản thân

- Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.

- Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.

- Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

- Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa

III. Kết bài

- “Khi bạn ra đời, bạn khóc, mọi người cười” nhưng hãy sống sao để “khi chết đi mọi người khóc còn bạn cười”.

30 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé:

Dàn ý:

1. Mở bài

    - Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề

    + Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.

    + Gián tiếp: lựa chọn lối sông là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.

    + Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kì, trục lợi.

    - Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực

2. Thân bài

    A. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

    - Câu thơ của Tô' Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sông đẹp trong cuộc sống mỗi con người.

    - Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người tư khi xã hội xuất hiện Hiển văn minh, văn hóa.

    - Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sông có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, người khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến

    - Bị nguời khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sông với tâm hồn, tình cám nhân cách, suy nghĩ khát vọng chinh đáng, cao đẹp.

    - Câu thơ của Tô' Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định con người cần rèn luyện cách sống đẹp.

    B. Biểu hiện của lối sống đẹp

    - Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:

    + Sống tự lập, có ích cho xã hội.

    + Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.

    + Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.

    - Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:

    + Sống hiếu nghĩa với người thân.

    + Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.

    + Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.

    + Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.

    - Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:

    + Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.

    + Học để sống có văn hóa, tiến bộ.

    + Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.

    - Sống phải hành động lương thiện, tích cực:

    + Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.

    + Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.

    C. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.

    - Thói ích ki, vụ lợi không lứiừng làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,

    - Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.

    - Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.

    - Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn ... dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.

    - Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.

    - Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.

    - Xác định mạc đích sông rõ ràng.

    - Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.

3. Kết bài

    - Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp

    + Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người.

    + Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.

Đoạn văn:

Trong cuộc sống, mỗi người đều có một thái độ sống và phong cách sống riêng của chính mình. Thật vậy, theo em, phong cách sống đẹp chính là thái độ sống có mục tiêu, có ước mơ và luôn nỗ lực để theo đuổi ước mơ và mục tiêu sống của chính bản thân mình. Đã bao giờ bạn tự hỏi "Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có ước mơ?". Không có ước mơ, con người chắc chắn sẽ sống một cuộc sống vô định, vô nghĩa. Không có ước mơ thì đồng nghĩa với việc chúng ta chẳng có con đường để đi cho riêng mình, ta sẽ mãi mãi phó mặc cuộc sống của mình cho số phận và điều gì đến thì đến. Vậy nên, không có ước mơ thì ta sẽ mãi phụ thuộc và sống vô nghĩa biết nhường nào. Vì vậy, sống đẹp chính là việc từng ngày được sống, ta luôn nỗ lực phấn đấu theo đuổi ước mơ và mục tiêu của mình đến cùng bằng tất cả những sự nỗ lực và kiên trì. Nỗ lực là khi con người dồn 100% sức lực, tâm trí cho công việc mà mình muốn làm, con đường mà mình muốn đi. Nỗ lực là khi ta vận dụng tất cả những tiềm năng và yếu tố, năng lực, kỹ năng mình có bằng mọi cách khác nhau để đạt được thứ mà mình mong muốn. Kiên trì là khi con người có sức bền bỉ với công việc mà mình đang làm, gặp khó khăn thì không nản mà tìm cách vượt qua bằng các cách khác nhau để đạt được điều mà mình muốn thì thôi. Kiên trì và nỗ lực cũng chính là thông điệp trong câu nói "Có công mài sắt có ngày nên kim": nếu như con người chịu khó, nỗ lực làm việc, phấn đấu và hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ thì sẽ đạt được thành quả tương xứng.Người biết nỗ lực là người biết tìm tòi và khám phá ra những yếu tố và tiềm lực mà mình có để vận dụng vào công việc mình đang làm. Hơn nữa, người nỗ lực cũng là người không từ bỏ 1 cơ hội nào để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công việc mình đang làm, không ngừng thử thách bản thân và tìm đủ mọi cách để đạt được thành công. Chính nhờ sự nỗ lực phi thường ấy mà đã có biết bao con người thành công trên cuộc sống. Trên cả thành công, đó là một thái độ sống đẹp hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, thái độ sống đẹp mà ai cũng cần phải có đó là sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ và kiên trì đến cùng vì mục tiêu của bản thân.

13 tháng 3 2018

Tác giả Tố Hữu được biết đến là nhà thơ trữ tình chính trị với nhiều tác phẩm tái hiện chân thực chặng đường cách mạng. Việt Bắc, kiệt tác nghệ thuật của Tố Hữu, được sáng tác trong giai đoạn lịch sử quan trọng- thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước của dân tộc. Với tầm nhìn của nhà tư tưởng, tâm hồn nghệ sĩ, Tố Hữu miêu tả sâu sắc mà cảm động cuộc chia ly của những người lính kháng chiến với căn cứ cách mạng Việt Bắc, cũng như hiện thực chiến tranh suốt 15 năm kháng chiến.

20 tháng 9 2021

Bạn tham khảo:

Tố Hữu là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông là đỉnh cao của khuynh hướng trữ tình - chính trị, mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và tinh thần dân tộc. Và có thể nói, Việt Bắc là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ Tố Hữu. "Việt Bắc" là khúc anh hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến và về con người. Và có lẽ, những ai đã đọc Việt Bắc sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong bài thơ - vẻ đẹp với sự gắn bó, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Mở đầu đoạn thơ miêu tả bức tranh tứ bình trong "Việt Bắc" là một câu hỏi tu từ - một câu hỏi để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng khôn nguôi:

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Với hình thức câu hỏi tu từ, ngắt nhịp chẵn cùng việc sử dụng điệp từ "ta" tác giả như muốn nhấn mạnh nỗi nhớ, cùng tấm lòng thủy chung son sắt của mình. Nỗi nhớ ấy, tấm lòng ấy gửi đến "hoa cùng người". Cách nói tách đôi "hoa" và "người" giúp người đọc nhận thấy sự kết hợp hài hòa, đan xen vào nhau giữa "hoa" - thiên nhiên Việt Bắc với "người" - những người dân Việt Bắc, những người tham gia vào cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ của dân tộc.

Những nét vẽ đầu tiên cho bức tranh tứ bình trong bài thơ là khung cảnh mùa đông đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Hình ảnh thiên nhiên gợi ấn tượng đậm nét với bạn đọc về khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc vào đông với một màu xanh bạt ngàn, vô tận ánh ngời lên sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, cảnh vật nơi đây. Và để rồi, trên cái nền xanh ấy là sự điểm xuyết màu đỏ rực rỡ của những bông hoa chuối rừng. Hai gam màu ấy quyện hòa vào nhau dưới ánh nắng vàng làm cho bức tranh thêm sinh động ấm áp. Trên cái nền thiên nhiên vào đông ấy, hình ảnh con người hiện lên thật khỏe khoắn, mạnh mẽ và đầy chủ động "dao gài thắt lưng". Con người ở đây được đặt trong không gian thiên nhiên rộng lớn, bao la, kì vĩ song vẫn nổi bật lên một cách vững chãi, sánh ngang với tầm vóc thiên nhiên.

Không chỉ là khung cảnh Việt Bắc vào đông mà hình ảnh vào xuân của thiên nhiên Việt Bắc cũng được tác giả miêu tả một cách sinh động, độc đáo:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Có thể nói, sắc trắng của hoa đào, hoa mận đã trở thành nét đặc trưng riêng của thiên nhiên Tây Bắc mỗi độ xuân về và ở đây, tác giả Tố Hữu đã thể hiện rõ điều đó. Đó là một bức tranh mùa xuân viên mãn và tràn đầy sức sống với sắc trắng của rừng mơ tinh khôi, trẻ trung, thơ mộng. Cái đẹp, cái quyến rũ của thiên nhiên dường như được tăng lên bội phần bởi chính cảm xúc trầm trồ, ngưỡng mộ của tác giả qua cách sử dụng từ "trắng rừng". Trên cái nền xao xuyến ấy của thiên nhiên, hình ảnh con người hiện lên thật lặng lẽ. Từng động tác "chuốt từng sợi giang" vừa gợi sự cẩn trọng, tỉ mỉ vừa gợi sự khéo léo, tài hoa của những người lao động Việt Bắc. Dường như, bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu ân tình được người lao động gửi trọn vào trong đấy.

Nếu như bức tranh mùa xuân được tác giả vẽ lên bằng màu sắc của thiên nhiên Việt Bắc thì bức tranh mùa hè được tác giả gợi nên từ cả màu sắc lẫn âm thanh:

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình

Thiên nhiên có sự quyện hòa giữa sắc vàng của phách và âm thanh của tiếng ve để rồi như rộn lên những cảm xúc yêu mến, xốn xao khi phải chia li. Âm thanh và màu sắc cộng hưởng vào nhau, dường như, tiếng ve đã đánh thức màu sắc để tạo nên sự chuyển động mau lẹ "rừng phách đổ vàng". Chữ "đổ" được tác giả sử dụng thật tinh tế, gợi nên sự căng tròn, tràn trề và cả nguồn sống rạo rực. Trong cảnh sắc ấy, con người vẫn âm thầm "một mình" chăm chỉ "hái măng". Đó chính là hình ảnh người lao động chịu thương, chịu khó lặng thầm cống hiến cho đất nước, cho kháng chiến.

Hình ảnh kết thúc bức tranh tứ bình trong Việt Bắc đó chính là bức tranh về mùa thu - mùa thu hòa bình:

Mùa thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ trong vẻ êm đềm, thơ mộng với ánh trăng tỏa sáng, chiếu rọi khắp núi rừng. "Trăng rọi hòa bình" là hình ảnh gợi tới ngày mai tươi sáng. Có thể nói, đây là một hình ảnh thơ được tạo nên bởi sự hòa quyện giữa cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng lịch sử. Và để rồi, trong không khí ấy, con người hiện lên không phải bởi gương mặt, hình dáng mà bởi tiếng hát, với nét đẹp tâm hồn từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam: ân tình, thủy chung, lạc quan và luôn tin vào một ngày mai tươi sáng.

Tóm lại, bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc hiện lên thật đẹp, thật sinh động bởi nó có sự gắn bó, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. Đồng thời, qua đó, chúng ta thấy được tài năng của Tố Hữu trong việc sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn hình ảnh và tấm lòng ân tình, thủy chung của ông đối với quê hương cách mạng Việt Bắc.

20 tháng 9 2021

mạng ak bn ?

30 tháng 9 2019

Viết về Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng, Tố Hữu không thể viết riêng về một vùng đất mà trở thành biểu tượng cho sức mạnh kháng chiến, cho linh hồn cách mạng, cho ý chí của toàn dân tộc trong cuộc trường chinh vĩ đại. Thơ ca cách mạng đã tìm được vẻ đpẹ toàn bích trong thành công của bài thơ Việt Bắc. Nhà thơ nói về lí tưởng, về cách mạng, về truyền thống tinh thần của dân tộc, đất nước với tình cảm say mê nồng nhiệt, với những rung động của một trái tim yêu nước. Tiếng lòng của nhà thơ cũng là tiếng lòng của nhân daan kháng chiến, của dân tộc Việt Nam anh hùng.

9 tháng 6 2016

    Mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có nhiều băn khoăn về lẽ sống. Nhà thơ Tố Hữu trong những năm tháng tuổi trẻ đã từng cất lên tiếng thơ đầy trăn trở:

“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”

(Một khúc ca - Tố Hữu)

         Tuổi trẻ hôm nay nghĩ gì về câu hỏi ấy và sẽ trả lời nó như thế nào?

        “Sống đẹp” là khao khát đầy lí tưởng của nhiều bạn trẻ. Chúng ta mơ ước đến sự sống được xã hội thừa nhận và tôn vinh. Vậy thế nào là “sống đẹp”?

        Đó là một câu hỏi lớn và thật khó để trả lời cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu từng tâm niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, “Con người muốn sống con ơi - Phải yêu đồng chí yêu người anh em”,... Các Mác từng khẳng định rằng, đối với con người “Hạnh phúc là đấu tranh”,... Vậy đâu là bản chất cùa lối sống “đẹp”?

        Năm tháng dẫu qua đi, cuộc đời hôm nay dầu đổi khác nhưng những quan niệm mang tính khái quát về sự sống, về cách “sống đẹp” vẫn còn đó nhắc nhở chúng ta hướng đến cuộc sống dám ước mơ, biết vươn lên, sống cống hiến, sống hoà nhập để trở thành người có ích đối với cộng đồng.

       Cuộc sống riêng của mỗi người đều có những khó khăn và gian khổ. Một cô bé mồ côi sống với người bà già cả, phải tự lao động kiếm sống nuôi thân. Một thanh niên bị liệt đôi tay phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình, người thân. Một cậu bé sống trong sự giàu sang, sung sướng cùa gia đình nhưng thiếu vắng đi tình yêu thương, sự quan tâm săn sóc của cha mẹ. Hay thậm chí có những bạn trẻ đang sống trong những gia đình bình thường, có một cuộc sống bình thường, việc học tập cũng bình thường,... Cuộc đời những con người ấy có thể đã bị những gian khổ, bế tắc, cám dỗ hay sự tầm thường dìm xuống, cuốn đi. Cô bé tội nghiệp kia có thể suốt đời lam lũ với miếng cơm manh áo nuôi thân. Người thanh niên có thể suô't đời sống bám vào người khác. Cậu bé đáng thương có thể đã bị sự vô trách nhiệm của cha mẹ và sự dư thừa của tiền bạc cuốn vào những tệ nạn. Và hầu hết những bạn trẻ chúng ta có thể bị sự bình thường của cuộc sống cuốn đi những năm tháng tuổi trẻ. Nhưng điều gì đã làm cho cuộc sống tưởng như đầy sắc màu đơn điệu của họ trở lên tươi tắn đẹp đẽ? Không cam chịu với hiện thực phũ phàng, họ đã biết ước mơ và dám mơ ước. Đó là điều vô cùng kì diệu của sự sống, sống đẹp là gì nếu không phải là cuộc sống dám ước mơ, dám ngẩng cao đầu hướng đến những điều kì diệu sẽ xảy ra?

 

      Sống đẹp, đó còn là lối sống biết cống hiến, biết hoà nhập với cộng đồng. Sẽ thật ích kỉ nếu “chỉ nhận riêng mình” mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chia sẻ để nhận về nhiều hơn những điều mình có là bản chất của cuộc đời này và đó là chất kết dính con người thành một cộng đồng vững mạnh. Những giọt máu nóng hổi cho đi có thể cứu lấy sự sống cho ít nhất một người. Một bàn tay tình nguyện vươn đến vùng cao có thể mang đến hạnh phúc cho rất nhiều người. Gần gũi hơn, trong cuộc sống hàng ngày, một lời động viên, an ủi bạn bè, hàng xóm có thể mang đến những động lực để họ vượt qua gian khó; một ánh mắt sẻ chia, một bàn tay nắm lấy có thể giúp người bạn trong phút sa ngã vượt qua cám dỗ, mặc cảm. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ luôn đợi chờ sự góp sức, chung tay của mỗi chúng ta.

        Các Mác từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Điều đó mang rất nhiều ý nghĩa, sống không đơn giản là âm thầm bước đi theo con đường mình đã chọn. Sống cũng không chỉ là trồng cây, ươm trái trên con đường ấy. Sống đẹp còn là biết dẹp đi những chướng ngại, những chông gai trên con đường nhiều thác ghềnh, cám dỗ. Đó là biết đấu tranh với cái xấu, cái ác ở đời để góp phần làm trong lành sự sống. “Hạnh phúc là đấu tranh" - hạnh phúc là được chiến đấu cho lí tưởng, cho ước mơ của bản thân; cho sự an lành của những người ta yêu quý; cho cuộc sống tươi đẹp của toàn xã hội. Phải là những người bản lĩnh, biết yêu thương và cũng biết căm thù dám tránh được thói a dua ở đời và hơn thế là đấu tranh để loại bỏ những điều sai trái quanh mình. Hãy nhìn thế giới quanh bạn. Đã bao giờ bạn lên tiếng để một người hạ điếu thuốc lá xuống? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước vấn đề bạo lực học đường? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước hành vi cóp bài của một người bạn cùng lớp?,... Chỉ cần tỏ thái độ không đồng tình, chỉ cần lên tiếng để ngăn cản những việc làm đi ngược lại lợi ích của cộng đồng là bạn đã thể hiện bản lĩnh sống, khẳng định lối sống “đẹp” của bản thân mình.

        Bồi hồi trước ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có bao dự định và ước vọng trong tương lai. Với sức trẻ, với tiềm năng tri thức chúng ta khát khao được góp phần vào sự phát triển chung cùa xã hội. Vậy thì nếu bạn, nếu tôi cùng chung mơ ước ấy, tại sao chúng ta không cùng nhau chung tay để “sống đẹp”?

9 tháng 6 2016

a. Mở bài: Trong “Một khúc ca”, Tố Hữu viết “¤i sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” – câu thơ k hiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

b. Thân bài

 - Giải thích thế nào là sống đẹp? “Sống đẹp” là gì? Có nhiều cách lý giải nhưng tựu trung lại: “sống đẹp” là cách sống đạt chuẩn mực cao của xã hội, được mọi người ngưỡng mộ.

 - Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp:

 + Biểu hiện của “sống đẹp” khá phong phú. Trước hết, “sống đẹp” phải gắn với lý tưởng cao đẹp. Lý tưởng có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh lịch sử những cái cốt lõi của nó là phải vì dân vì nước. lý tưởng là ngọn đèn soi đường giúp con người có mục đích sống đúng đắn.

 + Người “sống đẹp” phải là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, biết yêu thương những người thân yêu trong gia đình, rộng hơn là yêu nhân dân, đất nước. Biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh éo le, bất hạnh.

 + Không thể “sống đẹp” nếu không có một bộ óc hiểu biết cùng một cơ thể khỏe mạnh. Kiến thức và sức khỏe cũng là một điều kiện cần thiết để con người có thể đạt tới chuẩn mực của “sống đẹp”.

 + “Sống đẹp” phải gắn với những hành động đúng đắn, tích cực vì hành động là biểu hiện cụ thể nhất, dễ thấy nhất của “sống đẹp”. Lý tưởng mà xa rời hành động thì lý tưởng sẽ trở nên vô nghĩa.

 - Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống, trong văn học.

     Có nhiều tấm gương “sống đẹp”. Trong lịch sử dân tộc, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân như: Hai Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh … Trong xã hội hiện tại của chúng ta cũng có biết bao nhiêu tấm gương sống đẹp: anh thanh niên Trần Hữu Ân một mình nuôi hai bà mẹ bị ung thư, cô bé Lê Thanh Thúy (công dân tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007) trong những ngày cuối cùng chiến đấu với bệnh ung thư vẫn tổ chức những hoạt động từ thiện cho bệnh nhi ở bệnh viện ung bướu.

 -  “Sống đẹp” còn đồng nghĩa với việc con người cần phải biết đấu tranh với cái ác, cái xấu, với lối sống “không đẹp” như: trộm cướp, hút chích, ma túy … tồn tại nhan nhản trong xã hội. Phải biết đấu tranh với thói quen nói tục, chửi thề, bệnh thành tích, sự thiếu trung thực trong học tập và thi cử của học sinh, sinh viên.

 - Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.

 - Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

àTóm lại, “sống đẹp” là cách sống mà mọi người nên hướng tới. Để “sống đẹp”, học sinh cần phải nổ lực học tập, rèn luyện, phải nuôi dưỡng trong tâm hồn những t×nh cảm cao đẹp cũng như biết đấu tranh với cái ác, cái xấu tồn tại xung quanh mình.

c. Kết luận

- Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp.

- Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân

18 tháng 7 2017

Nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu: Đánh dấu chặng đường 10 năm đầu thơ Tố Hữu, cũng là 10 năm hoạt động cách mạng từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng, gắn với 10 năm nhiều biến cố của lịch sử dân tộc.

Đáp án cần chọn là: B