K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh dòng sông Hương với các sắc thái khác nhau (khi thì mạnh mẽ, khoáng đạt, lúc lại dịu dàng, nên thơ), đặc biệt ấn tượng trong lòng người đọc là hình ảnh dòng sông ở trên thượng nguồn, một dòng sông hoang dại và tự do, hệt như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Đó là một hình ảnh rất sáng tạo và ấn tượng. Dòng sông ở thượng nguồn, nơi nước chảy mạnh mẽ, cuồn cuộn, đó là khởi đầu, là nguồn gốc nơi dòng sông Hương bắt đầu nên nó mang theo một chút gì đó hoang dã như một con thú chưa được thuần phục, hoàn toàn tự nhiên và dữ dội. Nhưng qua lăng kính đầy lãng mạn của tác giả, dòng sông ấy không như một con thú hoang chưa được tôi luyện mà nó giống như người con gái Di – gan phóng khoáng, tự do và man dại. Đúng vậy, đó chính là vẻ đẹp khởi nguyên của dòng sông, ở nơi nó sinh ra và chưa bị gò bó bởi bất cứ cái gì. Nó mang vẻ đẹp của núi rừng hoang sơ, sự man dại, hoang dã của thiên nhiên, đó là vẻ đẹp của tạo hóa, của một thứ với nguyên bản chất và giá trị của nó. Nhưng sự hoang dã của nó đã được nhân cách hóa, khiến nó trở nên đẹp đến lạ lùng đầy quyến rũ. Đây có lẽ chính là một thành công lớn của tác giả ngòi bút của ông có thể so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người một cách tự nhiên và tài tình đến vậy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Các chi tiết thể hiện dòng sông có tính cách, tình cảm riêng:

- “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.”

→ Dòng sông mang nét nữ tính hoang dại, phóng khoáng. Hình ảnh so sánh cho thấy vẻ đẹp của sự tươi mới, thanh thuần của thiên nhiên, không hề vướng bụi tạp chất; một tâm hồn trong sáng, tự do, bản lĩnh.

- ...đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

→ Lúc này, dòng sông đối lập với dáng vẻ man dại khi trước. Dòng sông khoác lên dáng vẻ yểu điệu, dịu dàng như thiếu nữ đang say ngủ. Cảnh vật thơ mộng khiến dòng sông thay bằng một dáng vẻ mới đầy trữ tình, xinh đẹp.

- “Sông Hương tươi vui hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.”

→ Đó là cảm xúc của người con đi xa đợi được ngày trở về chốn quê cũ. Cảnh vật quen thuộc khiến cảm xúc phấn chấn, vui vẻ hẳn lên.

- Sông Hương khi thì là một con người con gái đẹp ngủ mơ màng, khi là người con gái dịu dàng của đất nước, khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

⇒ Sông Hương được nhà văn miêu tả như một cô gái với tính cách phong phú, và một nét thống nhất chung là sự nữ tính đầy duyên dáng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Những đặc tính tự nhiên của sông Hương đã được tác giả chú ý:

Ở thượng nguồn

- Dòng chảy của sông Hương hoang dại, mãnh liệt, cuộn xoáy, vừa dịu dàng và say đắm giữa rừng già Trường Sơn như một thế giới đầy bí ẩn.

+ Cuộn xoáy như con lốc vào những đáy vực bí ẩn.

+ “như cô gái Di-gan phóng phoáng và man dại”

+ Chỉ có rừng già mới chế ngự được sức mạnh bản năng của dòng sông.

Ngoại vi thành phố, giữa các đồng bằng châu thổ

- Sông Hương mang dáng vẻ yểu điệu, quyến rũ của người thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa.

+ “uốn mình theo những đường cong thật mềm”.

+ chuyển hướng liên tục tạo dáng vẻ thướt tha, yểu điệu.

+ “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”.

Trong lòng thành phố

- Sông Hương mang dáng vẻ dịu dàng, yên ả, lững lờ trôi.

+ “như tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”.

+ Nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vầng trăng non.

+ Giữa những xóm làng sầm uất, trù phú và giữa lòng thành phố Huế, sông Hương trôi rất chậm, như một mặt hồ yên tĩnh... như vương vấn một nỗi lòng.

* 2 đoạn tiêu biểu nói về từng đặc tính của sông Hương:

+ Đoạn 1: từ “Trong những dòng sông đẹp ở các nước ... chân núi Kim Phụng” → nói về những đặc tính của sông Hương ở thượng nguồn.

+ Đoạn 2: từ “Phải nhiều thế kỉ qua đi,... trung du bát ngát tiếng gà” → làm nổi bật đặc tính lạ lùng của sông Hương là đổi dòng đột ngột, liên tục trên hành trình về với thành phố Huế.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

a.

1, Mở bài:

- Giới thiệu về đề tài sông Hương.

- Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí.

- Dẫn vào nhận định của nhà văn về dòng sông...

2, Thân bài

* Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm

- Tác phẩm được sáng tác tại Huế năm 1981.

- Đánh giá nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở câu mở đầu đoạn trích: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước….một thành phố duy nhất”

⇒ Nhận xét mang đậm tính chủ quan của nhà văn. Thể hiện nét độc đáo sông Hương, uyên bác, tự hào.

* Vẻ đẹp của Sông Hương

- Vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn

+ Dữ dội, cuồn cuộn

+ Phóng khoáng và man dại như cô gái Di-gan.

⇒ Đó là vẻ đẹp của dòng sông nguyên thủy, mang theo sự hung hãn, hoang dại của tự nhiên như một con thú chưa được thuần hóa.

- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua vùng đồng bằng

+ Như một thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại

+ Sông Hương uốn lượn, quanh co mềm mại như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới tương lai.

⇒ Sông Hương đã chuyển mình từ vẻ đẹp mạnh mẽ, dữ dội của tự nhiên sang vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng của người thiếu nữ.

- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào lòng thành phố

+ “Sông Hương vui tươi hẳn lên ... đông bắc” → nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm vui, tâm trạng khi tìm lại được chính mình

+ “Chiếc cầu trắng ... lời của tình yêu”. → vẻ đẹp thoát tục của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.

+ “Không giống như sông Xen ... yêu quý của mình" -> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.

+ Sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ như quá yêu thành phố của mình.

⇒ Đó là vẻ đẹp của một dòng sông thơ mộng, mang trong mình những cảm xúc lạ thường, lưu luyến khó quên khi bước vào thành phố.

- Nghệ thuật:

+ Tác giả sử dụng trình tự kể từ xa đến gần.

+  Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhânn hóa, ẩn dụ ...

3, Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp của dòng sông Hương qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Khẳng định lại nhận định của tác giả về dòng sông Hương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

b. Viết đoạn văn

Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm được rút ra từ tập kí cùng tên, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thể kí của ông luôn nổi bật ở chất tài hoa, lịch lãm; ở những suy tư sâu sắc về văn hóa, lịch sử ở ngôn từ mềm mại, tinh tế, đầy những liên tưởng bất ngờ, tạo được sự kết nối đa chiều với nhiều văn bản khác. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được tác giả lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình nơi xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, quê hương mình, từ đó bày tỏ tình yêu đất nước, con người nơi đây. Chính vì vậy, dưới con mắt của một nghệ sĩ với tâm hồn đa sầu, đa cảm, đứng trước dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đến thế, tác giả nhận thấy “không bao giờ tự lặp mình trong cảm hứng của nghệ sĩ". Có khi nó đến một cách dồn dập, hồ hởi, nhưng có khi lại nhẹ nhàng, sâu lắng, tùy vào tâm trạng của người nghệ sĩ. Đó là thứ cảm xúc tinh tế của những người nghệ sĩ chân chính khi họ đứng trước cái đẹp.

25 tháng 5 2018

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:

    “Chết ba năm hình còn treo đó;

    Chết thành sông, vực nước uống mát lòng

    Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,

    Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

    Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

    Chết thành hồn, chung một mái, song song.”

Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.

23 tháng 8 2023

Đoạn trích Lời tiễn dặn được coi là một trong những đoạn trích thể hiện rõ nét về những đặc sắc của thể loại truyện thơ dân gian mang lại. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hình ảnh cô gái được hiện lên rõ nét qua quan sát và tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô và thái độ chăm sóc ân cần của chàng trai khi cô gái ở nhà chồng. Sự đan xen giữa kể sự việc và miêu tả tâm trạng nhân vật là ưu thế nổi bật của truyện thơ. Đồng thời, các cấu trúc câu lặp lại, lối sử dụng điệp từ là đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích. Một hành động, một tâm trạng khi được dùng với tần suất lặp lại với nhiều hình ảnh theo một cấu trúc ngữ pháp, nó sẽ khắc họa sâu sắc nội dung diễn tả hơn. Điều đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình và tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu. Ngoài ra, việc sử dụng các đại từ nhân xưng “anh yêu em”, “đôi ta yêu nhau”, các hô ngữ, mệnh lệnh thức “xin hãy”, “dậy đi em”,… cũng làm đoạn trích tăng tính chất trữ tình cho thể loại này.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

     Phong cảnh thiên nhiên trong bài Tràng giang thật là đẹp, hùng vĩ nhưng lại có nét đìu hiu, quạnh quẽ, và được phác họa một cách đơn sơ, rất gắn với cách miêu tả thiên nhiên trong các bài thơ cổ điển. Chẳng hạn, ngay ở hai câu thơ đầu “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp - Con thuyền xuôi mái nước song song”, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một cảnh tượng sóng nước mênh mông, bát ngát, những làn sóng gợn tới tận chân trời xa xăm. Con sóng này không chỉ rộng mà còn kéo dài đến vô biên. Tương tự như vậy, hai câu “Nắng xuống trời làn sâu chót vót – Sông dài trời rộng bến cô liêu” thì không gian được mở rộng và đẩy lên cao thêm. Sâu thêm được ở người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Chót vót khắc họa được chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng cao thì cảnh vật thiên nhiên càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài với bờ bến lẻ loi, xa vắng. Điều đó thể hiện nỗi buồn, nỗi sầu của tác giả trước cuộc đời và trước vũ trụ rộng lớn. Nhưng đâu phải chỉ có thể, một loạt hình ảnh nói trên còn giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng khao khát được gắn bó với cuộc đời với con người, với quê hương đất nước của Huy Cận.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Mở đầu văn bản, tác giả sử dụng một tình huống rất gần gũi và đơn giản để dẫn vào vấn đề đó là câu hỏi của một học viên về việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống  → Điều đó không chỉ tạo sự gần gũi mà còn giúp kéo gần vấn đề đó với cuộc sống hơn.

- Phần thân bài, tác giả đưa ra một loạt những dẫn chứng, lý lẽ để làm sáng tỏ luận điểm của mình:

+ ai trong chúng ta cũng gắn với một hay một số nghề hay công việc và dành phần lớn cuộc đời mình để làm nghề hay làm việc đó.

+ “sống” ở nơi làm việc có khi nhiều hơn ở nhà

+ “đạo sống” và “đạo nghề”

+ “làm việc” là “làm người” và “làm người” thì không thể không “làm việc”.

+ “tìm thấy chính mình” là hành trình tìm kiếm con người văn hóa và con người chuyên mon của mình

+ Trong tác phẩm Những ngày thứ ba với thầy Mô-ri có đoạn :...

- Hàng loạt những dẫn chứng, lý lẽ của tác giả nhằm khẳng định con người đang làm việc thì tức là họ đang sống. Hai khái niệm ấy luôn song hành và đan xen nhau và chúng ta phải biết cách dung hợp nó

- Kết luận, tác giả kết luận bằng việc đặt ra những câu hỏi tu từ khiến người đọc phải suy ngẫm và tự tìm câu trả lời. → Cách kết luận như vậy rất thu hút và tạo sự mới mẻ cho người đọc.

14 tháng 6 2019

Gia- ve được khắc họa thông qua một loạt chi tiết quy chiếu về một ẩn dụ: hình tượng con ác thú Gia- ve

- Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động như con ác thú chuẩn bị vồ mồi

   + Những tiếng “thú gầm”

   + Phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt

   + Túm lấy cổ áo

   + Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng

- Hắn mang dã tâm của loài thú (quát tháo, dọa dẫm, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng- tin đột tử)

- Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve

   + Giăng Van- giăng được quy chiếu về hình ảnh: Con người chân chính, con người của tình yêu thương

- Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van- giăng buộc phải tự thú