K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2023

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã giúp tôi cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên vào thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã đưa ra tín hiệu của mùa thu được cảm nhận qua qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Những câu thơ đã giúp tôi hình dung rõ hơn về những chuyến biển của vạn vật trong thời điểm giao mùa. Thu sang, dòng chảy của con sông trở nên chậm chạp, không còn dữ dội, gấp gáp như mùa hè. Cánh chim trở nên vội vã hơn, bắt đầu chuẩn bị cho cuộc di cư. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng với hình ảnh đám mây được tác giả miêu tả đang “vắt nửa mình sang thu”. Tôi có thể cảm nhận đám mây dường như cũng có cảm xúc, suy nghĩ. Nó đang phân vân, ngửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại muốn ngả về mùa thu. Ở khổ thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh thiên nhiên để nêu ra triết lý. Các hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” muốn nói về con người từng trải, đã đi qua nhiều biến cố trong cuộc đời; họ đã trưởng thành hơn, không còn cảm thấy bất ngờ, lo lắng trước những biến cố nữa. Với thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn từ giản dị cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng, bài thơ Sang thu không chỉ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa mà còn gửi gắm triết lý sâu sắc về cuộc đời.

Khi đọc đoạn đầu bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh, cảm xúc của em vừa mơ hồ lại vừa phấn khởi như hòa vào không gian thu vắng vẻ và thơ mộng. Hiện vật là hơi ổi phả vào trong giỏ xe đã làm cho em nhận ra rằng mùa thu đã đến. Hơi ổi tượng trưng cho một nguồn cảm hứng mới, mang theo những ấm áp và thơm ngát của một mùa thu tuyệt đẹp. Em có cảm giác như sương mờ mịt chùng chình bay qua những ngõ đường, mang theo cái lạnh nhẹ của mùa thu, tạo ra một không khí ấm áp và nhẹ nhàng. Em cảm nhận được rằng mùa thu đã về, mang theo một nét đẹp và tình cảm như chưa từng có trước đây. Cảm xúc của em đối với bài thơ này là hạnh phúc và thư thái, và nó khiến em mong muốn được khám phá thêm nhiều hơn về vẻ đẹp của mùa thu trong toàn bộ tác phẩm.

   Đoạn thơ trên là sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước những dấu hiệu của mùa thu về. Qua câu thơ "Bỗng nhận ra hương ổi" ta thấy hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến là dấu hiệu mùa thu đầu tiên được nhà thơ Hữu Thỉnh lựa chọn cảm nhận. Từ “bỗng” thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ đánh động mọi giác quan để con người nhận ra sự chuyển mình của trời đất. Hương ổi phả vào trong gió se mang đến cảm giác làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất. Ấn tượng tiếp theo về mùa thu của tác giả là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ "Sương chùng chình qua ngõ". Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa. Từ những dấu hiệu ấy mà tác giả đưa ra kết luận "Hình như thu đã về": Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" tâm trạng của tác giả có một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. Dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không dám tin là thu đã về. Qua khổ thơ trên ta thấy dược bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật thơ mộng và đồng thời ta thấy tình yêu sâu sắc với mùa thu và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hữu Thỉnh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Không thể thay thế từ "phả" bằng từ "tỏa" hay "quyện" vì:

- Từ "tỏa" gợi sự lan truyền trong không gian.

- Từ "quyện" là gợi sự hòa quyện, trộn lẫn vào không gian thành một khối không thể tách rời.

- Từ "phả" là động từ gợi được sự lan tỏa thành luồng của làn hơi, vừa gợi cảm giác bắt đầu nhận ra nhưng cũng rõ rệt để có thể cảm nhận. Từ "phả" cũng thể hiện được cách dùng từ tinh tế, tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên của tác giả hơn.

Hai đoạn thơ cuối trong bài thơ "Ngàn sao làm việc" khắc họa khung cảnh cảnh bầu trời đẹp đẽ với quá trình lao động không ngừng nghỉ của những chòm sao. Hàng ngàn ngôi sao cùng kết hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp huyền ảo của bầu trời đêm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Xuyên suốt hai đoạn thơ cuối là nghệ thuật nhân hóa: ngàn sao vui "làm việc", "phe phẩy chiếc quạt hồng"... Nghệ thuật nhân hóa ấy khiến những ngôi sao được nhân hóa càng thêm gần gũi. Trí tưởng tượng của tác giả như mở ra cả một dải ngân hà huyền diệu. Qua đó, tác giả muốn nhắn ngủ với chúng ta rằng: lao động và đoàn kết sẽ làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, sinh động.

Không gian đêm trở nên sống động, Nhóm Đại Hùng với tinh thần rạng ngời. Bên bờ sông Ngân, họ lướt qua ngày tháng, Với niềm vui trong việc tát nước suốt đêm...

Trong bầu trời đêm, ngàn sao sáng láng, Cùng nhau làm việc không ngừng nghỉ. Phẩy chiếc quạt hồng vụt bay khắp không gian, Báo hiệu ngày mới tới, thời gian nghỉ ngơi đã đến.

Từng câu thơ cuối trong "Ngàn sao làm việc", Làm em cảm nhận sức sống và nhiệt huyết. Tác giả Võ Quảng đã tạo nên hình ảnh sống động, Khơi gợi trong trái tim em niềm tin và hy vọng.

B. Hai 

Phó từ "Hình như" và "đã"

10 tháng 1 2022

Tham khảo:
Qua các từ ngữ và hình ảnh: Tay bà khum soi trứng. Dành từng quả chắt chiu “Bà lo đàn gà toi. Mong chờ đừng sương muối”. Đã nổi bật lên hình ảnh một người bà trong tâm trí của cháu. Đó là một người bà tảo tần chắt chiu trong cảnh nghèo khó, luôn dành dụm tình yêu thương chăm lo cháu chắt mót cuối năm bán gà may quần áo mới cho cháu mình. Bà không quên bảo ban nhắc nhở cháu nếu có la rầy trách mắng cháu thì chẳng qua cũng là vì tình yêu thương cháu.

Tình bà cháu ở đây qua những kỉ niệm thật thắm thiết và sâu nặng. Bà đùm bọc chắt chiu chăm lo cho cháu. Cháu lại yêu thương và trọn lòng kính trọng biết ơn bà.

4 tháng 12 2021

bạn tham khảo

Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.

16 tháng 12 2018

2)

Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngượng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác. Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thúc với cảnh, vừa kính phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?

16 tháng 12 2018

1,Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.