K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2022

ai làm giúp e vớiiiii

2 tháng 1 2022

tk:

Từ lâu, chiếc nón lá đã trở thành vật dụng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh thiếu nữ mặc tà áo dài thướt tha bên chiếc nón bài thơ đã làm nên bản sắc của đất nước. Có thể nói, chiếc nón lá là một phần hồn, một phần người, một phần trầm tích của nền văn hóa xứ sở.

Chiếc nón xuất hiện vào thế kỉ XIII, thời nhà Trần. Khi ấy, nón có bốn loại: nón tam giang cho các ông già bà cả, nón lá cho nhà giàu, quyền quý, nón tu lờ cho nhà sư, nón chéo vành cho lính. Thời xưa, nón thúng rộng vành nặng, đến đầu thế kỉ XX được cải tiến như bây giờ, nhẹ nhàng và thanh thoát. Đó là nón chóp nhọn đầu, loại nón được dùng phổ biến nhất.

Nón làm từ ba loại vật liệu: tre để làm vành, lá để lợp, sợi móc để khâu. Lá làm nón là lá gồi, lá cọ được lấy từ vùng trung du hoặc núi cao. Để lá có độ bền phải qua một quá trình sơ chế: phơi khô trong nắng nhẹ, sấy bằng hơi đốt diêm sinh sao cho lá có màu trắng, chọn những lá bánh tẻ có độ bền cao rồi dùng bàn là là cho phẳng. Thân tre chẻ nhỏ, chuốt tròn rồi uốn thành 16 vành với kích thước khác nhau.

Sợi móc bằng nilong bán nhiều trong các cửa hàng tạp hóa. Khung nón gồm 5 thanh tre dẹt, mỗi thanh dài khoảng 25cm có từ 15 đến 16 khấc với khoảng cách đều nhau. Để khớp các vành, một đầu các thanh tre chụm vào nhau để tạo chóp nhọn còn đầu kia gắn vào vành to nhất.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu và công cụ như kim, dao, kéo… người thợ bắt đầu dựng khung, khớp vàng vào khung và lợp lá nón. Là được lợp hai lớp, ở giữa có thể thêm một lớp mo tre. Khi lợp phải chú ý lợp sao cho đều, cho kín. Lợp xong bắt đầu khâu để khớp vàng nón với lá nón. Đường khâu bắt đầy từ vàng nhỏ nhất dần đến các vành to hơn. Khâu nón là việc đòi hỏi phải cẩn thận và tỉ mỉ nhất, mũi kim phải nhỏ, đường chỉ phải đều.

Trong các vật dụng đội đầu thì chiếc nón là có giá cả vừa phải và dùng để che mưa che nắng là tốt hơn cả. Với hình chóp nhọn, trời mưa nhanh róc nước còn trời nắng thì thoáng mát. Nón gắn bó với người nông dân hết cả cuộc đời. Nghề làm nón còn tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân lúc nông nhàn. Những làng nghề nổi tiếng đã có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước châu Âu, châu Á đem lại lợi nhuận không nhỏ.

Người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài, đội trên đầu chiếc nón lá toát lên vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng, dịu dàng. Chiếc nón còn sử dụng làm đạo cụ trong các điệu múa truyền thống như múa nón.

Cuộc sống hiện đại ngày nay có nhiều vật dụng có thể thay thế chiếc nón như mũ, ô song không thể phủ nhận vai trò của chiếc nón trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Người Việt Nam có quyền tự hào về chiếc nón lá bởi nó là bản sắc dân tộc, là nét đẹp riêng của nền văn hóa Việt. Mỗi công dân chúng ta phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc dân tộc đến những vật dụng như nón lá không bị lãng quên theo thời gian.

 

Mỗi một quốc gia đều có trang phục truyền thống và đối với Việt Nam, trang phục truyền thống đó là chiếc áo dài- một trang phục với vẻ đẹp thanh lịch mang hồn cốt tinh thần Việt.

Áo dài xuất hiện vào thời Nguyễn khi có những cải cách về trang phục. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế bởi nhà thiết kế thời trang tài năng Cát Tường và được gọi là áo "Le Mur", đây chính là cách dịch sang tiếng Pháp của "Cát Tường" mà nguyên bản chiếc áo là cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Sau này, theo xu hướng, có nhiều lần cải cách diễn ra để được chiếc áo dài như ngày hôm nay như áo dài Lê Phổ, áo dài Trần Lệ Xuân,...

Chiếc áo dài truyền thống là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai luồng văn hóa Đông- Tây. Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm. Ngày nay, nhiều nhà thiết kế đã thiết kế nhiều kiểu cổ áo đẹp và đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo còn có thể được đính ngọc, đính cườm. Thân áo là phần từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.

Ngày nay, để cho tiện lợi, nhiều chiếc áo dài được thiết kế có khóa ở dọc phần hông hoặc phần sau lưng. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau cách tân từ chiếc áo tứ thân ngày trước. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ. Tay áo thuôn dài từ vai xuống cánh tay rồi đến cổ tay, ôm sát nách.

Chiếc áo dài được mặc với quần lụa. Quần dài được may với ống quần rộng, dài chấm gót chân. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng hoặc đen. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần của áo dài có màu đi tông hợp với màu của áo. Thời trang càng phát triển, chiếc áo dài càng được cách tân với nhiều kiểu dáng mới mẻ, màu sắc thanh lịch khác nhau nhưng luôn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của nó đó là tôn lên vẻ đẹp hình thể cho người mặc. Đặc biệt, áo dài không phải là trang phục dành riêng cho nữ mà có cả áo dài nam cũng có kiểu dáng gần giống.

Ngày nay, tuy nhiều loại trang phục du nhập, thoải mái và sang trọng hơn, phù hợp với môi trường làm việc hơn nhưng vào những ngày lễ, ngày hội hay cưới hỏi, những dịp quan trọng, tà áo dài vẫn không thể thiếu vì tà áo dài vừa thanh lịch lại vừa truyền thống nhất là nó tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt. Thậm chí nhiều trường trung học còn lấy áo dài làm đồng phục bắt buộc để khuyến khích thế hệ trẻ biết gìn giữ văn hóa cổ truyền dân tộc.

Áo dài là một trang phục đặc biệt, hình như nó có cách riêng để tôn lên vẻ đẹp mọi thân hình. Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. Vì vậy, muốn sở hữu một chiếc áo dài có thể tôn lên vẻ đẹp của mình thì phải may đúng số đo bản thân. Một điều cần hết sức chú ý đó là cần bảo quản chiếc áo dài thật tỉ mỉ vì vải áo dài rất dễ bị tổn thương nên khi giặt hay mặc cần hết sức cẩn thận và trân trọng.Ra đời cách đây đã hàng ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của đất nước, người phụ nữ Việt Nam với những nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, là niềm tự hào cũng như nét đẹp cổ truyền của dân tộc.

11 tháng 8 2021

Tham khảo (Lazi):

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng: "Tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thiên nhiên?" hay chưa. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu, thiên nhiên là gì? Thiên nhiên là những gì có ở xung quanh chúng ta, do tạo hóa sinh ra và không có bàn tay xây dựng của con người. Cụ thể hơn, thiên nhiên chính là bầu trời, là mặt đất, là rừng cây, biển cả, ánh sáng… – những thứ vô cùng quen thuộc và cần thiết trong cuộc sống của ta.
Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Thiên nhiên, đó là rừng vàng mang lại cho ta một lượng gỗ khổng lồ, muôn vàn loại thảo dược quý hiếm, những động vật thú vị, một bầu khí quyển trong lành và vô vàn loại khoáng sản qúy báu. Thiên nhiên còn là biển bạc với nguồn thủy sản phong phú, những khoảng sản nguyên liệu giàu có và là đường giao thông quốc tế quan trọng thông giữa các đại dương. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn là đất đai – nơi con người sinh sống và cư trú, là nơi nuôi lớn những cây lương thực thực phẩm và là nơi chôn giấu biết bao khoáng sản để ta làm trang sức, sử dụng trong đời sống sinh hoạt thường ngày hay trong lao động sản xuất. Ngoài ra còn cho ta ánh sáng để tồn tại, cung cấp lương thực nuôi sống con người và xây dựng nên trong tâm hồn ta một thế giới kiến thức sâu rộng và lí thú.
Không chỉ có ích về mặt vật chất, thiên nhiên còn là món quà tinh thần to lớn cho con người. Thiên nhiên là kiệt tác của tạo hóa, là những bức tranh phong cảnh hùng vĩ, hữu tình. Những dãy núi cao sừng sững, trùng trùng điệp điệp, những con thác dài tung bọt trắng xóa, những hồ nước trong xanh, êm ả như đôi mắt ngây thơ. Tất cả đều vẽ lên bức tranh thiên nhiên thật đẹp, thơ mộng mà cũng hết sức kì vĩ.

22 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Tình yêu thương giữa người với người vô cùng quý giá, đáng trân, đáng quý. Tình yêu thương được hiểu là sự đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. Tình cảm ấy được biểu hiện rất cụ thể trong cuộc sống hằng ngày qua từng hành động, việc làm dẫu nhỏ bé. Đó có thể chỉ là một lời động viên, một số tiền ủng hộ, một bộ quần áo sạch sẽ cho người khó khăn...nhưng nó mang theo bao sức mạnh tinh thần lớn lao. Vì những yêu thương ấy mà người với người luôn gắn kết bên nhau và tạo nên những hình ảnh đẹp đẽ của tình người ấm êm. Không có sự yêu thương,yêu quý con người chỉ là một loài vật máu lạnh sống bằng lí trí khô cằn và cả đời nhốt mình trong băng giá cô đơn. Yêu thương là ngọn lửa ấm thắp sáng trái tim, làm giàu nhân cách và làm đẹp cuộc sống của tất cả chúng ta. Bạn và tôi, chúng ta đừng để: nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là trái tim con người! 

TTV là 3 từ in đậm nghiêng