K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2018

Trong một thế giới công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, con người dễ dàng tiếp cận kiến ​​thức toàn cầu thông qua Internet. Nó mang lại cho mọi người cả những lợi thế và bất lợi. Thứ nhất, nó tạo ra một môi trường rộng hơn để xây dựng mối quan hệ mới. Không thể phủ nhận rằng Internet cung cấp một loạt các mạng xã hội và ứng dụng cho mọi người để kết bạn. Nói chuyện với nhau hoặc thậm chí nhìn thấy khuôn mặt của họ là phổ biến trong xã hội hiện đại và tất cả các bạn phải làm là một điện thoại thông minh kết nối wi-fi hoặc 3G. Do đó, Internet tiết kiệm thời gian, sức khoẻ và thậm chí cả tiền khi không phải trả tiền cho một cuộc gọi. Thứ hai, Internet cung cấp một lượng lớn thông tin và kiến ​​thức của tất cả các đối tượng. Với một nhấp chuột hoặc một số tìm kiếm, người dùng có nguồn tài liệu khác nhau và thông tin hữu ích. Ví dụ, thay vì đọc báo, sẽ dễ dàng hơn khi đọc và bình luận trực tuyến không chỉ tin tức, tiểu luận mà còn cả sách và các loại tác phẩm khác. Tất cả đều được tải lên trên Internet, người dùng có thể tải xuống nó cho một số mục đích. Thứ ba, việc áp dụng Internet vào mọi khía cạnh của cuộc sống là hữu ích trong xã hội hiện đại. Một ví dụ điển hình là thay vì đi đến văn phòng, cảnh sát có thể ở nhà và kiểm soát công việc thông qua máy tính xách tay. Nhiều nhóm và tổ chức thực hiện các cuộc hẹn trực tuyến và họ thậm chí làm kinh doanh bằng internet. Tuy nhiên, lợi ích cũng đi kèm với nhược điểm. Ngày càng có nhiều thanh thiếu niên nghiện điện thoại thông minh cũng như đang online. Họ làm tất cả mọi thứ trên internet: chơi, học tập, mua sắm tốt và thậm chí giao tiếp. Thanh niên dành phần lớn thời gian lướt mạng xã hội mà không có bất kỳ tác động tích cực. Nó dẫn đến một lương tâm vô cảm mà họ không gửi ra đau đớn của sự xấu hổ hoặc tội lỗi đối với hành vi sai trái. Hơn nữa, công nghệ gây ra sự lười biếng. Họ gửi thư thay vì thư truyền thống, họ nói chuyện ít hơn khi phải đối mặt với nhau, họ thích nằm trên giường và làm công cụ. Ngoài ra, bạo lực thông qua trẻ em và các vấn đề xã hội đang gia tăng mà không có sự kiểm soát nào. Theo tôi, chính phủ nên tạo ra nhiều chính sách hơn về việc sử dụng internet và cá nhân phải cứu họ khỏi những rủi ro khác. Mặc dù vẫn duy trì nhiều vấn đề tốt và xấu, người dùng nên cân nhắc những ưu và nhược điểm để có được sự lựa chọn tốt nhất của cuộc sống.

16 tháng 3 2018

Bài văn về cuộc sống hai mặt khi có mạng xã hội

  • 06:30 15/05/2016
  • 4

"Mạng xã hội không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển mạng xã hội", nữ sinh lớp 11 đề cập lợi ích và tác hại của mạng xã hội.

Trên một diễn đàn văn học, bài viết về lợi ích và tác hại của học sinh Ngô Thúy Hằng (sinh năm 1999), lớp 11A6, trường THPT Thanh Oai B (Hà Nội) nhận được nhiều chia sẻ.

Thúy Hằng cho biết, là người trẻ, trực tiếp sử dụng mạng xã hội, em đã viết bài văn trong tâm thế hiểu vấn đề. Hằng mong muốn, bài văn nhỏ này có thể tác động đến nhận thức của ai đó khi sử dụng mạng xã hội.

Khi hoàn thành bài viết, nữ sinh mất 10 phút để khai thác ý và 2 giờ để trình bày lên hệ thống sơ đồ tư duy và hoàn thiện bài.

Bai van ve cuoc song hai mat khi co mang xa hoi hinh anh 1
Ngô Thúy Hằng (bên phải) cho rằng, mạng xã hội là vấn đề "nóng" được nhiều học sinh quan tâm. Ảnh: NVCC.

Bài văn của Ngô Thúy Hằng:

Trên xe buýt: “Cậu đang làm gì thế?”, “Tớ đang online Yahoo”.

Giờ ra chơi: “Cô đang làm gì thế?” – “Cô đang đọc báo trên mạng”.

Và 00 giờ: “Chị đang làm gì mà vẫn còn thức?”- “Chị đang lướt Facebook”.

Có thể nói, ngày nay, các mạng xã hội như: Facebook, Wechat... đã phủ sóng khắp toàn cầu. Người ta vẫn đang sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi, thậm chí bất cứ khi nào họ rảnh là lôi chiếc điện thoại ra lướt mạng như một thói quen mà phớt lờ sự thật: Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó đem lại cho ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại.

Nhưng mạng xã hội là gì mà lại được nhiều người, thậm chí cả bạn và tôi đều yêu thích sử dụng đến vậy?

Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua Internet. Các dịch vụ, ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua tin nhắn, thậm chí gọi điện trực tuyến. Có thể nói, mạng xã hội là một trong những sản phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.

Vậy mạng xã hội đem lại lợi ích gì cho bạn và tôi? Xuất phát từ tính năng của mình, trước tiên, mạng xã hội trước hết là phương tiện truyền thông vô cùng đắc lực.

Với người truyền tải thông tin, mạng xã hội cho phép các thành viên đăng tải nhiều tin tức như một bài báo, một bản tin về thời tiết, một hội thảo, hay cuộc triển lãm nào đó. Thậm chí với mạng xã hội, người ta còn có thể quảng cáo cho sản phẩm của mình, từ những lượt like (thích) hay share (chia sẻ).

Sản phẩm dễ dàng được lan tỏa tự nhiên, nhanh chóng tới mọi ngóc ngách của mạng xã hội, rồi đến với người tiêu dùng. Mặt khác, với người tiếp nhận, họ chẳng những nắm bắt được toàn bộ thông tin phong phú, đa dạng mà còn có thể học tập, chắt lọc kiến thức từ những gì được đăng tải.

Nếu từng dùng mạng xã hội, chắc chắn bạn đã ít nhất một lần bất ngờ, thích thú vì một trạng thái chia sẻ cách ứng xử trong cuộc sống, một vài kinh nghiệm trong thi cử mà bạn vô tình đọc qua nhưng lại bất chợt giúp bạn trong trường học và trường đời.

Nhưng điều đáng nói là mọi thông tin với cả người truyền và nhận đều được xử lý, cập nhật một cách nhanh chóng và rất thời sự. Nhờ đó mà ta có thế chia sẻ hay biết được kịp thời những tin tức vô cùng nóng hổi.

Ví dụ, bạn ở căn phòng bé nhỏ của mình tại Hà Nội nhưng với mạng xã hội, lại có thể xót xa, bức xúc khi thấy cá tôm ở Vũng Áng đang chết hàng loạt do ô nhiễm.

Với lợi ích vượt bậc của mình, mạng xã hội đang trở thành phương tiện truyền thông thực sự sinh động, phong phú, hấp dẫn và bộc lộ khả năng hoàn toàn có thể thay thế vị trí của nhiều kênh thông tin khác trong tương lai.

Tuy nhiên, sẽ là chưa đủ nếu nhắc đến lợi ích của mạng xã hội mà bỏ qua chức năng giải trí. Mạng xã hội giúp bạn thư giãn bằng các bản nhạc, câu nói, clip hài hước và giúp bạn tạm quên đi buồn lo từ cuộc sống bằng các trò chơi vô cùng thú vị.

Bạn cũng có thể nói chuyện phiếm, tán gẫu với bạn bè qua các tin nhắn, bình luận. Nhưng nếu bạn vẫn thấy nhàm chán ư? Mạng xã hội cho bạn sống lại những khoảnh khắc nhắng nhít, hồn nhiên bằng việc đăng tải các bức ảnh selfie.

Hơn thế nữa, tính năng mà mọi ứng dụng xã hội đều có là giao lưu, kết bạn, mở rộng quan hệ với bạn bè, đối tác mà khoảng cách địa lý không còn là trở ngại. Còn gì tuyệt hơn nếu bạn được trò chuyện với thần tượng của mình hay một MC nổi tiếng?

Mạng xã hội có nhiều lợi ích, song có lẽ bạn sẽ đồng tình nếu tôi chọn một từ cho lợi ích chung nhất và quan trọng nhất: đó là tự do, tự do thể hiện cảm xúc, tự do trò chuyện, tự do mua sắm, tự do hẹn hò, kết hôn...

Mạng xã hội có thật nhiều ích lợi, vậy nên, hay không sử dụng mạng xã hội?

Nhưng dù thế nào, người ta cũng không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có không ít tác hại. Trước hết là về mặt thể chất của con người. Nếu dùng liên tục trong thời gian dài, ánh sáng nhân tạo và bức xạ từ màn hình vi tính, điện thoại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả mắt và não bộ.

Mạng xã hội còn cướp đi thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao của con người, hậu quả là càng ngày chúng ta càng tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, hay béo phì, tiểu đường...

Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành độn sai lầm như: giết người, nghiện hút, mại dâm...

Đã không còn quá xa lạ với những trường hợp con giết cha, cháu giết bà hay trẻ vị thành niên có thai trước hôn nhân cũng chỉ vì tò mò, học đòi những thứ trên mạng xã hội.

Nhưng chưa hết, mạng xã hội còn giết thời gian giao lưu, khám phá thế giới bên ngoài của giới trẻ. Từ đó, nó khiến con người rơi vào tình trạng “sống ảo” và thiếu đi những kỹ năng mềm. Họ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, đặc biệt là không có trải nghiệm, kĩ năng thực tế.

Lúc này, mạng xã hội chính là một con sâu gặm nhấm sức khỏe, tinh thần của những chủ nhân tương lai của đất nước trong âm thầm, lặng lẽ phá hủy tương lai của cả một dân tộc. Một lần nữa, nên hay không sử dụng mạng xã hội?

Mạng xã hội không tốt cũng chẳng xấu, nó chính là chính bản thân nó thôi. Nên hay không, phụ thuộc vào cách mà ta sử dụng nó.

Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho riêng mình, cần trau dồi một vốn kiến thức để biết sắp xếp thời gian hợp lý, chắt lọc cho mình những thông tin đúng đắn; rèn cho mình một bản lĩnh và tìm cho mình một mục đích sống để gạt sang một bên mọi cám dỗ tầm thường mà đến với hoài bão. Hãy là một người dùng thông thái: Mạng xã hội không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển mạng xã hội.

16 tháng 3 2018

Trong một thế giới công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, con người dễ dàng tiếp cận kiến ​​thức toàn cầu thông qua Internet. Nó mang lại cho mọi người cả những lợi thế và bất lợi. Thứ nhất, nó tạo ra một môi trường rộng hơn để xây dựng mối quan hệ mới. Không thể phủ nhận rằng Internet cung cấp một loạt các mạng xã hội và ứng dụng cho mọi người để kết bạn. Nói chuyện với nhau hoặc thậm chí nhìn thấy khuôn mặt của họ là phổ biến trong xã hội hiện đại và tất cả các bạn phải làm là một điện thoại thông minh kết nối wi-fi hoặc 3G. Do đó, Internet tiết kiệm thời gian, sức khoẻ và thậm chí cả tiền khi không phải trả tiền cho một cuộc gọi. Thứ hai, Internet cung cấp một lượng lớn thông tin và kiến ​​thức của tất cả các đối tượng. Với một nhấp chuột hoặc một số tìm kiếm, người dùng có nguồn tài liệu khác nhau và thông tin hữu ích. Ví dụ, thay vì đọc báo, sẽ dễ dàng hơn khi đọc và bình luận trực tuyến không chỉ tin tức, tiểu luận mà còn cả sách và các loại tác phẩm khác. Tất cả đều được tải lên trên Internet, người dùng có thể tải xuống nó cho một số mục đích. Thứ ba, việc áp dụng Internet vào mọi khía cạnh của cuộc sống là hữu ích trong xã hội hiện đại. Một ví dụ điển hình là thay vì đi đến văn phòng, cảnh sát có thể ở nhà và kiểm soát công việc thông qua máy tính xách tay. Nhiều nhóm và tổ chức thực hiện các cuộc hẹn trực tuyến và họ thậm chí làm kinh doanh bằng internet. Tuy nhiên, lợi ích cũng đi kèm với nhược điểm. Ngày càng có nhiều thanh thiếu niên nghiện điện thoại thông minh cũng như đang online. Họ làm tất cả mọi thứ trên internet: chơi, học tập, mua sắm tốt và thậm chí giao tiếp. Thanh niên dành phần lớn thời gian lướt mạng xã hội mà không có bất kỳ tác động tích cực. Nó dẫn đến một lương tâm vô cảm mà họ không gửi ra đau đớn của sự xấu hổ hoặc tội lỗi đối với hành vi sai trái. Hơn nữa, công nghệ gây ra sự lười biếng. Họ gửi thư thay vì thư truyền thống, họ nói chuyện ít hơn khi phải đối mặt với nhau, họ thích nằm trên giường và làm công cụ. Ngoài ra, bạo lực thông qua trẻ em và các vấn đề xã hội đang gia tăng mà không có sự kiểm soát nào. Theo tôi, chính phủ nên tạo ra nhiều chính sách hơn về việc sử dụng internet và cá nhân phải cứu họ khỏi những rủi ro khác. Mặc dù vẫn duy trì nhiều vấn đề tốt và xấu, người dùng nên cân nhắc những ưu và nhược điểm để có được sự lựa chọn tốt nhất của cuộc sống.

3 tháng 4 2019

Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.

Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được

Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):

"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà !
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"

Hoặc:

“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…

Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.

Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.

3 tháng 4 2019

Nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính") là một trong số đó. Nàng không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nồi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu một gia đình địa chủ, nhà Thiện Sĩ. Trong đêm thanh vắng, nàng ngồi may vá để thức cùng chồng giúp người đọc sách. Khi Thiện Sĩ ngủ quên, nàng âu yếm nhìn chồng rồi phát hiện ra cái râu mọc ngược. Hành động cầm dao cắt cái râu ấy cho chồng hoàn toàn xuất phát từ thiện ý giúp chồng đẹp hơn. Nhưng bất hạnh cho nàng, Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy hiểu nhầm hành động ấy rồi hô hoán cha mẹ. Sùng bà, Sùng ông coi việc làm của Thị Kính là mưu sát chồng.
 
Trước tình hình ấy, Thị Kính chỉ còn biết một mực kêu oan. Nàng kêu oan đến năm lần, trong đó bốn lần đầu hướng đến mẹ chồng và chồng:
 
- "Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!",
- “Oan cho con lắm mẹ ơi!”,
- “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!,
- “Oan thiếp lắm chàng ơi!”.
 
Nhưng cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Bởi Sùng bà trước sau là một kẻ độc ác, tàn nhẫn không chấp nhận vị trí của Thị Kính trong nhà mụ. Còn Thiện Sĩ chỉ là một kẻ ngu muội, bạc nhược, đớn hèn. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, đó là của Mãng ông, cha nàng: "Oan cho con lắm à?" nhưng cay đắng thay: “Dù oan dù nhẫn chẳng oan. Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào?”. Đó lại là một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Người phụ nữ ấy gặp phải cái án hàm oan tình ngay lí gian không sao tự minh oan chiếu tuyết được. Từ đó, nàng rơi vào bi kịch với cái án oan nghiệt: giết chồng.
 
Nhưng đó chưa phải bi kịch lớn nhất của người phụ nữ bất hạnh này. Xã hội phong kiến đương thời tồn tại một tư tưởng bảo thu, lạc hậu đáng kinh sợ: phân biệt sang hèn rạch ròi; kẻ nghèo khó bị khinh miệt, coi rẻ như rơm rác: khi đã nghèo, nhân cách bị đánh đồng với tiền bạc có trong tay. Thị Kính xuất thân nghèo khó lại làm dâu nhà giàu nên nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Trong chốc lát Thiện Sĩ không hiểu được thiện ý của vợ. Và nhất là Sùng bà thì mụ cố tình không hiểu. Mụ ta áp đặt cho Thị Kính là “mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à?”. Rồi mụ đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình mà đó là những lời lẽ của một kẻ tàn nhẫn và độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Hãy nghe cách bà ta tự xưng: "giống nhà bà đây giống phượng giống công" để so sánh với cách bà ta gọi Thị Kính: “tuồng bay mèo mả gà đồng”. Rõ ràng bà là đang “bới” ra nguồn gốc gia đình của hai bên chứ không hề quan tâm đến mối quan hệ mà cuộc hôn nhân của con bà với Thi Kính ràng buộc. Không chỉ hạ nhục Thị Kính bằng lời nói, bà ta còn hành hạ nàng bằng những hành động dã man. Bà ta dúi dầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Rồi không cho nàng phân bua, thanh minh, mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. Với người phụ nữ đi làm dâu trong xã hội xưa, bị nhà chồng trả về là một điều sỉ nhục không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, nội tộc. Vậy thì khi hành động như vậy, Sùng bà còn cố ý hạ nhục cả gia đình, dòng họ của Thị Kính.
 
Phản ánh bi kịch lên đến tột cùng trong số phận của nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian đã lên án những tư tưởng phong kiến bảo thủ, thối nát cướp mất quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Bên cạnh đó, đoạn trích kịch cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những “dải lụa đào”, “những trái bần trôi”,... bơ vơ, tội nghiệp trong xã hội cũ. Đó là một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn bản

12 tháng 12 2023

Em đồng ý với quan điểm sử dụng mạng xã hội Facebook vừa có lợi vừa có hại. Facebook có lợi vì nó là mạng xã hội kết nối mọi người. Dù khoảng cách có xa nhau, chúng ta có thể sử dụng Facebook như một cầu nối liên lạc với người thân, gìn giữ các mối quan hệ bạn bè, họ hàng. Bên cạnh đó chúng ta có thể dễ dàng kết bạn và gặp gỡ bạn bè từ các nơi khác nhau thậm chí xa nhau về mặt địa lý. Ngoài ra, Facebook có rất nhiều tiện ích giúp con người giải trí, xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Đối với doanh nghiệp, Facebook là một nơi lí tưởng để quảng bá sản phẩm và trao đổi dịch vụ với các khách hàng khác nhau. Mặc dù mang đến nhiều lợi ích như thế nhưng Facebook vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế khác gây nguy hiểm cho người dùng. Những tin giả trên facebook tràn làn và chưa có sự kiểm soát nên khi được tung ra sẽ lan truyền một cách chóng mặt gây hoang mang dư luận. Bên cạnh đó, sự lỏng lẻo của facebook hay an ninh mạng về kiểm duyệt về ngôn từ tiếp tay cho một số kẻ bắt nạt trên mạng xã hội dùng câu chữ của mình công kích người khác. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và cuộc sống thực tế của nạn nhân. Qua Facebook hình thành rất nhiều đường dây lừa đảo khác nhau nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân của người dùng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi sử dụng facebook chúng ta hãy là một người dùng khôn ngoan. Chúng ta không nên để bản thân đắm chìm quá sâu trong thế giới ảo mà quên mất bản thân mình và cuộc sống thực tại. Đồng thời phụ thuộc, lạm dụng quá nhiều vào mạng xã hội anh hưởng đến công việc, sự nghiệp và dần mất chính mình. 

6 tháng 4 2022

Tham khảo:

 

Việt Nam vốn là một đất nước nông nghiệp nên con người thường sống gần gũi với thiên nhiên. Lại thêm con người Việt Nam rất trọng tình mến nghĩa, hướng đến đời sống thanh cao. Bởi thế, đức tính giản dị vốn cũng rất được đề cao ở mỗi con người. Không những thế, nó còn được xem là một đức tính cần có trong thời đại ngày nay.

Giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Sống giản dị còn là không lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. Người có đức tính giản dị thường biết quý trọng tình nghĩa, giữ gìn nhân cách trong sạch. Lối sống của họ hòa hợp với thiên nhiên và mọi người xung quanh. Người giản dị còn hiền hòa trong cả lời nói, cung cách ứng xử với mọi người. Lúc nào họ cũng chân tình, cởi mở và thân thiện với mọi người.

Giản dị vốn là một đức tính cao đẹp của dân tộc ta. Không những thế, nó còn là lối sống lành mạnh, được nhân dân thực hành từ bao đời nay. Sống giản dị góp phần tiết kiệm được của cải, vật chất cho bản thân và xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Người có giản dị luôn tìm được niềm vui và hạnh phúc. Cuộc sống đối với họ lúc nào cũng đầy ý nghĩa. Bởi thế, họ là người lạc quan, yêu đời và sáng suốt.

Người có đức tính giản dị luôn được mọi người yêu thương, kính trọng và giúp đỡ. Từ đức tính giản dị hình thành nên lối sống giản dị ở họ. Không gian sống của người giản dị thường đơn sơ, mộc mạc, không cầu kì, kiểu cách. Nó luôn tạo nên nét thanh bình và thân thiện với thế giới xung quanh.

Bởi những giá trị ấy mà người xưa thường sống rất giản dị. Trong sự thanh bình và hiền hòa của cuộc sống, con người tìm thấy được mối quan hệ của mình và vũ trụ. Thiên nhiên tươi đẹp giúp tâm hồn họ được an tịnh, mẫn tuệ và sáng suốt. Sống giản dị là cách để di dưỡng cái đẹp của tâm hồn.

Dù ở bất kì thời đại nào, đơn sơ, giản dị là luôn cần thiết. Bởi nó tiết kiệm được của cải. vật chất và giúp con người có được sự an bình trong cuộc sống và tâm hồn. Đặc biệt là trong cuộc sống ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, đời sống vật chất lên ngôi, để đảm bảo xã hội phát triển ổn định, rèn luyện đức tính giản dị và thực hành lối sống giản dị cần thiết hơn bao giờ hết.

Trước hết là phải ra sức học tập và rèn luyện nhân cách, nhân phẩm tốt đẹp. Hình thành ở bản thân những phẩm chất tốt đẹp, nâng cao bản lĩnh sống, sẵn sàng thực hành lối sống giản dị ngay trong cuộc sống đầy tiện nghi này.

Biết tiết kiệm của cải, vật chất của bản thân và của xã hội. Không được phung phí hay làm tổn hại bất kì tài sản nào trong xã hội, Không nên đua đòi hình thức hay chạy theo lối sống thời thượng hào nhoáng, xa hoa, lãng phí. Vật chất chỉ là hình thức bề ngoài. Bởi giá trị đích thực của đời người đó là tình yêu thương và cuộc sống hạnh phúc. Đừng vì vật chất mà tách mình ra khỏi xã hội, quên đi nghĩa tình ở đời.

Biết bồi dưỡng tâm hồn trong sạch, thanh cao. Biết xây dựng không gian sống bình dị, hiền hòa, thân thiện với thiên nhiên xung quanh và làm cho lối sống ấy được phổ biến trong đời sống.

Đối với mọi người phải nhẹ nhàng, thân thiện. Lời nói đúng mực. Ứng xử lịch sự, nhã nhặn, tế nhị. Vật chất chỉ mua được niềm vui nhất thời và mau chóng chìm vào lạnh leo. Chỉ có tình người mới giữ ấm trái tim ta mãi mãi.

 

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không có đức tính giản dị. Họ xem của cải, vật chất là trên hết. Họ phô trương, khoe mẽ vật chất hoặc chú trọng hình thức quá mức cần thiết. Trong lời nói, họ kiêu ngạo, hợm hĩnh. Chỉ vì lợi ích, họ sẵn sàng bất chấp thủ đoạn để đoạt lấy. Bởi thế, họ thường bị mọi người xa lánh, khinh thường và thù ghét. Những người như thế thật đáng chê trách.

Đức tính giản dị làm nên cái đẹp đích thực có ở con người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính cao quý ấy.

Không phải là phép màu nhưng sống giản dị có thể giúp con người được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được ưu tư, phiền muộn. Hãy rèn luyện đức tính giản dị và thực hành lối sống ấy ngay từ bây giờ.

6 tháng 4 2022

tham khảo nha.

Tôi không tự nhận mình là người có lối sống giản dị bởi mẹ tôi đã đôi lần nhắc nhở vì sự cầu kỳ, trau chuốt cho hình thức bên ngoài của bản thân. Nhưng tôi nghĩ chúng ta, ai cũng có một quan niệm của riêng mình vì mọi điều trong cuộc sống. Với những gì đã tự rút cho bản thân và những bài học học được từ mẹ, tôi muốn thể hiện một vài suy nghĩ của mình về lối sống giản dị.

Từ xưa, giản dị là một nếp sống đáng quý, trân trọng và cần được gìn giữ. Có thể, giờ đây lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng nó vẫn là truyền thống lâu đời của người phương Đông.

Trước hết, giản dị được thể hiện rõ nét trong cách ăn mặc ở hình thức bên ngoài của mỗi người. Đừng cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất đi nét bình dị, đời thường của mình! Chỉ cần có một bộ cánh gọn gàng, sạch đẹp là bạn đã có thể khiến cho mọi người ấn tượng tốt. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí và không biết trân trọng tiền bạc của bố mẹ để có thể bằng bạn, bằng bè, điện mốt này mốt kia. Tại sao, chúng ta lại phải quá cầu kỳ, chăm chút cho hình thức bên ngoài đến vậy? Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, không đúng chủ đề lại thiếu văn minh, lịch sự thì nó chẳng còn là nét bình dị thân thương mà lại trở thành những kẻ lố bịch, thiếu tôn trọng những người xung quanh.

Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có một nét đẹp riêng nhưng điểm chung nhất của chúng ta đó là mang nét giản dị vốn có của người Việt Nam. Vậy nên, đừng bao giờ để cho đức tính đẹp đó bị phai mờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến cho chúng ta nể phục vì tài năng mà còn nể phục, trân trọng hơn nữa vì một lối sống giản dị, văn minh. Liệu trên thế giới này, có một vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo ka ki đã sờn vải, bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản?

Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thể hiện rất nhiều trong cách ứng xử hằng ngày. Mẹ tôi đã từng dạy rằng, đừng bao giờ anh nói cầu kỳ, qua Mỹ mà hãy diễn tả những lời nói, Ý hiểu của mình bằng ngôn từ dễ hiểu, trong sáng. Đúng như vậy, dù khi lời nói của bạn chị làm cô bình dị nhưng chân thành thì nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người bởi nó rất đáng yêu. Nhưng, không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên và vô tư một cách khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch của con người. Sự cư xử trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến cho những người xung quanh càng ngày càng yêu quý. Trong lối sống hằng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kỳ mà bạn vẫn có thể thể hiện rõ được mình là người giản dị, đáng mến, văn minh và lịch sự.

Chắc hẳn, bạn không thể quên được hình ảnh một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân? Đó là ông Hai – . một nhân vật văn học đã để lại cho chúng ta bao ấn tượng sâu sắc. Tâm hồn ông vốn đã người sáng bị lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn lại càng đẹp hơn nữa bởi vẻ đẹp đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên giản dị chân quê. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh của ông khi ngồi sẵn quần, kể chuyện bên nhà hàng xóm về cách mạng. Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính nhờ vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam…

Đôi khi, ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi người qua cách suy nghĩ của họ. Khi bạn đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy giữ cho mình sự bình tĩnh. Đơn giản hóa mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn sao quá dễ dàng. Vậy tại sao bạn không chứng tỏ mình là người giản dị qua cách nghĩ?

Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ và nâng niêu.

Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị trong suy nghĩ của riêng mình. Chẳng cần rườm rà, lan man, tôi đang thẳng thắn trình bày ý kiến và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi đó chính là sự nghèo nàn, vụng về trong hiểu biết. Nhưng dù sao đó là giản dị theo cách của tôi.

18 tháng 4 2022

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

18 tháng 4 2022

mở bài:

Ngỡ tưởng game chỉ là trò chơi giúp học sinh giải toả căng thẳng sau giờ học, nhưng hiện nay game trở thành “cơn nghiện” của học sinh.

II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Game: trò chơi điện tử trên máy tính
Nghiện game: là hiện tượng quá đam mê, bỏ mặc mọi thứu xung quanh, chỉ chăm chú vào đánh điện tử, chơi các trò trên mạng
Hiện trạng:

Phổ biến Các hàng internet ngày càng nhiều, số lượng học sinh chơi liên tục nhiều giờ tăng

Nguyên nhân:

Tính đa dạng của game thu hút giới trẻ Ý thức chưa cao, nhận thức còn kém Cha mẹ quản lý lỏng lẻo, nhiều bậc phụ huynh mải mê kiếm tiền mà quên mất thời gian dành cho con

Tác hại:

Ảnh hưởng xấu tới mắt: cận, loạn,… Tốn tiền, thời gian,… Học hành dễ sa sút Sinh ra nhiều tật xấu: ăn cắp, nói dối,…

Biện pháp:

Nhà trường, gia đình phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thói quen xấu này Học sinh tự có ý thức, chơi vừa đủ, dành nhiều thời gian vào hoạt động bổ ích ngoài trời,…

kết bài
Xã hội phát triển, nhu cầu giải trí tăng. Tuy nhiên không thể để hiện tượng nghiện game gia tăng vì nó là thói hư ảnh hưởng xấu tới học sinh.