K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2023

Tham Khảo:

Tỷ phú Bill Gates đã từng nói rằng “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau”. Điều đó chứng tỏ rằng, có đam mê chúng ta sẽ có động lực để thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình và rồi ta sẽ thành công. Vậy thì tại sao, bản thân mỗi người lại không thể vẽ ra cho mình một đam mê và ước muốn cống hiến mình vì niềm đam mê đó.

Đam mê là một cái gì đó lớn lao hơn sở thích và niềm vui. Sở thích có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trạng thái nhưng đam mê thì không. Nó bền bỉ và gắn kết với con người một cách keo sơn khó có thể thể tách rời. Cũng giống như ý chí và nghị lực, đam mê là động lực để con người vượt qua mọi khó khăn, rào cản để đến với niềm khát khao của mình. Vì có đam mê, chúng ta sẽ không sợ bất kì thử thách nào cả, dù nó có khó khăn và vất vả đến đâu, ta cũng sẽ cố gắng để vượt qua. Đam mê là đòn bẩy, là động lực để con người vươn xa hơn và cao hơn trời bầu trời mơ ước.

 

Trên con đường đi đến thành công, ta sẽ gặp biết bao gian nan, thử thách, nó chưa bao giờ là bằng phẳng với bất kì ai. Thành công ngày hôm nay là sự tích tụ của biết bao mồ hôi, nước mắt. Những đắng cay, ngọt bùi ta đều phải trải qua trên con đường chinh phục ước mơ. Chính niềm đam mê đã tạo nên sức mạnh và ý chí quật cường để ta quật ngã tất cả những trắc trở. Niềm đam mê vẽ ra một con đường đi cho tương lai, và cuộc đời ta sẽ dấn mình và theo đuổi con đường ấy đến khi nào ta chạm đến cuối đường. Niềm đam mê quả thật là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời mỗi con người.

Nếu một người không có hoài bão, không có ước mơ và đam mê thì họ sống cũng chỉ như không sống. Những con người ấy thật tầm thường và nhỏ bé. Sống mà không ước mơ khác gì đi một con đường mà không có điểm đến. Niềm đam mê và được hết mình vì đam mê là một ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Có đam mê ắt sẽ có những nỗ lực để đi đến thành công. Chúng ta sẽ không ngừng cố gắng vì đam mê và cũng sẽ không bao giờ hối hận vì bản thân mình đã dám đam mê dù biết rằng đam mê đó có thực hiện được hay không. Nhưng hãy cứ đam mê, hãy làm cho cuộc sống này có một hướng đi đúng đắn. Đam mê sẽ luôn theo bạn đến suốt cuộc đời và nó làm cho cuộc sống của bạn rực rỡ sắc màu hơn.

Như vậy đam mê là nguồn lực cần có ở mỗi người. Có đam mê ắt chúng ta sẽ có được thành công. Cho dù thế nào đi nữa, đam mê vẫn là ngọn lửa rực cháy trong trái tim mỗi người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Bài viết triển khai theo trình tự: nguyên nhân - hệ quả - giải pháp

12 tháng 10 2023

Tham Khảo:

Khoảng thời gian cuối cấp ba cũng là lúc rất nhiều phụ huynh, học sinh băn khoăn về việc chọn nghề nghiệp trong tương lai. Có rất nhiều người cho rằng nên nghe theo lời bố mẹ và những người đi trước. Cũng có người cho rằng nên chọn theo ý thích của bản thân. Vậy, ý kiến nào là đúng?

Việc chọn nghề nghiệp trong tương lai là một việc rất quan trọng. Nó quyết định rất nhiều trong cuộc sống của bạn sau này. Vì thế, rất nhiều người cho rằng cần phải nghe theo bố mẹ và những người đi trước. Quan niệm này cũng có ưu điểm. Đó là, bố mẹ và những người đi trước là những người từng trải, có kinh nghiệm, họ sẽ có những định hướng tốt cho con em mình. Tuy nhiên, nếu như định hướng của gia đình phù hợp với nguyện vọng và khả năng của các bạn thì việc định hướng mới có tác dụng tốt nhất.

Hiện nay, bố mẹ và gia đình nhiều người luôn cho rằng, học đại học mới có thể thành công. Và vào đại học, thì việc lựa chọn các ngành đều phải là ngành “hot”, điểm cao chứ không dựa vào ý thích, khả năng của các con em mình. Rất nhiều bạn phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của mọi người, mà không chọn theo ý thích của mình. Hay có những gia đình cố gắng tìm đủ mọi cách cho con đi học đại học, dù các bạn ấy không hề thích hoặc không có khả năng. Có lẽ đa số các gia đình và thậm chí là các bạn học sinh cũng có một suy nghĩ rằng “Phải đi học đại học”. Có lẽ chính điều này đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở Việt Nam hiện nay. Quá nhiều trường đại học được mở ra tràn lan, và người đi học cũng tràn lan. Kết quả là tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ngày càng đáng báo động.

 

Một số người thì cho rằng, nên chọn nghề nghiệp tương lai dựa vào ý thích của mình. Quan niệm này cũng có ý đúng, vì nếu dựa vào ý thích, các bạn sẽ có động lực học, có động lực cố gắng, có động lực tìm tòi và sáng tạo. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải biết dựa vào khả năng của mình để chọn, chứ không chỉ dựa vào ý thích. Có thể bạn rất thích ca hát, nhưng bạn thi vào các trường năng khiếu không đỗ, hay thi qua các cuộc thi không bao giờ được giải, thì bạn chỉ nên coi ca hát là niềm đam mê bên cạnh công việc chính, chứ đừng nên cố chấp theo đuổi, chọn ca hát là nghề nghiệp trong tương lai.

Nhiều tấm gương bỏ học đại học mà vẫn thành công như Bill Gates,…, nhưng bạn nên nhớ, họ phải trả giá nhiều hơn ở “trường đời”, họ học thông qua trải nghiệm, qua cố gắng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải biết cố gắng, phải biết phấn đấu, phải biết mình muốn gì, biết con đường đi của mình trong tương lai. Đừng để tương lai của mình bị quyết định bởi người khác, cũng đừng quá mù quáng mà lao theo những thứ viển vông. Hãy sáng suốt để chọn một tương lai tốt nhất cho mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết tham khảo:

       Hình ảnh những người lính hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn đã trở nên quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Họ là những anh hùng của dân tộc những người không sợ hy sinh để chiến đấu bảo vệ hòa bình cho đất nước. Công lao to lớn ấy mà họ đã trở thành hình tượng cao đẹp cho các văn nghệ sĩ mà Phạm Tiến Duật cũng thế. Gắn liền với tên tuổi của ông là bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

       Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 mất năm 2007 quê ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Năm 1946 ông gia nhập vào quân đội hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hai hình tượng nổi bật trong thơ của Phạm Tiến Duật là người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung ngang tàn tinh nghịch giàu chất lính.

       Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết vào năm 1969 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra gay go ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969.

       Khi phân tích bài thơ ta có thể chia làm 3 phần. Phần thứ nhất gồm hai khổ thơ đầu với nội dung là tư thế hiên ngang ra trận của người lính, phần thứ hai gồm bốn khổ thơ tiếp theo nêu lên tinh thần dũng cảm lạc quan và phần thứ ba là khổ thơ cuối cùng nêu lên ý chí chiến đấu. Bên cạnh đó cũng có thể chia thành hai ý chính để phân tích là hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn xuyên suốt bài thơ.

       Về nội dung qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính bài thơ đã khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

       Để xây dựng thành công nội dung cũng không thể không kể đến sự góp mặt của những nét nghệ thuật đặc sắc. đó là thể thơ tự do ngôn ngữ thơ ngang tàn tinh nghịch giàu tính khẩu ngữ tự nhiên khỏe khoắn và việc sử dụng một loạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh nhân hóa hoán dụ điệp từ liệt kê đối lập đảo ngữ động từ mạnh và điệp cấu trúc.

       Năm tháng dần trôi những công lao to lớn của các anh đã được ghi chép đầy đủ trong kho tàng lịch sử nước nhà cũng như trong thơ ca. Đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính càng khơi dậy trong em niềm tự hào về những vị anh hùng của dân tộc đã hi sinh xương máu của mình đến ngày nay chúng ta có được một cuộc sống yên bình và tươi đẹp.

12 tháng 10 2023

Tham Khảo:

“Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay?”. Có lẽ đây là câu hỏi luôn nhức nhối của mỗi bạn học sinh, đặc biệt là các bạn cuối cấp. Giữa hai con đường chọn lựa, nên tiếp tục con đường học vấn vào đại học, hay kết thúc việc học, học nghề và ra đời tự nuôi sống bản thân.

Như chúng ta biết rằng, việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Mười hai năm học tập tại trường là cơ sở để các bạn có thể vững bước vào đời, hoặc tiếp tục học vấn. Mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau, nhưng đâu mới là lựa chọn tốt nhất?

Vào đại học là lựa chọn tốt nhất? Ai ai cũng hiểu rằng, khi học vấn bản thân được nâng cao, cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm, cơ hội tiến thân sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Vào đại học bạn sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức, kĩ năng làm nền tảng để sau này sử dụng vào việc làm nghề. Bởi đại học không chỉ đơn thuần là lí thuyết, mà còn là thực tiễn, là những vấn đề đào tạo đến việc bạn ra trường sau này. Bởi vậy, học đại học sẽ cho bạn một hành trang vô cùng vững chắc để sau này tìm được một công việc phù hợp với năng lực bản thân, thích hợp với cá tính và mơ ước của chính mình. Trường đại học có lẽ là nơi rất tốt để ươm mầm tài năng, thúc đẩy tài năng của bạn.

Nhìn vào tình hình thực tế, chúng ta có thể thấy những người giỏi giang, tài ba, có nền kinh tế vững chắc hầu hết đều là những người có học vị, học hàm cao. Họ là người có kiến thức uyên thâm, là những học viên nổi tiếng của các trường Đại học. Nhà vật lí vĩ đại thế kỉ XX – Stephen Hawking, 17 tuổi vào đại học danh tiếng Oxford. Con đường học tập của ông không ngừng được nâng cao, với những nghiên cứu và phát hiện của mình, ông đã tạo ra bước ngoặt lớn cho vật lí hiện đại. Tổng thống da màu người Mĩ đầu tiên, Barack Obama là một trong những sinh viên xuất sắc nhất của khoa luật trường đại học Harvard. Nhắc đến Harvard là nhắc đến cái nôi đào tạo của những nhân tài nổi tiếng thế giới. Với sự uyên bác của mình, Obama đã giữ trọng trách tổng thống trong hai nhiệm kì, có những đóng góp quan trọng đối với cục diện thế giới.

Nhìn vào đây có thể thấy, học đại học quả là con đường lập thân và lập danh quan trọng thiết yếu đối với mỗi con người.

Không vào đại học vẫn có thể lập thân, lập danh? Quả thực đúng như vậy, không nhất thiết vào đại học mới có thể làm nên công việc, sự nghiệp cho bản thân. Hiện nay, ở Việt Nam hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ ngày càng trở nên phổ biến. Thầy thì quá nhiều, mà chưa chắc đã giỏi, thợ ít ỏi lại non kém về tay nghề. Bởi ai cũng đua nhau đi học Đại học. Thực trạng này càng ngày càng trở nên báo động. Chỉ vì một chút danh được học đại học, mà rất nhiều người lao đầu vào những trường đại học kém về chất lượng. Và kết cục khi họ mang tấm bằng ra khỏi trường chỉ là một tờ giấy, không kinh nghiệm, không kĩ năng và sẽ bị xã hội đào thải. Vậy tại sao không trở thành một người thợ giỏi, đem sức mình để nuôi sống bản thân, thay vì bốn năm ăn bám gia đình, cuối cùng vẫn không thể tự lực tìm cho bản thân một việc làm.

Anna Wintour là một nhà báo nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang. Sau khi tốt nghiệp trung học bà không vào đại học mà dấn thân vào con đường làm báo, và trở thành tổng biên tập của nhãn hàng thời trang hàng đầu Vogue. John D.Rockefeller một trong những người giàu có nhất nước Mĩ. Ông được mệnh danh là ông trùm dầu mỏ, tài sản của ông ước tính thời điểm hiện tại lên đến 340 tỷ USD. Ông bỏ học để kiếm việc làm, sau nhiều công việc, ông đã thành lập hãng lọc dầu Standard Oil và trở thành tỉ phú. Như vậy, học đại học cũng không phải con đường duy nhất để chúng ta lập thân, lập danh.

Mỗi chúng ta có một hoàn cảnh sống riêng, sở thích và năng lực riêng. Không chỉ có vào đại học mới thành công, nếu bản thân đam mê, nếu hoàn cảnh không cho phép bạn vẫn có thể tự tin vững bước học nghề, rồi bắt tay vào một công việc. Chẳng phải mục đích của chúng ta là sống an yên và hạnh phúc đó sao, thành công ấy là khi bạn làm ra những đồng tiền chính nghĩa bằng chính năng lực của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bảng 1: Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

So sánh

Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Điểm tương đồng

Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.

Điểm khác biệt

- Miêu tả đối tượng/quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình.

- Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình.

- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo.

- Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bảng 2: Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

So sánh

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Điểm tương đồng

Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.

Điểm khác biệt

- Giải thích vấn đề cần bàn luận và trình bày được hệ thống luận điểm quan điểm của người viết.

- Lập luận đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ, khách quan, chính xác để làm rõ những luận điểm đã nêu.

- Đưa ra một số ý kiến trái chiều và làm rõ những ý kiến → Làm nổi bật hơn sự đúng đắn của những luận điểm đã đưa ra.

- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo.

- Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Bài viết là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật bởi nó có quan điểm riêng, góc nhìn riêng của người viết về tác phẩm. Dĩ nhiên, bài viết cũng cung cấp một số thông tin khách quan về tác phẩm, nhưng những thông tin này được sử dụng như là phương tiện, giúp người viết triển khai một cách hợp lí những phân tích, nhận xét, đánh giá về giá trị của đối tượng được đề cập đến.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài viết tham khảo:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sườn vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sườn…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.