K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2018

Ôn tập ngữ văn lớp 8

Ôn tập ngữ văn lớp 8

Chúc bạn học tốt!

20 tháng 9 2018

I. YÊU CẦU CHUNG

* Về kĩ năng:

  • Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội.

* Kiến thức:

  • Trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề giao tiếp TLVM ngoài xã hội của người Hà Nội nói riêng và con người nói chung.
  • Vận dụng kiến thức về giao tiếp ứng xử TLVM ngoài xã hội để nhận xét, rút ra được ý nghĩa, bài học và cách rèn luyện của bản thân về ứng xử TLVM của người Hà Nội.

II. YÊU CẦU CỤ THỂ

* Hình thức: trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điểm sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng.

* Nội dung:

1. Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ câu ca dao vào vấn đề cần bình luận.

2. Giải quyết vấn đề:

a. Giải thích các từ ngữ " hoa nhài thơm" "người Tràng An", "văn minh thanh lịch" (người có hành vi giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh. Người thanh lịch, văn minh là người biết kế thừa có chọn lọc những nét đẹp của truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày), giao tiếp ngoài xã hội (mối quan hệ của con người với các đối tượng giao tiếp của xã hội)...

Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của câu ca dao: hình ảnh biểu cảm, cách nói phủ định của phủ định tạo sắc thái khẳng định mạnh mẽ, âm điệu ca dao...gói chiều sâu truyền thống văn minh thanh lịch của người Tràng An - Hà Nội, như khẳng định một chân lý: người Hà Nội tất yếu ứng xử văn minh thanh lịch!

b. Giải thích vấn đề:

Ý nghĩa của giao tiếp, ứng xử TLVM trong đời sống xã hội:

  • Con người sống trong các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào thì một lời nói hay, một cử chỉ đẹp, một thái độ lễ phép, cách ứng xử thanh lịch cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt và sự quý mến của mọi người.
  • Văn hóa giao tiếp, ứng xử thể hiện sự hiểu biết, năng lực, nhân cách, bản chất của mỗi con người, giúp cho con người trưởng thành, năng động và dễ thích ứng trong mọi thời đại.
  • Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh chứng tỏ trình độ, mức độ phát triển dân trí của mỗi địa phương và của cả quốc gia.
  • Giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp, ổn định, tiến bộ và phát triển phồn thịnh.
  • Việc giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh thể hiện nét đẹp về cốt cách của con người, nó góp phần làm nên nét đẹp của người Hà Nội. Là người Hà Nội – công dân của Thủ đô càng cần gìn giữ nếp sống TLVM.

Một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội

  • Trang phục lịch sự, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
  • Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường.
  • Thái độ nhẹ nhàng, lịch thiệp, ân cần, nhiệt tình trong giao tiếp.

c. Thực trạng văn hoá ứng xử trong cuộc sống xã hội.

* Nêu các ứng xử có văn hoá, TLVM:

  • Cách giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động văn hóa. Trong xã hội văn minh, việc đến những nơi biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện để thưởng thức nghệ thuật và tìm tòi cho mình kiến thức là nhu cầu tất yếu trong đời sống văn hóa của con người. Chính vì thế, khi đến những nơi này mỗi người càng cần tỏ rõ mình là người có văn hóa (nêu biểu hiện cụ thể...).
  • Cách giao tiếp khi tham gia các hoạt động tập thể và đến những nơi vui chơi giải trí: Tham gia các hoạt động tập thể, đi tham quan, dã ngoại, khi đến công viên, vườn hoa...là những hoạt động mang tính cộng đồng, có nhiều người tham gia, đó là môi trường tốt để học sinh có thể học hỏi, giao lưu, thư giãn...Chính vì vậy, chúng ta càng cần phải ứng xử có văn hóa. Điều đó được thể hiện từ trang phục, thái độ, cử chỉ, lời ăn tiếng nói sao cho xứng đáng là người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Cách giao tiếp, ứng xử khi đến siêu thị, bến tàu xe: Khi đến những nơi công cộng như siêu thị, bến tàu xe, chúng ta cần lưu ý chấp hành vệ sinh công cộng, không chạy nhảy, đùa nghịch, la hét, cần thể hiện thái độ, cử chỉ văn minh, lịch sự...
  • Cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong một số hoàn cảnh đặc biệt : dự đám cưới, đám tang, thăm người ốm, gặp khách nước ngoài...

* Các biểu hiện về ứng xử thiếu văn hoá:

  • Là cách ứng xử lỗ mãng, bất lịch sự, thiếu tế nhị, gây khó chịu cho người khác. Cách ứng xử này thường gây hậu quả không tốt với người tham gia giao tiếp. (Học sinh lấy ví dụ để làm sáng rõ vấn đề, đặc biệt là các dẫn chứng trong học đường, thói vô cảm, tính đố kỵ... trong xã hội; dẫn chứng cần cụ thể, sinh động, tiêu biểu...).

d. Suy nghĩ của bản thân:

  • Mong muốn mọi người ứng xử với nhau một cách tế nhị, có văn hoá. Đẩy lùi, lên án mạnh mẽ cách ứng xử thiếu văn hoá đang tồn tại trong cuộc sống.

Rèn luyện ứng xử TLVM

  • Tác phong đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, tế nhị, khiêm nhường khi giao tiếp.
  • Có thái độ, cử chỉ ân cần, nhiệt tình. Biết thể hiện cảm xúc của mình đúng lúc, đúng chỗ. Biết bày tỏ sự quan tâm và tôn trọng đối tượng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
  • Biết chào hỏi.
  • Biết tự trọng và tôn trọng người khác.
  • Biết lắng nghe và bày tỏ quan điểm:
  • Biết nói lời cảm ơn xin lỗi.
  • Biết thích ứng.
  • Biết hợp tác...

3. Kết thúc vấn đề:

Khắng định lại tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hoá trong đời sống hiện nay.

Đó chính là gợi ý của mk, chúc bn có 1 bài văn hay

21 tháng 11 2023

Một môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” của mình. Từ đó, các hoạt động trong trường học đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh tích cực sẽ góp phần tạo nên môi trường học thân thiện – học sinh tích cực.

Vậy làm thế nào để xây dựng trường học thân thiện hiệu quả? Học sinh cần có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng đó? Việc tạo nên một môi trường giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh học tập, đảm bảo quyền được đi học, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường. Xây dựng trường học thân thiện là cơ hội huy động các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện giáo dục toàn diện học sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, tập trung các nguồn lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thân thiện, vui vẻ.

Trong môi trường trường học thân thiện, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.

Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng.

Bên cạnh đó, để góp phần vào việc xây dựng trường học, học sinh cũng cần tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Cần xây dựng, nâng cao và khuyến khích dần thói quen tự học, tìm tòi, đề xuất và giải quyết vấn đè nhằm đạt kết quả học tập cao nhất. Ngoài ra, học sinh cần có tinh thần trách nhiệm,tham gia vào việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan nhà trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao và tích cực cho các hoạt động tập thể.

Như vậy, song song với việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tham gia và ủng hộ sẽ tạo nên sự thành công trong việc hình thành và phát triển môi trường giáo dục, đây cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

21 tháng 11 2023

bạn làm lạc đề r nhé đề bài là vai trò của học sinh trong việc xây dựng trường học thanh minh, văn lịch ko phải làm về trường học thân thiện

21 tháng 4 2021

Đối với lứa tuổi học sinh, việc mở mang, học hỏi kiến thức chủ yếu đến từ sự giáo dục của nhà trường và thông qua sách vở là chủ yếu. Tuy nhiên, những kiến thức ấy tuy nhiều và đa dạng nhưng lại mất đi một phần thực tế, thiết thực, vì đa phần chúng là lý thuyết, việc hình dung và tưởng tượng ra còn gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức những chuyến tham quan cho học sinh là một việc làm rất thiết thực và vô cùng có ý nghĩa, mang lại nhiều kiến thức thực tế từ đời sống cho các em học sinh, đồng thời cũng là một phương pháp giải tỏa căng thẳng sau những giờ lên lớp miệt mài đèn sách.

Việc tổ chức một chuyến tham quan du lịch cho các em học sinh là một trong những hoạt động đáng được đầu tư và quan tâm. Bởi mỗi chuyến đi sẽ giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết, đem lại nhiều điều thú vị và bổ ích. Trước hết, việc tổ chức du lịch tại một địa điểm nào khác ngoài khuôn viên trường học, tức là đã tạo được một môi trường học tập mới, thoát ra khỏi cái môi trường truyền thống mà các em phải tiếp xúc thường ngày. Điều này khơi gợi sự tò mò, phấn khởi và niềm ham thích học tập trong các em học sinh. Việc được thoải mái tự do, vui học, được trải nghiệm những kiến thức từ trong thực tế đã giúp các em vừa mở mang được đầu óc lại vừa có những giây phút thoải mái, đúng với tinh thần vừa học vừa chơi.

Các chuyến tham quan tại các cảnh điểm ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp các em học sinh trở nên năng động hơn, việc tận hưởng không gian thoáng đãng, bầu không khí trong lành, giúp các em cải thiện các vấn đề về sức khỏe, thể lực. Đồng thời khơi gợi những khả năng sáng tạo tiềm ẩn, thúc đẩy ý chí và tinh thần học tập của các em một cách tích cực, từ đây các em đã tìm thấy được niềm vui trong học tập, bài vở cũng trở nên nhẹ nhàng chứ không còn gò bó nữa.

Ngoài ra, việc tham quan du lịch cùng nhau cũng tạo điều kiện cho các em học sinh trở nên gắn bó và thân thiết hơn thông qua việc tiếp xúc trao đổi trong quá trình tham quan. Các em sẽ có cơ hội nói chuyện, tâm sự với nhau nhiều hơn, kéo gần khoảng cách giữa các em. Đặc biệt là thông qua các trò chơi tập thể, cần sự đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, thì tính cách của các em mới được bộc lộ một cách rõ ràng, thêm vào đó môi trường vui chơi, học tập thoải mái khiến các em cũng trở nên thả lỏng, tinh thần vui vẻ, dễ kết thân với bạn bè hơn hẳn.

Ngoài mục tiêu vui chơi, giải trí, những chuyến tham quan còn phục vụ cho việc học tập, đem đến cho các em học sinh những bài học thiết thực, gần gũi với thực tế mà không một loại sách vở nào có thể đáp ứng được. Ví như với môn Địa lý, việc tham quan các cảnh điểm khác nhau, với điều kiện địa hình, khí hậu, đặc điểm thiên nhiên khác nhau sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã từng được giới thiệu trên lớp, giờ đây những kiến thức ấy được các em áp dụng vào thực tế và không còn là những từ ngữ trừu tượng khó hiểu nữa. Đối với môn Lịch sử, việc được tham quan lại những di tích, những nơi từng một thời oanh liệt hào hùng, kết hợp với việc hướng dẫn giới thiệu của giáo viên, sẽ khơi gợi trong tâm hồn các em học sinh những cảm xúc mới, dễ thấu hiểu, dễ tiếp thu môn học vốn được cho là khô khan này hơn. Tương tự đối với môn Toán, thay vì cứ ngồi ì trong lớp vẽ hình, tính toán, thì việc giáo viên cho các em một buổi sinh hoạt ngoài trời, thực hành đo đạc, tính diện tích chu vi một khu đất,... sẽ khơi gợi nhiều hứng thú hơn cả, môn Toán vốn nhàm chán cũng trở nên thú vị. Với môn Văn thì việc tạo cảm hứng và mạch cảm xúc để viết bài là vô cùng quan trọng, việc được tham quan bên ngoài sẽ hướng các em đến những ý tưởng mới, nguồn cảm hứng sáng tác vô tận, việc viết một bài văn cũng không còn khó khăn. Đối với tiết Mĩ thuật và Âm nhạc thiên nhiều về cảm xúc và nghệ thuật thì việc thiết kế các chuyến tham quan kết hợp giảng dạy cũng là một ý tưởng không tồi, thậm chí còn đem lại những kết quả bất ngờ không chừng.

Việc được tham quan du lịch nhiều địa điểm trên dải đất hình chữ S khiến các em học sinh có những hiểu biết nhất định về đất nước và con người Việt Nam. Giúp nâng cao lòng tự hào, lòng yêu quê hương đất nước, khiến các em nhận thức sâu sắc về những vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa của con người Việt Nam. Từ đó thôi thúc tinh thần tự tôn dân tộc, thôi thúc ý chí phấn đấu vươn lên học tập thật giỏi để xây dựng và kiến thiết đất nước ngày một giàu mạnh và phát triển vững bền.
Những chuyến tham quan du lịch không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức bổ ích từ thực tế mà còn tạo điều kiện cho các em được vui chơi, vận động, gắn kết với nhau, thúc đẩy sự sáng tạo, ham muốn tìm tòi, mở mang tầm kiến thức. Đồng thời qua đó nâng cao lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, khao khát vươn lên bảo vệ và xây dựng đất nước từ trong tâm trí của các em. Chính vì vậy, nếu có điều kiện, nhà trường và gia đình nên cố gắng phối hợp, lên kế hoạch cho các em những chuyến tham quan bổ ích, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của học sinh.

 
21 tháng 4 2021

Hơi dài nhưng cũng cảm ơn bạn.:D

26 tháng 4 2018

Đối với học sinh, kiến thức khong chỉ là học qua sách vở, bài giảng của thầy cô mà còn là sự quan sát, tìm hiểu thực tế. Tham quan, du lịch cũng là một cách tiếp xúc với thực tế, góp phần làm hiểu sâu hơn kiến thức đã học cũng như giải toả căng thẳng, đem lại nhiều niềm vui và sức khoẻ cho cuộc sống. Qua đó, ta thấy được tham quan, du lịch thực sự bổ ích đối với mọi người cũng như học sinh chúng ta.

Những chuyến tham quan, du lịch đem lại cho ta thật nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến là niềm vui sướng, hân hoan khi được tận mắt tham quan, tận mắt nhìn thấy những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà trước kia chỉ có thể nhìn qua sách báo. Có tận mắt trông thấy mới hiểu được cái đẹp, cái kì vĩ mà báo chí mọi người vẫn ca ngợi. Thêm vào đó, được chìm trong cái đẹp của thắng cảnh, được chú tâm tìm hiểu văn hoá lịch sử của các khu di tích cũng khiến tâm hồn ta thoải mái, giải toả căng thẳng, tạm thời quên đi nỗi lo lắng trong học tập, trong công việc và cuộc sống. Tâm hồn thoải mái thì sức khoẻ cũng cải thiện, tinh thần cũng trở nên khoẻ khoắn, năng động lạ thường. Đi tham quan, du lịch, không ai lại ngồi im mà phải đi đây đi đó tìm hiểu, cho thoả trí tò mò cũng như được nhìn ngắm cảnh thiên nhiên thoáng đãng, tươi đẹp. Đây chính là 1 cách rèn luyện sức khoẻ, giúp tinh thần được minh mẫn cũng như đem lại nhiều niềm vui cho cuộc sống.
Tham quan du lịch không chỉ mang lại cho ta sức khoẻ, niềm vui mà còn đem đến những bài học bổ ích không có trong sách vở, giúp ta hiểu sâu hơn những bài học trong nhà trường. Với một chuyến tham quan du lịch địa đạo Minh Đạm ở Bà Rịa, chúng ta không khỏi cảm phục lòng yêu nước đến quên mình của các chiến sĩ bộ đội. Bởi chỉ có lòng dũng cảm, ý‎ chí niềm tin về một đất nước hoà bình mới tiếp cho họ nghị lực, để rồi chỉ với những công cụ thô sơ nhất là cuốc, xẻng, kì diệu làm sao đã đào được một căn cứ hoạt động cách mạng dưới lòng đất nhỏ, hẹp nhưng dài tận vài kilomet. Căn cứ hoạt động cách mạng địa đạo Minh Đạm cho tới nay đã trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến cùng tham quan, để biết được sự gian lao khổ cực của những người chiến sĩ đã trải qua để đem đến hoà bình ngày hôm nay. Tham quan di tích địa đạo Minh Đạm, mỗi chúng ta chợt nhận ra hoà bình tự do ngày hôm nay thật đáng quý biết bao, điều tưởng chừng đơn giản ấy lại phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của các chiến sĩ bộ đội, từ đó, ta càng thêm quý trọng cuộc sống của bản thân, sống sao cho tốt để xứng đáng với cái độc lập tự do cao quý ấy. Đây chẳng phải là một lợi ích của việc tham quan du lịch sao? Chẳng những nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc mà còn giúp ta thêm yêu cuộc sống, biết sống sao cho tốt hơn, cho phải đạo, cho xứng đáng với sự hi sinh của các chiến sĩ bộ đội anh dũng.
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến khu di tích nhà tù Côn Đảo thuộc tỉnh BR-VT, vốn là một địa điểm tham quan du lịch độc đáo mà du khách khó có thể bỏ qua. Khu di tích điễn ta cuộc sống cực khổ, đau đớn của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Tại đây,
họ bị nhốt trong những căn phòng chật hẹp không chút ánh sáng, nóng bức, ăn uống thiếu thốn, đã vậy còn bị đánh đập, tra tấn dã man, tàn bạo. Trăm bề cơ cực là vậy nhưng những người chiến sĩ vẫn rất anh dũng, nhất quyết không phản bội Tổ quốc, ý chí quyết tâm về một đất nước độc lập tự do đã chiến thắng nỗi đau thể xác tầm thường. Nhà tù Côn Đảo có một nơi gọi là chuồng cọp, đã vào đến đây thì chết là con đường duy nhất. Trên lớp, ta được thầy cô giáo giảng về những kiến thức lịch sử, những sự kiện trong quá khứ gắn liền với các địa danh lịch sử, nhưng những lời giảng đó chẳng thể diễn tả hết được cái gian lao, khó khăn cũng như lòng dũng cảm của các chiến sĩ bộ đội. Chỉ có tận mắt trông thấy mới hiểu được tường tận cái quá khứ lịch sử đầy gian khổ nhưng cũng không kém phần hào hùng của dân tộc ta.
Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta hiểu biết về lịch sử, về mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như giúp ta thêm yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước. Sở hữu vẻ đẹp tươi mát, hùng vĩ, ấn tượng, vịnh Hạ Long được mệnh danh là một trong 7 Kì quan thiên nhiên mới của thế giới. Nơi có làn nước trong xanh, mặt nước phẳng phẳng lặng, điểm thêm hàng ngàn đảo lớn nhỏ bao quanh. Đẹp nhất là Hò Chống Mái, Hòn Chó Đá,... phong cảnh thiên nhiên vô cùng hữu tình, thơ mộng. Vịnh Hạ Long sỡ hữu vẻ đẹp tự nhiên do một tay tạo hoá nhào nặn, không có tác động của con người, bởi vậy không khí nơi đây vô cùng trong lành, khoáng đạt. . Được nhìn ngắm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, hoà cùng làn nước xanh trong, hít thở bầu không khí trong lành, tâm trạng ta bỗng thoải mái, thư giãn, trong lòng dâng lên một niềm vui, niềm sung sướng khó tả. Thêm vào đó, ta cũng càng cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, mến thương vẻ đẹp của quê hương đất nước, một vẻ đẹp kì vĩ rất đáng tự hào.
Tham gia một chuyến du lịch cũng giúp kết nối con người với con người với con người. Đứng trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, chiêm ngưỡng nền văn hoá lịch sử hào hùng, những con người không quen biết xích lại gần nhau hơn, những người là bạn bè càng yêu mến nhau hơn, tất cả đều chung một tình yêu quê hương đất nước, một niềm tự hào dân tộc đến vô cùng. Để qua đó ta thấy được những chuyến tham quan du lịch cũng góp phần gắn kết tình bạn thêm thân thiết, sâu sắc hơn.
Càng đi nhiều nơi, tham quan nhiều thứ, ta càng tò mò hơn về những danh lam thắng cảnh văn hoá lịch sử trong và ngoài nước. Niềm vui thích được tận mắt trông thấy những địa danh thay vì qua sách báo càng khiến ta muốn đi du lịch nhiều nơi hơn.

Tham quan,du lịch rất bổ ích, nhất là với học sinh. Nó đem lại sức khoẻ, niềm vui, kiến thức, giúp ta thêm yêu quê hương đất nước cũng như gắn bó tình bạn bè thêm thân thiết. Bởi những lợi ích mà tham quan, du lịch đem lại, nên nếu có điều kiện, bạn nhớ đừng bỏ qua một chuyến du lịch nào nhé! Tôi cũng vậy, nếu có cơ hội được đi tham quan du lịch, tôi sẽ luôn tích cực tham gia, để tận hưởng những giây phút nhẹ nhõm, thoải mái sau nhiều ngày học tập căng thẳng.
26 tháng 4 2018
A, Mở bài:Nêu lợi ích khái quát của việc tham quan du lịch đối với học sinh:
- Trạng thái tinh thần và sức khỏe luôn tốt hơn sau mỗi lẫn tham quan
- Là sự mở mang trí óc và khơi gợi tình cảm của con người với thiên nhiên
B, Thân bài: Chứng minh rằng tham quan du lịch rất bổ ích với học sinh
1, Những chuyến tham quan du lịch đem lại sức khỏe rất tốt cho học sinh
a, Là cơ hội rất tốt để học sinh được hoạt động và vui chơi hết mình và lành mạnh
- Vận động và vui chơi luôn là những vấn đề hạn chế ở các trường học, đặc biệt là trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Những dịp đi tham quan du lịch là những dịp để học sinh cùng hoạt động và chơi đùa với các bạn; hơn nữa thiên nhiên và bầu không khí trong lành của địa điểm tham quan luôn làm học sinh cảm thấy thích thú hoạt động.
- Hoạt động thoải mái và tùy thích:
+ Tự do thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên
+ Tự do khám phá, chơi đùa
b, Gây ảnh hưởng tích cực đến học sinh sau khi tham gia các hoạt động trên:
- Sau những chuyến tham quan như vậy, học sinh sẽ ăn ngon miệng hơn và có giấc ngủ sâu hơn, đấy chính là lợi ích của tham quan du lịch đối với học sinh.
2, Những chuyến tham quan du lịch đem lại sự sảng khoái về tinh thần cho học sinh
a, Là sự thay đổi không khí rất cần thiết, giúp học sinh thư giãn và giải tỏa căng thẳng:
- Tham quan và du lịch ngoài thiên nhiên giúp ta hít thở bầu không khí trong lành, làm tinh thần sảng khoái và tâm trạng thỏai mái
b, Là sự tự do và thoải mái về tâm lí về tâm lí:
- Thoát ly khỏi những căng thẳng và lo toan thường ngày
- Những hoạt động đầy bổ ích cùng bạn bè sẽ góp phần làm cho học sinh thêm hứng khởi, nhiệt tình và trạng thái tinh thân luôn thả lỏng, thoải mái
3, Là cơ hội để học sinh mở mang trí tuệ, hiểu thê, kiến thức mới và có ví dụ thực tế cho những kiến thức đã học:
a, Hiểu biết thêm về lịch sử và quá trình hình thành, phát triển của địa điểm tham quan:
Ví dụ: Khi đi thăm đền thờ Thánh Gióng, học sinh sẽ được phổ biến về lịch sử , sự tích của địa điểm, cụ thể là nhân vật truyền thuyết Thánh Gióng, một trong những tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam: là một anh hùng dân gian với công đánh đuổi giặc Ân trên lưng con ngựa sắt, cùng với bộ quần áo và cây giáp sắt.
- Nghe những mẩu chuyện hoặc những tích nhỏ của những người hướng dẫn viên du lịch hay những người bản xứ không chỉ tạo niềm hứng thú đơn thuần mà còn là dịp giúp học sinh củng cố và đào sâu kiến thức.
b, Hiểu biết về đại lí hoặc có thêm những ví dụ thực tiễn minh họa cho những gì đã được học:
- Được tận mắt chứng kiến địa hình, tự nhiên và đời sống con người nơi tham du lịch
- Học sinh có thể có cơ hội tự khám phá ra những nét văn hóa vô cùng độc đáo trong đời sống của con người mà chưa được nhắc đến trong sách vở ( ví dụ như những tập tục, lễ lạt, ngôn ngữ, trang phục, nghi thức của người dân bản xứ)
Ví dụ: cũng ở đền thờ Thánh Gióng, nếu học sinh có dịp tham dự hội Gióng vào ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch hẳn sẽ vô cùng bổ ích và lý thú bởi một nét văn hóa vô cùng thú vị.
c, Hiểu biết về sinh học và tự nhiên
- Một điểm tham quan thú vị luôn gợi cảm hứng tìm tòi và khám phá của học sinh:
+ Những loài thực vật lạ mắt thiên nhiên kỳ thú xung quanh
+ Những con côn trùng đầy thích thú chúng ta
- Một cơ hội để học sinh vận dụng những hiểu biết về khoa học nói chung và sinh học nói riêngvà thực tế: học sinh có thể thích thú nói về đặc điểm của những loài hoa và động vật khác nhau, là một hình thức trao đổi tri thức với nhau.
4, Đem đến cho học sinh những tình cảm vô cùng quý báo với thiên nhiên và con người.
a, Khơi gợi tình cảm yêu thương và ý thức gìn giữ thiên nhiên của học sinh
- Phải đi đến với thiên nhiên, cách xa những tòa nhà cao tầng hay đường xá tấp nập xe cộ mới thấy được thiên nhiên lý thú, quan trọng, giản dị mà đẹp đẽ đến nhường nào => thêm yêu thiên nhiên xung quanh chúng ta
b, Là bài học quý báu về tính độc lập và tinh thần đoàn kết tương trợ:
- Bài học về tính độc lập:
+ Những chuyến du lịch sẽ rèn luyện cho học sinh tính độc lập và tự chủ trong tập thể (độc lập trong cả hoạt động và tư duy)
- Là bài học về tinh thần đoàn kết tương trợ:
+ Tham quan du lịch ở lứ tuổi học sinh là một hoạt động mang tính tập thể, vì thế hoạt động tham quan du lịch sẽ đạt hiểu quả cao khi mỗi cá nhân có tinh thần đoàn kết trong tập thể.=> tình bạn giữa các cá nhân trong tập thể
C, Kết bài: Khẳng định lại những lợi ích không thể chối cãi của họa dộng tham qua du lịch ở lứa tuổi học sinh.
13 tháng 11 2018

Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó. Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không văng tục chửi thề . ​"Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô , nói năng cho phù hợp .Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình, bạn bè; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng. Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh , thanh lịch hàng ngày.

10 tháng 5 2022

Up

11 tháng 5 2022

up

9 tháng 4 2022

Tham khảo:

Trong giáo dục ngoài vấn đề trau dồi kiến thức, kĩ năng để nâng cao trình độ việc quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng mềm rất quan trọng, trong đó những chuyến tham quan du lịch với các học sinh là phương pháp vừa chơi vừa học hiệu quả.

Tham quan, du lịch hoạt động đi đến nhiều nơi khác nhau giúp giải trí, thư giãn, học hỏi thêm những điều bổ ích trong cuộc sống. Hình thức này được nhiều trường trên thế giới áp dụng để lại nhiều hiệu quả. Ông bà có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, đi nhiều nơi giúp mở mang, thu nhặt thêm kiến thức, kiến thức trong trường lớp và cả bên ngoài xã hội. Tham quan du lịch đến những vùng đất khác nhau đó là sự khám phá thêm kiến thức, đặc biệt là lứa tuổi học sinh vốn ham học hỏi và tìm tòi những vấn đề mới trong cuộc sống.

Hiện tại có nhiều trường tổ chức các buổi dã ngoại, du lịch, tham quan ở những địa danh nổi tiếng giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước, không chỉ vậy còn tạo điều kiện thuận lợi cho các em gần gũi, thân thiết thúc đẩy tình cảm bạn bè, đồng thời tăng sự sáng tạo, hiệu quả trong học tập. Những chuyến tham quan, du lịch như vậy là quãng thời gian nghỉ ngơi sau thời gian học tập mệt mỏi, giúp các em lấy lại năng lượng, phục hồi sức khỏe để tiếp thu kiến thức tốt nhất.

Không chỉ vậy, những chuyến tham quan, du lịch còn giúp bồi dưỡng đạo đức của học sinh, một bài giảng được nghe trực tiếp từ các hướng dẫn viên giới thiệu chắc chắn sẽ dễ ghi nhớ hơn một bài học lịch sử trên lớp khô khan, khám phá các vùng đất mới chắc chắn sẽ giúp ích cho các em trong việc học môn địa lý. Hay một em học sinh sẽ dễ dàng tả con ngựa hơn khi được tham quan trực tiếp đến vườn bách thú.

Việc học tập không chỉ gói gọn ở trường lớp bởi kiến thức là vô tận, những hiểu biết của chúng ta chỉ là hạt cát trong sa mạc. Để học tập hiệu quả hơn chúng ta cần phải phối hợp giữa giảng dạy trong trường lớp và vận dụng vào thực tế.

Tham quan du lịch ảnh hưởng tích cực đến tiếp thu kiến thức và hình thành nhân cách của học sinh, mỗi trường học nên tạo điều kiện để các em có nhiều hơn những chuyến đi giúp học sinh khám phá, tìm hiểu thêm về thực tế cuộc sống đó cũng là một cách học hiệu quả có sự phối hợp giữa lý thuyết và thực hành mà nhiều trường trên thế giới đang áp dụng.

9 tháng 4 2022

 

Tham khảo:

 

Trong giáo dục ngoài vấn đề trau dồi kiến thức, kĩ năng để nâng cao trình độ việc quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng mềm rất quan trọng, trong đó những chuyến tham quan du lịch với các học sinh là phương pháp vừa chơi vừa học hiệu quả.

Tham quan, du lịch hoạt động đi đến nhiều nơi khác nhau giúp giải trí, thư giãn, học hỏi thêm những điều bổ ích trong cuộc sống. Hình thức này được nhiều trường trên thế giới áp dụng để lại nhiều hiệu quả. Ông bà có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, đi nhiều nơi giúp mở mang, thu nhặt thêm kiến thức, kiến thức trong trường lớp và cả bên ngoài xã hội. Tham quan du lịch đến những vùng đất khác nhau đó là sự khám phá thêm kiến thức, đặc biệt là lứa tuổi học sinh vốn ham học hỏi và tìm tòi những vấn đề mới trong cuộc sống.

Hiện tại có nhiều trường tổ chức các buổi dã ngoại, du lịch, tham quan ở những địa danh nổi tiếng giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước, không chỉ vậy còn tạo điều kiện thuận lợi cho các em gần gũi, thân thiết thúc đẩy tình cảm bạn bè, đồng thời tăng sự sáng tạo, hiệu quả trong học tập. Những chuyến tham quan, du lịch như vậy là quãng thời gian nghỉ ngơi sau thời gian học tập mệt mỏi, giúp các em lấy lại năng lượng, phục hồi sức khỏe để tiếp thu kiến thức tốt nhất.

Không chỉ vậy, những chuyến tham quan, du lịch còn giúp bồi dưỡng đạo đức của học sinh, một bài giảng được nghe trực tiếp từ các hướng dẫn viên giới thiệu chắc chắn sẽ dễ ghi nhớ hơn một bài học lịch sử trên lớp khô khan, khám phá các vùng đất mới chắc chắn sẽ giúp ích cho các em trong việc học môn địa lý. Hay một em học sinh sẽ dễ dàng tả con ngựa hơn khi được tham quan trực tiếp đến vườn bách thú.

Việc học tập không chỉ gói gọn ở trường lớp bởi kiến thức là vô tận, những hiểu biết của chúng ta chỉ là hạt cát trong sa mạc. Để học tập hiệu quả hơn chúng ta cần phải phối hợp giữa giảng dạy trong trường lớp và vận dụng vào thực tế.

Tham quan du lịch ảnh hưởng tích cực đến tiếp thu kiến thức và hình thành nhân cách của học sinh, mỗi trường học nên tạo điều kiện để các em có nhiều hơn những chuyến đi giúp học sinh khám phá, tìm hiểu thêm về thực tế cuộc sống đó cũng là một cách học hiệu quả có sự phối hợp giữa lý thuyết và thực hành mà nhiều trường trên thế giới đang áp dụng.

5 tháng 5 2018

Đề 2:

Ôn tập ngữ văn lớp 8Ôn tập ngữ văn lớp 8Ôn tập ngữ văn lớp 8

6 tháng 5 2018
Suy nghĩ về việc học của học sinh ngày nay – Bài số 1

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì?

Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn…dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.Vì vậy, tự học còn giúp bạn hình thành đức tính cần cù, chịu thương chịu khó… giúp bạn vượt qua mọi trở ngại và tự tin vào cuộc sống!

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay…hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công…Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình.Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

24 tháng 12 2023

Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới.

Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với con người. Con người không thể tồn tại khi tách rời môi trường. Tất cả những gì con người có được đều lấy từ môi trường: không khí để thở, thức ăn, nước uống, đất đai canh tác, đất đai để xây dựng nhà ở, nhà máy, công xưởng, bệnh viện, trường học… và nguyên vật liệu để sản xuất ra các phương tiện làm việc, học tập. Từ những điều tưởng như bình thường, nhỏ nhặt nhất cho đến những của cải quý giá nhất, tất cả đều do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Ngay cả những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo”, thực chất cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Môi trường là điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội loài người. Con người là một phần trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên.

Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người đã đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới. Môi trường ngày càng xấu đi: đất đai bị ô nhiễm trở thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc trở thành nguồn phát sinh bệnh tật; núi rừng bị tàn phá trơ trụi, hiện tượng bão lũ xảy ra bất thường, không khí đầy chất độc và nhiệt độ Trái đất đang nóng dần lên.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Trước tiên, do trình độ hiểu biết của con người còn thấp.Vì ích kỉ tư lợi dẫn đến không có ý thức bảo vệ môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường. Tiếp đến là sự khai thác thiên nhiên quá mức, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiếu đồng bộ. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy mà không xây dựng khu xử lí chất thải, khí thải; thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững…

Các hành động gây ô nhiễm môi trường là muôn hình muôn vẻ và nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, thậm chí nghiêm trọng, ở nước ta, nạn chặt phá rừng vô tội vạ do thói quen đốt rừng làm nương, mở rộng đất canh tác có từ lâu đời của đồng bào miền núi. Quyền lợi của cá nhân hoặc lợi nhuận của những doanh nghiệp khai thác lâm sản là rất lớn dẫn đến hiện tượng phá rừng, lở núi, lũ quét, lũ lụt… gây hậu quả thảm khốc.

Ở nông thôn, hiện nay nông dân sử dụng hóa chất rất tùy tiện. Hóa chất độc hại ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước. Ngư dân nhiều nơi đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét làm cạn kiệt nguồn lợi lâu dài. Ở các thành phố lớn, ô tô, xe máy xả khói bụi, gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.

Các phương tiện truyền thông hằng ngày cho thấy nhiều hình ảnh thương tâm và đáng sợ. Đó là khung cảnh hoang tàn của những khu vực bị bão lũ tàn phá ở các tỉnh phía Bắc năm 2007; những cánh rừng nguyên sinh giờ đây trở nên trơ trụi ở Nghệ An, Binh Thuận, Đắc Lắc… Những vùng đất xưa kia trù phú xanh tươi giờ đã bị con người biến thành vùng đất chết ở Tây Nguyên. Những dòng sông đem lại sự sống từ hàng ngàn năm nay, là đề tài của thơ ca nhạc họa giờ đây đã bị biến thành những dòng sông “chết” vì bị nhiễm độc bởi chất thải công nghiệp, ví dụ như sông Thị Vải, sông Cầu, sông Hồng… Có thể nói tất cả các con sông trên toàn quốc đều bị ô nhiễm nhưng nặng nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vì lợi ích riêng, khi xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, người ta đã không xây dựng khu xử lí nước thải và khí độc mà cứ vô tư xả lên trời hoặc xả trực tiếp vào các dòng sông, biến sông ngòi, kênh rạch thành những cống chứa nước thải tự nhiên hết năm này qua năm khác.

Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Khí hậu trái đất đang nóng dần lên một cách bất thường bởi hiệu ứng nhà kính. Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, dữ dội là nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như giông bão, sóng thần, lở núi, lũ quét, lũ bùn, hạn hán… dồn dập xảy ra trên khắp thế giới, gây nên những thiệt hại ghê gớm về của cải và tính mạng, ô nhiễm không khí, tầng ôzôn bảo vệ trái đất bị thủng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người và chất lượng cuộc sống. Nguồn năng lượng, nguồn thực phẩm càng ngày càng trở nên khan hiếm. Vì thiếu lương thực nên nạn đói đã xảy ra ỏ một số nước, nhất là ở châu Phi. Tất cả những điều đó đe dọa an ninh về lương thực, thực phẩm và cả trạng thái hòa bình, ổn định của đời sống chính trị, xã hội trên toàn thế giới.

Quả là tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động đỏ : SOS ! Chúng ta phải làm gì đây để cứu lấy môi trường, cứu lấy màu xanh của đất nước Việt Nam, cứu lấy Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta ?

Vậy xã hội cần có những giải pháp gì để bảo vệ môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề này như thế nào?

Các quốc gia trên thế giới hiện nay đều nhận thức rất rõ về tình trạng ô nhiễm môi trường và đã đưa ra những giải pháp có tính chất vĩ mô. Nhà nước ta đã đưa vào Bộ luật hình sự năm 1999 điều khoản về vấn đề này: “Những kẻ có hành vi sai phạm mang tính chất hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng đủ dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lí theo pháp luật”, ở Trung ương và địa phương đã thành lập lực lượng cảnh sát môi trường và họ đã vào cuộc để giám sát, thanh tra việc xử lí khí thải, nước thải, rác thải của các xí nghiệp, nhà máy… Tuy nhiên, do trình độ quản lí của những người có trách nhiệm bị hạn chế, hoặc do họ bị các doanh nghiệp “qua mặt” nên hành động xả khí thải, nước thải, chất thải vào bầu trời và nguồn nước vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó là ý thức bảo vệ môi trường của từng cá nhân, từng gia đình chưa tốt!

Rất nhiều giải pháp cả vĩ mô lẫn vi mô được đưa ra song vấn để hàng đầu vẫn là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Trước hết, chúng ta phải giữ gìn môi trường sống cho sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra những nơi công cộng. Điều này nhỏ nhưng không dễ, phải luyện thành ý thức tự giác thường xuyên. Các khu chế xuất, các nhà máy, xí nghiệp phải được di dời ra xa khu dân cư. Nhà nước cần tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát thường xuyên ở những nơi công cộng, những khu công nghiệp để nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời các hành vi, hiện tượng phá hoại môi trường. Việc xả khói thải, nước thải, chất thải phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo quy định. Nếu nhà máy, xí nghiệp nào có tình vi phạm thì Nhà nước phải xử phạt thật nặng, thậm chí rút giấy phép hoạt động hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh việc nghiêm cấm chặt phá rừng thì phong trào trồng cây gây rừng phải được duy trì thường xuyên, liên tục để phủ xanh đất trống đồi trọc, gìn giữ lá phổi xanh cho trái đất, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.

Đã đến lúc chấm dứt những hành động tàn phá môi trường và bắt tay để làm cho trái đất của chúng ta thực sự là ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp. Mỗi người đều có thể làm cho ngôi nhà chung đẹp hơn, an toàn hơn bằng những hành động cụ thể. Mỗi hành vi trong cách ứng xử với môi trường của chúng ta đều tác động đến sự bình yên của ngôi nhà chung là trái đất.

Bảo vệ môi trường sống không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Học sinh các cấp phải được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hình thức như tham quan, cắm trại, picnic, tham dự các kì thi tìm hiểu thiên nhiên, tham gia đội tình nguyện bảo vệ môi trường… để có những hiểu biết cơ bản và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Môi trường sống bi ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đưa ra những lời cành báo dữ dội đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ cuộc sống của chính mình ! Mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức làm cho Trái đất thực sự trở thành ngôi nhà chung bình yên, tươi đẹp của toàn nhân loại!