K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2022

tham khảo

Biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt trong mỗi người con dân đất Việt, biển đảo Việt Nam nói riêng và biển Đông nói chung đã trở thành một hữu thể không tách rời. Cuộc sống của nhân dân ta từ bao đời nay đã gắn bó với biển, đảo trên những con thuyền ra khơi đánh dấu chủ quyền và bảo vệ bờ cõi đất nước. Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu của quốc gia, bởi chủ quyền biển đảo cũng chính là chủ quyền lãnh thổ dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển đảo là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chúng ta.

Biển đảo của nước ta bao gồm hai bộ phận là vùng biển và hệ thống các đảo, quần đảo. Vùng biển của Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu km² bao gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển dài 3260 km với 28 tỉnh, thành phố giáp biển, vùng biển của nước ta tiếp giáp với 8 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Brunei, In-đô-nê-xi-a, Campuchia, Singapore. Nằm trong vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, đảo lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa) và 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh. Biển đảo của Việt Nam từ xa xưa đã được chứng minh chủ quyền và trở thành bộ phận cấu thành nên phạm vi chủ quyền lãnh thổ của nước ta, biển cùng với đảo và quần đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương. Khẳng định được chủ quyền của nước ta đối với biển đảo chính là cơ sở để khẳng định chủ quyền với vùng biển, thềm lục địa xung quanh đảo. Vấn đề chủ quyền biển đảo hiện nay vô cùng phức tạp do sự xâm phạm chủ quyền bất hợp pháp của các quốc gia trên vùng biển và đảo của Việt Nam. Đặc biệt là sự tranh chấp các vùng biển tiếp giáp và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một trong số những nước khuấy đảo vấn đề này mạnh mẽ nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, hàng nghìn những bằng chứng lịch sử từ ngàn đời đã chứng minh việc chiếm hữu và thực thi quyền chủ quyền đối với hai quần đảo này từ khi chúng còn là vùng đất vô chủ. Với các vùng biển, đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ta cũng đã khẳng định và thực thi chủ quyền một cách rõ ràng, liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định của quốc tế.

Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là vấn đề nóng bởi các nước trong khu vực đều nhận thức được vị trí chiến lược của biển Đông, nơi đây vừa là ngã tư đường hàng hải quốc tế lại có nguồn tài nguyên giàu có nên các quốc gia quanh biển Đông đã chú ý và tích cực các hoạt động tranh chấp, khai thác và xâm phạm. Trước những sự khuấy động và tác động tiêu cực của các quốc gia xung quanh, nước ta luôn phải giải quyết vấn đề tranh chấp về chủ quyền vốn đã được Liên Hợp Quốc và cả thế giới công nhận. Đối với các vùng biển, đảo xảy ra tranh chấp nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, nước ta luôn khẳng định chủ quyền không tranh cãi, khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở biển Đông. Trong những năm gần đây, những tranh chấp diễn ra trên biển đảo ảnh hưởng không nhỏ đến tình tình trật tự an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân biển đảo, Đảng và Nhà nước ta luôn dựa trên những pháp lý quốc tế để có những thỏa thuận với những nước trong khu vực, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trên hòa bình, làm rõ chủ quyền với một số vùng biển, đảo và quần đảo có tranh chấp. Chúng ta luôn bảo vệ cho quyền chủ quyền đối với biển đảo quốc gia, mỗi người dân Việt Nam đều được trang bị kiến thức về biển đảo và chủ chủ quyền biển đảo của dân tộc, ý thức sâu sắc về sự thiêng liêng của biển đảo đối với đất nước. Bên cạnh đó, ta tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để khẳng định chủ quyền của mình trên biển Đông, khẳng định với toàn thế giới rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

 

Thế hệ chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình là nhờ công ơn của cha anh đã ngã xuống bảo vệ quê hương, đất nước, biển đảo thân thương. Chính vì vậy, chúng ta phải tích cực học tập, lao động và rèn luyện hơn nữa để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc. Trang bị cho mình kiến thức về chủ quyền biển đảo, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời lên án và đấu tranh với những hành động xâm phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.

12 tháng 2 2021

*Trong buổi thành lập đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng, Kim Đồng là con trai út của 1 gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hi sinh khi còn trẻ.

*Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Đền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Đền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về đội ác của quân giặc...Nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành 1 liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đơn, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

*Anh đã nêu một tấm gương vì cách mạng quên mình, khi sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hi sinh đó là tấm gương sáng chói mở cho nhiều tấm gương cao quý khác trong đội ngũ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH.

                                            THE END(chỉ bt thế hoi)

1 tháng 11 2017

 Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.

Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư  và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.

 !-->

Cảm nghĩ của em về tình bạn

Cảm nghĩ của em về tình bạn

Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.

Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật  bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.

Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối

1 tháng 11 2017

1

Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống. Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn. Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại co điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành. Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ. Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh. Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa. Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất. Em nhận ra rằng: tình bạn chân thành là một tình bạn được xây dựng xuất phát từ lòng quý mến, đồng cảm, không chút vụ lợi, tính toán. Tình bạn đó có thể đem đến cho nhau niềm vui và hạnh phúc, đặc biệt là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.

2

Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển đảo chính là một món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Chính trên vùng mênh mông đại dương bao la, nơi cột mốc chủ quyền sừng sững như chứng nhân của lịch sử đầy “máu và hoa” , luôn có những con người vẫn ngày đêm canh giữ cho quê hương giấc ngủ yên bình. Chính tại nơi đầu sóng ngọn gió luôn có lá cờ Tổ quốc tung bay đó là nơi những trái tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, của đông đảo các thế hệ Việt Nam hướng về với lòng thành kính, yêu thương và biết ơn vô hạn. Vì một lý do rất đơn giản: Đây là quê hương chúng ta.

Thế hệ trẻ chúng tôi được may mắn sinh ra trên đất nước bình yên, sạch bóng quân thù, được tự hào về những trang sử vàng quá khứ hào hùng, bi tráng, được hưởng một niềm ưu ái “Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường/ Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” (Đỗ Trung Quân). Chúng tôi được lắng nghe lời non sông vọng về qua những trang sách:  “Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.  Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S, chạy từ thị xã Móng Cái  (Quảng Ninh) ở phía Bắc đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Tây Nam… Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông. Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo”. (trích SGK Địa lý lớp 12)

 Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Người dân Việt Nam đều hướng về biển bằng một tình yêu chung thủy. Đó là niềm tự hào, say mê trước vẻ đẹp của những bãi cát dài, làn sóng biếc, vịnh đảo nên thơ. Biển đẹp dịu dàng như từng lớp sóng âm thầm xô bờ đến khi sóng bào mòn đá lúc nào không hay. Chúng tôi cảm ơn thiên nhiên ưu ái đã ban tặng nơi đây một nét diễm lệ, giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Ngư trường rộng lớn, nguồn nhiên liệu dưới lòng biển nhiều, phong cảnh đẹp, con người hòa đồng,… đem đến cho ta nguồn lợi rất lớn. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo đang ngày đêm đón những lượt tàu ra biển để hồi tưởng lại một thời huy hoàng cũng chính là một thắng cảnh đẹp của biển đảo quê hương. Đặc sản tỏi Lý Sơn- thứ quà quí kết tinh tinh hoa đất trời và sự cần cù, chịu khó của con người lao động đang dần vượt ngàn hải lý, xuất khẩu tới những đất nước xa xôi, khẳng định thương hiệu hàng Việt trên trường quốc tế. Hơn hết, “Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam”- là dáng hình xứ sở. Những người dân bám đất, bám đảo, chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt, thiếu thốn lắm nhưng hạnh phúc nhiều với suy nghĩ:’’Đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Tôi cảm phục trước những bức tượng đài sống của những người chiến sĩ hải quân, đầu đội mũ, tay vác súng đứng canh giữ biển. Giữ đảo chính là đang bảo vệ quê hương mình. Mang trên vai trọng trách bảo vệ quê hương đất nước chính là niềm tự hào của các chiến sĩ hải quân. .
Bác Hồ đã từng căn dặn : “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày,có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp.Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển - đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

Câu 1:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Câu 2: 

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

25 tháng 10 2021
Viết 1 đoạn văn 7-10 câu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: -Sông núi nước nam -Phò giá về kinh -Bánh trôi nước -Qua đèo ngang -Bạn
25 tháng 10 2021

Tham khảo :

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

 

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

 

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

 

 

30 tháng 8 2016

A Mở bài: giới thiệu về " Cô tô"

B. Thân bài: _ cảnh đảo Cô Tô rất trong sáng nhất là khi có trận bão đi ngang qa

         + Chân trời ngấn bể

        + cây cối, ánh nắng, cát, nước biển, con thuyền ==> nhận xét toàn cảnh

- Ấn tượng nhất là cảnh mặt trời mọc trên biển ( Được miêu tả theo trình tự không gian và thời gian)

mặt trời lên , cánh chim và con sóng,....

 

+ Cảnh sinh sống của người dân trên đảo

 ( giếng nước, bãi nuôi hải sâm, đoàn thuyền, vợ chồng anh trâu hòa mẫn )

C Kết bài: Khái quát lại giá trị của bài.

Chúc bạn học tốt!

 

30 tháng 8 2016

I. DÀN Ý

1.  Mở bài:

- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại.

- Sau giải phóng (1954), nhân dân miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, Nguyễn Tuân viết rất nhiều bút kí, tuỳ bút... về đề tài này.

- Bút kí Cô Tô ln trong tuyển tập Kí, xuất bản năm 1976, ghi lại những ấn tượng tốt đẹp của nhà văn trong chuyển ra thăm Cô Tô, một hòn đảo giàu đẹp nằm trong vịnh Bắc Bộ.

- Tình yêu thiên nhiên và con người đằm thắm của tác giả thể hiện rất rõ qua bút kí Cô Tô. Đoạn văn trích nằm ở phần cuối là bức tranh tuyệt vời về phong cảnh Cô Tô qua ngòi bút miêu tả tài hoa của nhà văn.

2.  Thân bài:

* Quang cảnh thiên nhiên ồ Cô Tô:

- Được tả từ trên cao (nóc đồn giặc cũ). Đứng ở vị trí này, tác giả có thể nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô.

-Cảnh đẹp tuyệt vời làm nảy sinh trong lòng nhà văn cảm xúc mãnh liệt: càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

-Ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển Đông, tác giả ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp lộng lẫy, hiếm có và tả bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, đầy sáng tạo: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng...

* Quang cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của Cô Tô:

- Sáng sớm, dân chài tụ tập quanh giếng nước ngọt Đềtắm và gánh nước xuống thuyền.

- Chỗ bãi đá nuôi hải sâm, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nấp sạp đổ nước ngọt vào, chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh cá.

- Sau trận bão, hôm nay hợp tác xã... cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng.

- Anh hùng lao động Châu Hoà Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền.

- Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng nước ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp nhau đi đi về về. Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.

3.  Kết bài:

- Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô là một bức tranh tươi đẹp muôn màu, đặc biệt là cảnh tượng huy hoàng lúc bình minh.

- Ngòi bút điêu luyện, giàu cảm xúc của nhà văn Nguyễn Tuân đã truyền cho người đọc tình yêu mến, lòng tự hào về non sông gấm vóc.

20 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người. Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.

1 tháng 10 2021

Tham khảo!!!

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

   Hai câu đầu có hai hình ảnh so sánh. Công cha với núi ngất trời, "núi cao ngất trời" không đo được, chiều cao vô tận. Người cha là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào tương lai. Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông, "nước ngoài biển đông" rộng lớn mênh mông ko đong đến được. Tình mẹ ấm áp, dịu dàng, bao la. Ẩn dụ câu sau "núi cao", "biển rộng" lại một lần nữa khẳng định công lao to lớn của cha mẹ. Và câu cuối cùng nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thànhdưỡng dục của cha mẹ, cha mẹ không quản bao vất vả nuôi chúng ta nên người. Hãy sống có hiếu với cha mẹ.

6 tháng 12 2021

cho mik hỏi là đâu là từ láy và đâu là từ mượn có được không, mink đang cần gấp, please!!

 

9 tháng 11 2016

Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:

"Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."

Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình: Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

9 tháng 11 2016
 Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 

Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.