K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2021

Tham khảo

''Bác hồ'' người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.Thử hỏi có ai là không biết Bác không ? Đối với em Bác như một người cha soi đường dẫn bước cho con cháu Việt Nam, là tấm gương sáng trong việc học tập,rèn luyện cho hàng ngàn con cháu đời sau phải noi theo. Bác không chỉ là một vị chủ tịch nước mà còn là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng .Để ngày hôm nay chúng ta được sống trong nền độc lập, tự chủ.Em rất yêu quý Bác!

5 tháng 10 2021

tham khảo ạ :

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

18 tháng 3 2022

refer

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/viet-6-8-cau-bay-to-tinh-cam-cua-em-doi-voi-bac-ho--

18 tháng 3 2022

Tham khảo:

May mắn được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, chiến tranh đã lùi dần về quá khứ, tôi cũng như bao lớp trẻ khác không còn phải sống trong sự tàn khốc của chiến tranh nhưng không thể quên trang sử hào hùng của dân tộc trong trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm bao năm qua. Nhưng cũng vì lẽ đó mà lớp trẻ hiện nay cũng sẽ không bao giờ có cơ hội được gặp, được nghe giọng nói của Người - một người ông, người cha thân yêu, hiền từ của mỗi người Việt Nam. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm con đường đấu tranh mang lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Người một đời giản dị, cần mẫn hy sinh vì đất nước, vì dân, vì ngày mai tươi sáng hơn cho muôn thế hệ mai sau.
Được xem những bài văn, bài báo, những thước phim tư liệu nói về Bác tôi càng thấm nhuần về tư tưởng, đạo đức lối sống của Người. Bất cứ cương vị nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Bác luôn nghĩ về dân: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Là thế hệ sinh sau, được thừa hưởng nền độc lập, tự do, hòa bình thống nhất của đất nước, tôi càng biết ơn những hy sinh to lớn mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta và của bao thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu và hy sinh. Khi nghe về đức Vua trong những câu chuyện cổ, ta thường nhớ đến những cung điện nguy nga tráng lệ, bên cạnh hàng trăm tùy tùng hiến dâng vô vàn món ngon, vật lạ. Nhưng Bác lại hoàn toàn khác, với đôi dép cao su mà bôn ba cả thế giới, khiến bè bạn năm châu nể phục vì sự giản dị, đơn sơ. Người không câu nệ chuyện lễ nghi “Bác có phải là Vua đâu?”. Bác luôn hòa mình, chia ngọt sẻ bùi cùng nhân dân đến từng bát cơm, manh áo. Người không đồng ý việc mình được đối đãi đặc biệt như một vị lãnh tụ, một ông Vua mà chỉ mong được bình đẳng như mọi người. Năm 1961, khi về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Bác đứng nói chuyện với đồng bào giữa cái nóng gay gắt, đồng chí Chủ tịch huyện tìm mượn chiếc ô che cho Bác thì Người quay lại hỏi “Thế chú có đủ ô để cho tất cả đồng bào không?”. Cái tôi cá nhân trong con người vĩ nhân luôn đứng sau cái chung của quần chúng. Bác bình đẳng, quan tâm tới mọi giai cấp. Từ cụ già đến em bé, từ miền ngược đến miền xuôi, mỗi tầng lớp như nằm riêng một ngăn nơi trái tim bao la yêu thương của Người. Hình ảnh Bác ngồi quạt cho thương bệnh binh hay ra đồng làm ruộng với nông dân hiện lên trong tôi đầy xúc động. Với một trái tim lớn chứa đựng “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

 


Người trở thành một nhà cách mạng mang trong mình tâm trí của một nhà văn hóa lớn. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ những thành tựu cũng như những sai lầm mà phong trào cách mạng đã trải qua. Người hiểu cần thanh lọc và tiếp nhận những gì có lợi nhất có mục tiêu đã xác định. Người đứng vượt hẳn lên những người đương thời ở tư duy và cái nhìn biện chứng nhờ vào những kinh nghiệm mà phong trào cách mạng đã trải qua để khi về với Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cần phải làm gì cho nhân dân”: độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu trước sau như một của Người. Được xem những thước phim tư liệu về Bác tôi đã nhiều lần rơi nước mắt. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác ngày qua ngày được truyền tụng, được kể lại như những bài học về cách làm người, về chữ tài, chữ đức trong mỗi con người ở mọi thời đại. Mỗi khi nghe kể, được biết đến hơn bao giờ hết, tôi cảm phục tấm gương một Vị Chủ tịch nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi với tất cả niềm thành kính khôn nguôi. Ngày Người ra đi, câu cuối cùng để lại cho Đảng, cho dân tộc: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Chữ “Dân” luôn ở vị trí trung tâm trong trái tim Bác, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng Người. Chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử trong lòng người dân Việt Nam.

 


Đó là những cảm nhận của tôi, một con người của thế hệ đi sau - đang được sống và học tập trong một
nền độc lập, tự do, một đất nước không còn chiến tranh mà Bác Hồ kính yêu và biết bao các thế hệ người Việt
Nam yêu nước đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để xây dựng lên một nền độc lập cho đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tôi luôn thầm hứa với Bác và với các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, phải ra sức phấn đấu học tập hơn nữa, rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, trau dồi đạo đức cách mạng để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa bởi “cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng vĩ đại của Người sẽ trường tồn và sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc ta".

 

7 tháng 1 2022

Mọi người giúp em với ạ

7 tháng 1 2022

Tham khảo!

Nếu trên thế giới này, có một người luôn sẵn sàng hi sinh tất cả vì em, bất chấp mọi gian khổ, thì đó chắc chắn chính là mẹ. Mẹ như vầng thái dương của riêng em, chiếu rọi những tia nắng ấm áp, chan hòa, soi sáng cho con đường em đi. Mỗi khi nghĩ đến mẹ, nhớ về mẹ, em lại cảm giác dòng máu trong mình ấm hơn, cả cơ thể trở nên hạnh phúc lâng lâng. Bởi em rất yêu mẹ của mình. Biết bao vất vả ngoài kia mẹ chắn hết, chắt chiu từng giọt sướng vui, đong đầy thành bể mà nuôi em khôn lớn. Dường như có một sợi dây vô hình nào đấy đang thắt em với mẹ lại. Nếu không, thì tại sao chẳng lúc nào là em muốn rời xa mẹ nhỉ. Chỉ vừa rời đi đã thấy nhớ rồi. Điều hạnh phúc nhất mỗi ngày, chính là được ôm mẹ thật chặt từ phía sau. Được mẹ nhẹ nhàng xoa đầu và hỏi han thân mật. Em mong mẹ luôn khỏe mạnh và sống thật lâu, thật lâu mãi bên em. Để mỗi ngày em lại được nghe tiếng nói dịu dàng, ấm áp của mẹ.

giúp mk các đề này nhanh nha!!! mai mk thi HKI rùi T^TDựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về buổi khai trườngDựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của nhà trườngDựa vào văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10...
Đọc tiếp

giúp mk các đề này nhanh nha!!! mai mk thi HKI rùi T^T

  1. Dựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về buổi khai trường
  2. Dựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của nhà trường
  3. Dựa vào văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của người mẹ
  4. Dựa vào những câu ca dao dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu vai trò của đạo làm con
  5. Dựa vào ca dao dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình (sgk/35), em hãy viết đoạn văn nêu lên vai trò của gia đình
  6. Dựa vào bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nói về tình yêu quê hương đất nước

Ai rảnh ko giúp mk điiiiii

 

6
20 tháng 12 2016

1)

Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...

2)

Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.

20 tháng 12 2016

3)

Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.

4)Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.
 

2 tháng 11 2021

Tham khảo!
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư

Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.

2 tháng 11 2021

cảm mơn chị nhìu lém 🥰😘😍