K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hậu quả của việc phá hủy rừng đối với môi trường tự nhiên:

- Làm mất đi nguồn thức ăn, nơi ở của nhiều sinh vật → Làm phá hủy và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, làm mất đa dạng sinh học.

- Làm gia tăng lượng khí CO2 trong không khí → Gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu với hàng loạt các thảm họa môi trường nặng nề như lũ lụt, hạn hán,…

- Làm mất độ che phủ và giữ đất → Gây ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, giảm lượng nước ngầm,…

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.

Rối loạn môi trường trong cơ thể có thể có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, bệnh gout, …

22 tháng 7 2023

Tham khảo

- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.

- Có 4 loại môi trường sống: môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật.

- Các nhân tố tạo nên môi trường sống: Nhân tố vô sinh (nước, đất, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…) và nhân tố hữu sinh (động vật, thực vật, con người,…).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
10 tháng 9 2023

Một số biện pháp:

- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước; tăng cường biện pháp cải tạo các nguồn nước bị ô nhiễm;…

- Bảo vệ các loài sinh vật đặc biệt là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

- Sử dụng các loại năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

- Hạn chế làm phát sinh rác thải bằng cách tiết kiệm hoặc tái sử dụng các sản phẩm,…

Tùy theo từng địa phương sẽ có những biện pháp khác nhau cho phù hợp.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục có thể gây ra các hậu quả như:

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bị bệnh: Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, tổn thương tim mạch, tổn thương cơ quan sinh dục dẫn đến vô sinh, tăng nguy cơ ung thư, thậm chí gây tử vong,…

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí của người bị bệnh và hạnh phúc gia đình: Người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục thường có tâm lí e ngại thăm khám điều trị, ám ảnh tâm lí ngay cả khi đã được chữa khỏi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.

- Ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ mang thai bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ bị sảy thai, sinh non và truyền bệnh cho trẻ sơ sinh khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.

- Điều trị các bệnh về đường sinh dục gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế.

24 tháng 7 2023

- Gây ô nhiễm không khí bởi khói bụi, khí thải,...

- Phá huỷ môi trường sống của nhiều sinh vật.

- Tiêu diệt nhiều sinh vật rừng.

- Giảm độ che phủ rừng gây thoái hoá đất, giảm nguồn nước ngầm, tăng hiệu ứng nhà kính,...

 

22 tháng 7 2023

* Tại trường học: Xả rác bừa bãi, bứt cây bẻ hoa,...

* Tại gia đình: Không dọn dẹp sân nhà để nhiều ao tù nước đọng, đốt rác,...

* Tại địa phương: Sử dụng đồ dùng nhựa 1 lần và túi nilon nhiều, xả rác bừa bãi,...

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hiệu quả của các biện pháp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:

1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã: Môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bảo vệ môi trường sống giúp đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: Việc cấm săn bắn động vật hoang dã đảm bảo số lượng cá thể vốn đã ít ỏi của các loài này không bị đe dọa bởi hoạt động của con người, giúp các loài động vật này có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng. Mặt khác, trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó, bảo vệ động vật hoang dã cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái (bảo vệ đa dạng sinh học).

3. Trồng rừng ngập mặn ven biển: Việc trồng rừng ven biển có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,… từ đó, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển (bảo vệ đa dạng sinh học).

4. Phòng chống cháy rừng: Cháy rừng sẽ giết chết nhiều loài động thực vật, đồng thời, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường sống như ô nhiễm không khí,… Do đó, phòng chống cháy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.

22 tháng 7 2023

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường :

phun lượng thuốc trừ sâu ra ngoài môi trường

khí thải được thải ra từ khác nhà máy công nghiệp 

nước thải chưa được qua xử lí được thải trực tiếp xuống ao , hồ 

các bánh xe sau khi thu gom không được xử lí đúng cách

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:

Môi trường

ô nhiễm

Biểu hiện

Nguyên nhân

Môi

trường

nước

Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,…

Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;…

Môi

trường

đất

Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,…

Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;…

Môi

trường không khí

Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;…

Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;…

2.

- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…

- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.